Hôm nay,  

6 Thứ Không Nên Ăn Trong Tiệc Buffet

8/26/201900:00:00(View: 6528)

Thử hỏi ai là người không thích ăn uống kiểu “ăn uống thả giàn” buffet? Nhìn thì vô cùng hấp dẫn. Nhưng điều mà ít người thấy là những rủi ro tiềm tàng cho sức khỏe. Những thức ăn trong tiệc buffet có thể chứa những loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Và thức ăn này lại được bày ra tiếp xúc với nhiều người. Ai dám chắc rằng những người này đã không ách xì, ho vào tức ăn buffet?

Theo Allison Agwu của Johns Hopkins School of Medicine, buffet có thể là một ổ vi khuẩn, vi trùng. Tuy nhiên, ông này nói rằng điều này không có nghĩa là tiệc buffet nào cũng hoàn toàn mất vệ sinh. Vấn đề là nhà hàng phải biết bảo quản thức ăn đúng nhiệt độ, nhân viên phục vụ phải rửa tay thường xuyên...

Người ăn buffet có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách tránh ăn một số thực phẩm trong buffet có khả năng gây hại. Sau đây là 6 loại tiêu biểu:

1-    Xà lách héo. Loại thực phẩm này có thể nuôi dưỡng vi trùng.

2-    Xà lách với mayonnaise. Loại này khi để lâu có thể bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc thức ăn. Thủ phạm là do mayonnaise làm có lòng đỏ trứng, khi để lâu rất dễ nhiễm khuẩn.

3-    Thức ăn sống, bao gồm hải sản và ngay cả trái cây cắt sẵn, rau. Vi trùng chỉ bị diệt trong quá trình nấu.

4-    Giá. Mặc dù đây là một thức ăn bổ dưỡng, nhưng giá là loại thức ăn được tạo ra trong môi trường ẩm thấp, và khá khó làm sạch. Giá có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn như E-Coli, samonella, Listeria…

5-    Bánh mì. Không có gì đáng lo về bánh mì. Nhưng vấn đề là một số nhà hàng buffet bầy chung bánh mì với những thứ khác, thí dụ như khoai tây. Đây có thể là nguyên nhân làm bánh mì dễ nhiễm khuẩn

6-    Cá ngừ. Đây có thể là loại dễ bị nhiễn độc nhất trong tiệc buffet. Những loại cá phải được bảo quản lạnh ngay sau khi đem ra khỏi nước. Cá ngừ dễ bị nhiễm độc nếu được bảo quản ở nhiệt độ trên 60oF. Những tiệc buffet khó kiểm soát được yếu tố này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
1- Không khí trong các nhà vệ sinh công cộng có thể chứa nhiều vi trùng kháng thuốc, và các bồn cầu không đậy nắp giúp vi trùng bay lên không trung.
Với sự hiểu biết của văn minh Hy Lạp , bệnh không phải gây ra do thần linh hoặc tội lỗi gây ra nhưng mà là vì mất thăng bằng trong cơ thể.
Nhiều người cho rằng mật ong là một trong nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Để tỏ lòng trân trọng, họ còn gọi mật ong bằng những cái tên văn vẻ như bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật...
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Ngày xưa không có mỡ lợn để xào rau muống, tráng trứng, các cụ ta vẫn thay bằng dầu lấy từ hạt đậu lạc. Khi đó, các cụ đâu có nghĩ là dăm bẩy chục năm sau, người ta đổ xô nhau dùng dầu thực vật, không phải vì thiếu mỡ. Mà vì được hướng dẫn là dầu thực vật không có hại như mỡ động vật và mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Theo các nhà dinh dưỡng thì ta chỉ nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn một số lượng chất béo đủ để cung cấp không quá 30 phần trăm tổng số năng lượng trong bữa ăn đó.
Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới”
“Chân không có rễ, đất không nễ ai” là câu ca dao giản dị của tổ tiên Việt Nam truyền dạy cho chúng ta phương pháp gìn giữ và phát triển sức khỏe cả thân và tâm qua yếu quyết: Chân Trần, Nằm Đất. Có lẽ vì yếu quyết chân trần, nằm đất quá đơn giản nên chúng ta thấy thường, xem nhẹ, để rồi yếu quyết bình dị nhưng tuyệt vời này ngày càng bị mai một theo thời gian.
Ngày xưa, khi muốn ăn thịt cá, các cụ thường ra chợ mua vài kí thit tươi hoặc ra chuồng gà chuồng vịt bắt một con làm thịt. Hội hè, đình đám thì mổ heo mổ bò làm cỗ linh đình. Các cụ chỉ ăn toàn đồ tươi. Thịt đóng đá đông lạnh bị chê là nhạt, không ngon.
Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là: nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về căn bệnh Bò Điên hiếm gặp. Nhưng nhiều người lại không để ý tới tầm quan trọng của việc phải rửa tay trước khi nấu nướng hoặc ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị bệnh dại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.