Hôm nay,  

6 Thứ Không Nên Ăn Trong Tiệc Buffet

8/26/201900:00:00(View: 6549)

Thử hỏi ai là người không thích ăn uống kiểu “ăn uống thả giàn” buffet? Nhìn thì vô cùng hấp dẫn. Nhưng điều mà ít người thấy là những rủi ro tiềm tàng cho sức khỏe. Những thức ăn trong tiệc buffet có thể chứa những loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Và thức ăn này lại được bày ra tiếp xúc với nhiều người. Ai dám chắc rằng những người này đã không ách xì, ho vào tức ăn buffet?

Theo Allison Agwu của Johns Hopkins School of Medicine, buffet có thể là một ổ vi khuẩn, vi trùng. Tuy nhiên, ông này nói rằng điều này không có nghĩa là tiệc buffet nào cũng hoàn toàn mất vệ sinh. Vấn đề là nhà hàng phải biết bảo quản thức ăn đúng nhiệt độ, nhân viên phục vụ phải rửa tay thường xuyên...

Người ăn buffet có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách tránh ăn một số thực phẩm trong buffet có khả năng gây hại. Sau đây là 6 loại tiêu biểu:

1-    Xà lách héo. Loại thực phẩm này có thể nuôi dưỡng vi trùng.

2-    Xà lách với mayonnaise. Loại này khi để lâu có thể bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc thức ăn. Thủ phạm là do mayonnaise làm có lòng đỏ trứng, khi để lâu rất dễ nhiễm khuẩn.

3-    Thức ăn sống, bao gồm hải sản và ngay cả trái cây cắt sẵn, rau. Vi trùng chỉ bị diệt trong quá trình nấu.

4-    Giá. Mặc dù đây là một thức ăn bổ dưỡng, nhưng giá là loại thức ăn được tạo ra trong môi trường ẩm thấp, và khá khó làm sạch. Giá có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn như E-Coli, samonella, Listeria…

5-    Bánh mì. Không có gì đáng lo về bánh mì. Nhưng vấn đề là một số nhà hàng buffet bầy chung bánh mì với những thứ khác, thí dụ như khoai tây. Đây có thể là nguyên nhân làm bánh mì dễ nhiễm khuẩn

6-    Cá ngừ. Đây có thể là loại dễ bị nhiễn độc nhất trong tiệc buffet. Những loại cá phải được bảo quản lạnh ngay sau khi đem ra khỏi nước. Cá ngừ dễ bị nhiễm độc nếu được bảo quản ở nhiệt độ trên 60oF. Những tiệc buffet khó kiểm soát được yếu tố này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khoáng chất (minerals) trong khoa Dinh dưỡng là những chất vô cơ có sức chịu đựng với nhiệt độ cao. Khoáng có trong thực phẩm hoặc tế bào sau khi bị đốt cháy.
Sinh tố B1 (thiamine) gắn liền với một bệnh nan y mà người Trung Hoa đã biết tới cách đây nhiều ngàn năm. Đó là bệnh tê phù do suy nhược hệ thần kinh (Beriberi) vì ăn gạo không có cám.
Hôm nay Đức nghĩ Lễ Các Thánh, tình cờ đọc được tin về y học, tôi mạo muội chuyển ngữ nhanh giới thiệu để đồng hương nào chưa biết có thể tham khảo.
Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sức khỏe cơ thể. Sinh tố góp phần điều hành chức năng của các cơ quan, bộ phận trong người.
Như có lần đã thưa là tôi nói riêng không rành về thực phẩm cũng như nấu ăn cho lắm (nếu cần thì cũng đành phải lăn vào bếp lật chảo lên, đảo chảo qua rồi đảo lại để có món ăn lót lòng,
Tôi tham gia vào Gia Đình Hoàng Hạc đã tròn 10 năm. Hôm nay nhân dịp Kỷ Niệm 10 năm Thành Lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, xin ghi lại một bài tôi đọc được trên một tạp chí khoa học
Về phương diện dinh dưỡng, chất béo (lipid) là một trong ba nhóm thực phẩm chính yếu và là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo là danh từ gọi chung cho mỡ động vật, dầu ăn thực vật và sáp (wax).
Các cơ quan truyền thông trong ngoài y giới đều vội vàng phổ biến tin này tới công chúng. Và chuyện ăn thịt đỏ (Red Meat) được nhiều người nhắc nhở bàn tán.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính... Gạo nằm trong nhóm chất dinh dưỡng Carbohydrat với hai thành phần chính là tinh bột và đường
Từ khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên, danh y Hy Lạp là Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.