Hôm nay,  

Nước Trà

19/06/202000:00:00(Xem: 4761)

 

BS Nguyen Y Duc
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức


Nước Trà là loại nước uống rất phổ biến với số tiêu thụ dứng vào hàng thứ nhì trên toàn thề giới, sau nước thiên nhiên.

Nước Trà được chế biến từ lá của một loại thực vật có tên khoa học là Camellia sinensis.

Người châu Á biết thưởng thức hương vị của trà từ nhiều ngàn năm về trước. Mãi đến thế kỷ thứ 17, trà mới được dân chúng Âu châu biết tới mà dùng. Các quốc gia sản xuất trà nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Ấn Độ, Trung Hoa, Sri Lanka.

Phẩm chất của nước trà tùy thuộc giống trà, nơi trồng trà, khí hậu tại địa phương, thời gian thu hái trà, tuổi của trà, cách hái trà và cách chế biến trà.
Sau khi chế biến, trà được nhà sản xuất gửi cho chuyên viên về trà của các quốc gia tiêu thụ để phân định phẩm chất và ước định giá cả. Trà càng ngon thì giá càng cao.
 
Chế biến:
 
Lá trà tươi mới hái về đều được rửa sạch rồi phân loại. Thường thường  chỉ có nụ trà vá mấy lá ở phía trên được hái, các lá già ở phía dưới rất ít hương vị trà.

Cho tới nay, công việc hái trà vẫn là bằng tay, tuy tốn nhiều nhân lực nhưng có thể phân loại ngay lá trà tốt, xấu. Máy hút để thu hái lá trà thường được dùng cho các loại trà hạng thường.

Sau khi hái, trà được đưa qua nhiều giai đoạn chế biến, với hai cách:

a-“Ép, xé nát rồi cuộn” bằng máy. Máy sẽ ép chất dầu từ lá trà ra, xé nhỏ, cuốn gọn lại thành từng cục nhỏ, rồi sấy khô. Cách này dùng cho trà hạng thường và  khi muốn sản xuất nhiều.

b-Cách cổ điển thì phức tạp hơn và thực hiện bằng tay với ba giai đoạn chính:

-Trải lá trà dưới bóng mát để lá héo khô tự nhiên cho dễ cuộn và  không làm rách lá;

-Cuộn chặt lá lại để các hóa chất trong trà hòa lẫn với nhau. Có thể cuộn bằng tay hoặc bằng máy.

-Để lá trà oxy hóa hoặc lên men với các hóa chất có chứa sẵn trong lá. Sự oxy hóa này phân chia trà ra làm ba loại: trà Xanh không oxy hóa, trà Đen, oxy hóa lâu khoảng vài ba giờ và trà Ô Long chỉ oxy hóa trong một thời gian rất ngắn. Ngoài ra còn trà Trắng: lá trà thu hoạch về được hấp rồi xấy khô.

Trà cũng được ướp với các hương vị thơm của các loại hoa hoặc trái cây như trà sen, trà hoa nhài...

Sự lên men tạo ra một số tinh dầu cho trà, đồng thời cũng thay đổi một chút về các thành phất hóa chất của lá. Chẳng hạnTrà Đen được để oxy hóa lâu thời gian nên còn lại rất ít hóa chất cathechin và  nước trà có mầu xanh hoặc đỏ hồng. Trà Xanh không qua giai đoạn oxy hóa nên có tỷ lệ hóa chất này cao hơn.

Trà cần được cất giữ trong đồ chứa kín hơi, có mầu đục để tránh ánh sáng, để ở nơi mát mẻ, khô ráo . Không nên giữ trà quá lâu vì trà sẽ bay mất mùi thơm. Người Trung Hoa có kinh nghiệm về sự cất giữ trà với câu nói: “Tửu việt trần việt hương, trà việt tồn việt thứ” -rượu càng để lâu càng ngon, trà càng để lâu càng dở.

Trên thị trường, còn thấy bán một loại nước uống gọi là thảo-trà ( Herbal tea hoặc tisanes). Đây không phải nước uống làm từ lá của cây trà Camellia sinensis, mà là từ lá, cành, củ hoặc vỏ của  nhiều thực vật khác nhau, như là bạc hà, lá thìa là, lá chanh, gừng, nước gạo rang, cam thảo, hồng mai.... nên không có hương vị của trà và không có chất caffein. Thảo-trà hiện nay rất được ưa chuộng và được giới thiệu là có tác dụng vừa kích thích vừa làm thư giãn cơ thể, có khả năng loại trừ độc chất trong các bộ phận, giúp giảm cân. ..
 
Thành phần hóa học
 
Trà không cung cấp năng lượng, không có chất béo, muối natri, chất đạm mà chỉ có một ít carbohydrat, vài muối khoáng như  kali và mangnesium

Trong trà có một số hóa chất thuộc nhóm Polyphenols với flavanols, flavandiols, flavonoids, phenelic acid, tannins, cathechin...

