Hôm nay,  

Dứa

17/11/201700:00:00(Xem: 7950)
BS_NGUYEN_Y_DUC nguyen y du
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

 
Dứa là trái cây miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia miền Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ Châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về dâng lên nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được trồng ở Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Cây dứa thân ngắn, là dài và cứng, có gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

Nông trại trồng dứa quy mô lớn nhất đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về việc sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó Phi Luật Tân là nước trồng và xuất cảnh nhiều dứa nhất.Các quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng sản xuất một lượng dứa khá lớn.

Nhờ kỹ thuật canh tác từng loạt nên nhu cầu tiêu thụ dứa được đáp ứng đầy đủ với giá phải chăng.

Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch mất 18 tháng. Dứa đã chín nên sẵn sàng để ăn.

Thành phần dinh dưỡng.

Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.

Một ly dứa tươi 240 ml cung cấp khoảng 80 calori  và 25 mg sinh tố C, 0,1 mg thiamine, 16mcg folacin, 0,15 mcg sinh tố B6; 17 mg magnesium, 0,5 mg sắt, 2g chất xơ.

Dứa có nhiều chất bromelain, một loại enzyme giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho vị thơm ngon.

Bromelain cũng gây ra dị ứngvề da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng chất bromelin bị hơi nóng phân hủy.

Ăn dứa.

Dứa có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

Miếng dứa ở phía dưới gần gốc thường ngon hơn, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là “Ăn dứa đằng đít, ăn mít đằng cuống”.

Sau khi gọt vỏ, khía bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm ít đường, để trong tủ lạnh khoảng 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo.Nước dứa hòa với đường hớp vào thấy lạnh cả người. Nhiều người thích chấm với muối ớt, vừa ngọt, vừa mặn lại vừa cay.

Dứa còn dùng để sào nấu với thịt, cá.Món canh chua cá lóc, dứa xanh lại thêm vài ngọn ngò thì cơm ba nồi cũng hết.

Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứavì chất cellulose tan ra, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt, cá.

Một đĩa sà lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái mỏng nhỏ ăn lại càng ngon.

Năm 1892, một người Nga là Đại Úy Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp. Dứa thường được hái khi chín mùi,rất khó khi chuyên chở đi xa vì dễ hỏng nên thưởng được đóng hộp.Dứa đóng hộp như vậy là dứa đã chín, chín từ cuống trở lên, nên nhiều khi phải cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp có thêm chất đường cho nên chứa nhiều năng lượng.


Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống vừa ngon vừa bổ.

Mua Dứa.

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống còn xanh. Khi gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc, không có chỗ mềm. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng cũng không sao. Dứa có thể cất trong hoặc ngoài tủ lạnh.

Lưu ý.

Dứa rất lành tính, nhưng đôi khi có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.

Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine, cho nên mấy ngày trước khi thử máu để tìm u bướu này, nếu ăn dứa thì thử nghiệm có thể bị sai, cho kết quả dương tính mà thực ra là không có.

Một vài bài báo cáo khoa học mới đây nói là trên mắt và vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Quả Bơ.

Trái bơ có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Mễ Tây Cơ. Ngày nay bơ được trồng ở các vùng ấm áp, gần nhiệt đới, đất không bị ủng nước và không bị lạnh băng vào mùa đông.

Tại một số quốc gia Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương, trái bơ là nguồn thực phẩm rất quan trọng vì có nhiều chất đạm hơn các loại trái cây khác.

Người Việt gọi là trái bơ vì khi ăn thấy giống bơ với nhiều hương vị. Bơ có thể ăn theo nhiều cách khác nhau. Ăn bơ chín cho thêm đường, sữa…hoặc nấu thịt bò hoặc thịt gà. Khi nấu, bơ có vị hơi đắng.

Một trái bơ lớn vừa phải  koảng 200 gr có 10 gr chất xơ, 30 gr chất béo,110 mcg folacin, 14 mg sinh tố C và đặc biệt là có tới1,5 gr kali.

Chất béo chiếm16% trọng lượng của trái bơ, nhưng đa số là chất béo chưa bão hòa dạng đơn mà nhiều người cho rằng ăn vào sẽ làm da láng mịn và mềm mại, lại không làm tăng cholesterol trong máu. Trái bơ cũng có một ít chất sắt, magnesium và các sinh tố khác như A,E…

Trái bơ cung cấp nhiều năng lượng. Một trái lớn trung bình cho tới 200 calori, cho nên nếu thấy ngon miệng mà lại ăn nhiều thì có thể là sẽ tăng cân.Nhiều người lại cho rằng trái bơ còn tăng cường sinh lý.

Trái bơ thường được hái khi chưa chín, nên khi mua về thì nên để ở ngoài không khí vài ba ngày để trái bơ chín mềm và ăn được.  Muốn cho trái bơ mau chín, nên để trái bơ trong túi giấy với một quả táo hoặc quả chuối.Khi trái bơ đã chín, nên cất trong tủ lạnh để đừng quá chín, ăn mất ngon.

Mua bơ, nên chọn trái không bị những vết bầm đen. Chỉ cắt trái bơ ra ngay trước khi ăn vì nếu để lâu, trái bơ sẽ chuyển sang mầu nâu sậm trông không đẹp.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.