Hôm nay,  

Khoai Lang

30/06/201700:00:00(Xem: 11448)
blank
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Khoai lang là món rất quen thuộc với người Việt nam, một món ăn bình dân, rẻ tiền, rất dễ kiếm, nhưng cũng là một món ăn rất bổ dưỡng và có tác dụng trị bệnh. Khoai lang (sweet potato) còn có tên gọi khác như cam thự, hồng thự hoặc phan thự.

Nguồn gốc của khoai là từ Peru rồi được trồng ở Âu châu vào thế kỷ thứ 16, sau đó lan sang Á châu. Các quốc gia trồng nhiều khoai là Trung Hoa, Nam Dương, Việt Nam, Nhật, Ấn Độ. Khoai thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới.

Giá trị dinh dưỡng

Khoai lang không có chất béo và cholesterol, nhưng chứa một lượng lớn beta carotene, sinh tố A và C, sinh tố B 5 hay pantothenic acid, khoáng chất kali và chất xơ.

Một củ khoai lang nướng có 117 calor, 2gr chất đạm, 28gr carbohydrat, 32mg calci, 63mg phospho, 0,5mg sắt, 400mg kali, 3g chất xơ, 750mcg sinh tố A, 30 mg sinh tố C, 8 mg sinh tố B 1.

Công dụng y học

Khoai lang có nhiều sinh tố B5 và beta-caroten, nên được coi như có nhiều tác dụng y học tốt.

Sinh tố B 5 giúp cơ thể chống mệt mỏi vì những căng thẳng (stress), cho nên còn được gọi là “sinh tố chống stress” qua việc thúc đẩy sự chuyển hóa carbohydrat, chất đạm và chất béo.

Vitamin này kích thích nang thượng thận, làm tăng sự biến hóa căn bản, tạo ra năng lượng từ chất béo, chất carbohydrate; làm da bớt nhăn và làm chậm sự lão hóa; làm hệ thần kinh khỏe mạnh; làm giảm độc tính của thuốc kháng sinh và tia phóng xạ; làm bớt dị ứng, nhức đầu, đau khớp xương, chống mất ngủ, hen suyễn.

Một củ khoai lang có khoảng 14 mg beta-carotene. Beta- carotene là một chất có khả năng chống ung thư nhất là ung thư phổi ngay cả ở người ghiền thuốc lá.

Khoai còn làm tăng tính miễn dịch, làm giảm nguy cơ bị cườm mắt (catarracts), làm giảm nguy cơ tai biến động mạch não, chứng kích tim, và làm giảm cholesterol trong máu.

Các cụ ta tin là khoai lang có thể chữa được bệnh phong nhức khớp xương và chứng đau bụng.

Nhiều người còn cho là khoai lang có thể làm giảm chứng ói buồn nôn ở phụ nữ có thai, làm kinh nguyệt điều hòa, lợi tiểu tiện, ngăn ngừa sẩy thai, làm giảm cơn hen suyễn...

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, khoai lang có tác dụng nhuận tràng và trong dây khoai lang có một chất giống như Insulin, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Khoai lang có chứa oxalate nên người bị sạn thận cần giới hạn tiêu thụ.

Các loại khoai

Có hai loại khoai lang chính:

- Loại vỏ mầu nâu vàng, ruột mầu cam, sau khi nấu, cho nhiều vị ngọt, mềm và có nhiều nước.

- Loại có vỏ mầu hồng lợt, thịt vàng và khô, ít ngọt, ít hương vị hơn.

Lựa và cất giữ khoai

Khi mua khoai, ta nên chọn củ còn chắc nịch, cầm thấy nặng tay, vỏ trơn tru, không trầy xát; tránh mua khoai bị nứt, hà rỗ vỏ hoặc bị cắt mất đầu mất đuôi.

Mang về nhà, nên cất khoai trong bóng tối, không để trong tủ lạnh và nên dùng trong vòng hai tuần lễ để hưởng thụ được tất cả chất bổ dưỡng của khoai.

Khoai cũng được đóng hộp sau khi nấu chín với đường hoặc được phơi sấy khô.

Món ăn với khoai lang

Khoai lang thường được dùng để nấu chè, nướng hoặc luộc.

Nên rửa sạch củ khoai bằng bàn chải trước khi luộc. Giữ nguyên vỏ khi luộc để khoai khỏi đổi mầu và cũng dễ bóc hơn. Vỏ khoai có nhiều chất xơ pectin ăn được.

Khoai lang cũng được nấu với mật ong, mật mía, đường hoặc mật ngô.

Khoai chín nghiền nát được dùng làm bánh, kẹo.

Ngọn non của dây khoai lang (đọt lang) được dùng như một loại rau ăn phổ biến, còn dây khoai lang được dùng trong chăn nuôi gia súc.

Ngọn khoai lang luộc chấm mắm cáy đặc là món ăn ngon.