Trà còn có caffein, theobromin, theophyllin.  Hàm lượng caffein trong trà xanh là 30mg/ 180ml trà; trà đen có 40mg/ 180ml trà. Sau khi loại bỏ caffein thì trà chỉ còn từ 2-3mg caffein/ 180ml trà.
 
 Những ích lợi được nêu ra
 
Ngoài giá trị dinh dưỡng như một loại nước uống, nước trà đã được người thường xuyên dùng ca tụng vì có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe của cơ thể, như là:

-Tăng sức đề kháng của cơ thể với nhiều bệnh tật

-Tăng máu huyết lưu thông trong cơ thể

-Giúp cơ thể bớt mệt mỏi, làm tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn hơn

-Tăng sự chuyển hóa thực phẩm, giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng

-Kéo dài tuổi thọ con người

-Phòng chống hư răng

-Làm thị giác rõ ràng hơn 

-Giải nhiệt, giúp tránh tai nạn gây ra do nóng nắng

-Giúp bài tiết rượu, nicotin trong thuốc lá ra  khỏi cơ thể mau hơn

-Lợi tiểu tiện, làm nước tiểu trong hơn

-Giúp giảm bớt đau nhức xương khớp....

Trung Hoa là quốc gia dùng trà như một thứ nước uống đầu tiên trên thế giới. Y học Trung Hoa coi trà là một dược phẩm hảo hạng. Sách Bản Thảo Di của Trần Tàng Khí đời Đường viết” Trà ví vạn bệnh chi dược”- trà là loại thuốc trị được cả vạn thứ bệnh. Danh y Trung Hoa xưa kia là Hoa Đà cũng từng có nhận xét: “Dùng trà đắng có thể làm con người thông minh, lanh lợi”. Người Nhật cũng xem trà như một linh dược trị được nhiều bệnh..

Người dân Hy lạp xưa kia coi trà như một loại “lá siêu phàm”- divine leaf- đặc biệt chữa được cảm lạnh, ho suyễn, viêm cuống phổi...

Vào thế kỷ thứ 19, các khoa học gia nước Nga  gọi trà là “thuốc trường sinh bất lão”-elixir of life- vì những tác dụng tốt cho sự tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh và mang lại sinh lực cho con người.
 
Kết quả nghiên cứu khoa học
 
Vì số người uống nước trà ngày một gia tăng đồng thời cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tác dụng của trà với sức khỏe, nên trong những thập niên vừa qua đã có nhiều nghiên cứu khoa học về trà. Kết quả một số nghiên cứu cho hay các hóa chất thuộc nhóm polyphenols trong trà có thể có một số tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh.

Bác sĩ Jeffrey Blumberg, Trưởng phòng Nghiên Cứu về chất chống oxy hóa của Đại học Tuffs, Hoa Kỳ phát biểu: “Ngày nay, không phải là ta chỉ lưu tâm tới sinh tố, khoáng chất trong thực phẩm, mà cần để ý tới những chất dinh dưỡng thực vật- phytonutrients -chẳng hạn chất chống oxy hóa flavonoid. Trà với nhiều flavonoid và không cung cấp năng lượng là món giải khát lý tưởng cho mọi người muốn có một sức khỏe lành mạnh.”

a. Chống ung thư

Quan sát cho hay, trà có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ có các hóa chất gọi là polyphenol trong trà, như tannins, catechins...
Năm 1993, bác sĩ Chung S Yang, Đại học Rutgers ở New Jersy, Hoa Kỳ cho hay là trà với chất polyphenols có khả năng ngăn chặn sự thành hình và tăng trưởng của tế bào ung thư.

Kết quả nghiên cứu tại viện ung thư British Columbia bên Canada cho hay tannins của trà có thể ngăn chặn sự thành hình của hóa chất gây ung thư nitrosamin.

Vào tháng 12 năm 2005, nhóm nghiên cứu tại viện Karolinska bên Thụy Điển cho biết phụ nữ uống một ly trà mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng tới 50%. Đó là do tác dụng của các chất polyphenols trong trà.

b. Chống virus

Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào thập niên 1940 cho hay chất tannins trong trà với vị chát của nó, có tác dụng chống lại các virus gây ra bệnh cúm.

Nghiên cứu tại Ấn độ cho hay tannins có thể vô hiệu hóa các tác hại của virus bệnh mụn róp-herpes simplex.

Nước trà được dùng ở Liên Bang Sô Viết xưa kia để chữa bệnh kiết lỵ.

c. Chống hư răng

Khả năng này là do tác dụng của chất fluor trong trà. Đây là một lợi điểm cho những người tiêu thụ nước không có đủ chất fluor, như nước giếng... Tại nhiều quốc gia, nước cung cấp cho dân chúng được cho thêm fluor và nhờ đó tỷ lệ hư răng giảm xuống rất nhiều.    

Kết quả nghiên cứu tại Đại học Nha khoa Illinois cho hay hóa chất tannins trong trà cũng có khả năng diệt cácvi khuẩn gây viêm nớu răng.
Nhật Bản có sản xuất loại kem đánh răng có chứa hóa chất tannins.

d. Trà với bệnh tim mạch

Chất catechins trong trà có thể có tác dụng hạ cholesterol trong máu, do đó giảm nguy cơ vữa xơ động mạch. Chất này cũng có khả năng giảm cao huyết áp, làm huyết quản bền mạnh hơn.

Kết quả một nghiên cứu ở Hà Lan cho hay uống hai, ba ly nước trà một ngày có thể làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch tới 45%.

Tiến sĩ sinh hóa học Joe Vinson thuộc Đại học Scranton, Philadelphia, khám phá ra rằng nồng độ cholesterol  và LDL trong máu của loài chuột nuôi với trà xanh và trà đen giảm xuống rất nhiều.

Tháng 2 năm 2005, các khoa học gia tại Viện Sức Khỏe Nhi Anh Quốc công bố một kết quả nghiên cứu, theo đó hóa chất trong trà xanh có khả năng bảo vệ đối với các tổn thương gây ra vì cơn suy tim và tai biến mạch máu não.

 Giám đốc Viện Tim Anh quốc Belinda Linden cho hay trà xanh đã được coi như có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh động mạch tim nhờ có nhiều chất chống oxy hóa trong trà.

Tháng 9 năm 2002, Joseph Judd, Giám đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Beltsville, tiểu bang Maryland, cho biết uống nước trà liên tục trong 3 tuần lễ có thể làm giảm cholesterol LDL tới 10%

e. Tránh khô nước

Uống nhiều nước trà cũng là một phương thức để mang nhiều nước vào cơ thể, tránh tình trạng khô nước.Tuy nhiên, trà là chất lợi tiểu nhẹ, nên tác dụng có thể không hữu hiệu như uống nước thiên nhiên. Thành ra phải uống hai ly trà thì mới bằng uống một ly nước tự nhiên.

g.Tác dụng trên trí nhớ

Tháng 2 năm 2004, nhóm nghiên cứu tại Đại học Newcastle, Anh quốc, công bố rằng uống trà đều đều mỗi ngày có thể làm tăng trí nhớ. Các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu các hóa chất trong trà có tác dụng tốt nào cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer
 
Mấy điều cần lưu ý
 
-Uống quá nhiều nước trà, thí dụ 2 lít một ngày, có thể gây táo bón, giảm hấp thụ sắt trong thực phẩm đưa đến bệnh thiếu máu. Vì thế không nên cho em bé uống nhiều nước trà.

-Uống nhiều trà đậm tăng bài tiết nước tiểu;

- Caffein trong trà có thể gây mất ngủ ở một số người.

-Trà kích thích niêm mạc dạ dầy tiết ra nhiều acid, có thể đưa tới loét bao tử.

-Caffein trong trà kích thích thần kinh, làm cho tim đập nhanh, mạnh;

-Trà làm răng đổi mầu;

-Phụ nữ có thai không nên uống nhiều nước trà vì trà có nhiều caffein, có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai nhi.

-Bệnh nhân nóng sốt cao không nên uống trà đậm, vì chất thein trong trà kích thích trung tâm phát nhiệt trong cơ thể, làm cho thân nhiệt lên cao hơn

-Uống trà quá nóng sẽ gây kích thích niêm mạc miệng, thực quản và bao tử và đưa tới tổn thương cho các cơ quan này;

-Không nên uống trà quá đặc khi uống nhiều rượu vì các hóa chất trong trà và rượu gây kích thích cho cả hệ tim mạch lẫn hệ thần kinh.

-Mỗi ngày chỉ  nên uống khoảng từ 4-5 chén trà loãng hoặc 2-3 chén trà đậm.

-Sữa uống với nước trà có điểm lợi và bất lợi: sữa sẽ vô hiệu hóa một số lượng chất chống oxy hóa tannins và khoáng fluor của trà. Nhưng đây lại là lợi điểm cho người bị loét dạ dày, vì bớt tannin thì bao tử ít bị kích thích và giảm tiết ra acid.
 
Kết luận
 
Trà là một thứ nước uống được ưa chuộng và hầu như đã trở thành một nhu yếu phẩm mà con người phụ thuộc vào..

Cứ tự nhiên dùng nước trà để thỏa mãn một phần nhu cầu nước của cơ thể hoặc như là một thú tiêu khiển trong lúc “trà dư tửu hậu”,  thì ít phải suy nghĩ hơn là khi xem trà như một linh dược trị bá bệnh. Vì cho tới nay, kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của trà cũng chưa được hoàn toàn xác định.

Điều đáng lưu ý là, người dành thì giờ để thưởng thức trà có thể có đời sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, uống rượu, không tiếp cận với các hóa chất có hại, dinh dưỡng cân đối nhiều thực phẩm khác nhau, vận động cơ thể đều đặn...Cho nên họ có sức khỏe tốt. Và đó là điều mà mọi người nên áp dụng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.