Cáy tương tự như cua, sống dưới nước, có nhiều ở những vùng duyên hải như Kinh Môn, Thanh Miện, Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Tại các địa phương này đều có nghề làm mắm cáy ngon nổi tiếng.

KHOAI TÂY

Khoai tây là thực phẩm được nhiều người ưa thích vì có hương vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Thuở xưa, khoai là thực phẩm chính của người nghèo, nhưng bây giờ thì mọi người đều ăn khoai tây

Khoai được trồng khắp nơi trên thế giới và là loại nông sản đứng hàng đầu về sản lượng. Khoai tây được thổ dân Indian ở Peru và Chí Lợi trồng đầu tiên cách đây nhiều ngàn năm. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha mang giống khoai về trồng và phổ biến ở Âu châu vào thế kỷ thứ 15.

Ngày nay khoai được trồng nhiều ở Nga, Ba Lan, Trung Hoa, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Khoai tây không có liên hệ gì về chủng loại với khoai lang.

Có hàng trăm loại khoai khác nhau về hình dáng, mầu da, thời gian gặt hái.

Giá trị dinh dưỡng

Khoai tây là thực phẩm có nhiều carbohydrat, nhiều tinh bột, chất xơ. Ngoài ra còn có chất đạm, gồm hai loại acid amin là methionine và cystine.

Khoai có nhiều sinh tố B1, C và rất ít calori.

Một củ khoai trung bình cho 25mg sinh tố C, 22mcg folacin, 5g chất đạm, 4g chất xơ, 840mg kali và một lượng rất ít sắt, kẽm, magnesium.

Nhiều người cho rằng khoai tây làm mập. Thực ra khoai cung cấp rất ít năng lượng. Vấn đề là khi ta chiên khoai tây với dầu hoặc ăn chung với nhiều bơ, nước xốt béo. Một củ khoai trung bình khi bỏ lò chỉ cung cấp khoảng 80 calori, nhưng nếu chiên dầu thì sẽ cung cấp tới gần 500 calori.

Lựa và cất giữ khoại

Khi mua, lựa củ khoai chắc mập, không bị trầy, không vết đen, không mọc mầm, ít mắt đen.

Khoai tây có thể để trong nhà, chỗ mát, khô ráo, không có ánh sáng, Nhớ đừng rửa khoai trước khi cất và dừng cất khoai trong tủ lạnh, vì độ ẩm sẽ làm khoai mau hư.

Không nên giữ khoai quá lâu vì sinh tố C bị tiêu hủy với thời gian.

Đừng để khoai chung với hành vì khoai sẽ có mùi của hành.

Khoai tây có thể để dành lâu bằng cách đông lạnh nhưng phải làm khô trước

Nấu nướng

Có nhiều cách để nấu khoai tây. Hương vị và chất dinh dưỡng của khoai tùy thuộc cách nấu.

Không nên gọt bỏ vỏ khoai trước khi nấu vì hầu hết các chất dinh dưỡng đều nằm dưới vỏ khoai. Chỉ cần rửa cho sạch đất bụi bám ở ngoài với bàn chải mềm là được.

Chỉ cắt khoai ngay trước khi nấu, vì để lâu không khí sẽ làm khoai thâm đen. Có thể ngâm khoai trong nước lạnh hay nước pha chút chanh, nhưng sinh tố sẽ mất bớt đi.

Dùng khoai để ninh, hầm với thịt, nấu súp... đều được, nhưng phổ biến nhất là món khoai tây chiên và bỏ lò. Khoai hấp cách thủy, bỏ lò hoặc trong lò vi ba đều giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Luộc khoai với rất ít nước và để cả vỏ sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Nước luộc khoai có thể dùng để nấu canh.

Khi bỏ lò hoặc nướng trong lò vi ba, phải dùng nĩa trọc thủng vài lỗ để khoai khỏi nổ tung ra. Nướng trong lò vi-ba mau chín hơn so với nướng mà lại tiết kiệm điện.

Khi chiên khoai với mỡ hoặc dầu, không nên đun quá sôi, vì như vậy dầu có thể sinh ra vài chất đắng không tốt ngấm vào khoai chiên.

Công dụng y học

Về y học, nhiều người cho là khoai tây làm giảm đau nhức khi bị phong thấp.

Nhưng khoai tây cũng có một hóa chất gọi là solanin có thể gây vài bất lợi cho cơ thể như làm đau bụng, nôn mửa, tiểu ra máu, kém hô hấp và thần kinh. Trường hợp này xẩy ra khi ta ăn quá nhiều, khoảng vài kí lô khoai cùng một lúc hoặc khi ăn nhằm khoai bị mốc meo hư thối. Đặc biệt khi khoai tây mọc mầm hay vỏ củ khoai đã xanh để ngoài ánh sáng thì tỷ lệ solanin tăng cao, dễ gây ngộ độc hơn./.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.