Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Khiêu Vũ Với Trái Tim

7/26/201300:00:00(View: 12356)
Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhẩy múa, khiêu vũ có nhiều ích lợi cho sức khỏe của con người, đặc biệt là với trái tim.

Bác sĩ Rita Beckford, Giám đốc Trung tâm Cấp Cứu Twinsburg tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết khiêu vũ với nhạc điệu tiện lợi hơn là tới vận động tại câu lạc bộ thể dục vì nó giản dị và vui thú. Theo vị thầy thuốc này: “Vận động chỉ hữu ích khi thực hiện đều đặn và chỉ đều đặn khi ta cảm thấy thích thú. Do đó, dù với bất cứ thể điệu nào, khiêu vũ giúp con người thu lượm được nhiều ích lợi như sự dẻo dai, cưòng tráng, tiêu hao mỡ.”

Theo bác sĩ chuyên môn tim mạch Hermes Ilarraza của Viện Tim Quốc gia, New Mexico, “Ích lợi của sự vận động với bệnh nhân tim mạch đã được xác định. Tuy nhiên, gắn bó với thể dục thường không kéo dài vì người bệnh cảm thấy nhàm chán. Nhưng, bản tính con người là thích nhẩy múa, vì thế khiêu vũ có thể là sinh hoạt hấp dẫn”.

Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho khiêu vũ là một hoạt động vừa phải, tương tự như đi bộ nhanh, vừa đi vừa đánh golf hoặc đạp xe đạp muời dặm một giờ. Cơ quan này cũng khuyên nên khiêu vũ khoảng 30 phút mỗi ngày.

Viện National Heart, Lung and Blood Hoa Kỳ xác định khiêu vũ giảm rủi ro bệnh động mạch vành, giảm huyết áp, giữ sức nặng cơ thể trung bình và tăng sức mạnh của xương chân, xương hông.

Kết quả nghiên cứu của Mayo Clinic cho hay khiêu vũ xã giao giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sự phối hợp và sức chịu đựng của cơ thể.

Trong hội thảo khoa học của Hội Tim Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2006 tại Anaheim, tiểu bang California, Giáo sư Romualdo Belardinelli, Đại học Y Politecnica delle Marche, Italy, đã tường trình kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khiêu vũ đối với bệnh tim. Theo ông, “khiêu vũ là một lựa chọn mới về vận động cơ thể đối với bệnh nhân bị suy tim”.

Trong một nghiên cứu trước đây, bác sĩ Belardinelli và đồng nghiệp nhận thấy rằng khiêu vũ, đặc biệt là vũ điệu valse chậm và nhanh, đều an toàn và nâng cao khả năng cũng như phẩm chất đời sống của người đang có bệnh tim hoặc đã có cơn suy tim.

Nhóm khoa học gia này tái thực hiện nghiên cứu ở những người đang bị bệnh tim mãn tính và thấy có cùng kết quả. Theo ông, sự làm việc của cơ thể trong khi khiêu vũ tương tự như sau khi tập luyện thể hình (aerobic exercise).

Suy tim xẩy ra khi sức bơm máu của cơ quan này yếu giảm, đưa đến tích tụ chất lỏng ở phổi và các tế bào. Người bị suy tim có thể đi bộ chậm rãi, nhưng đi nhanh hơn một chút hoặc bước lên mấy bực cầu thang là họ hụt hơi, khó thở. Họ cũng không vận động được như người bình thường.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Belardinelli theo dõi 110 bệnh nhân tuổi trung bình là 59 (89 người nam, 11 nữ) đang có bệnh suy tim mãn tính nhưng ổn định.

Một nhóm 44 bệnh nhân được tình cờ lựa chọn để tập đi xe đạp và đi bộ, ba lần một tuần, trong tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn.

Nhóm thứ hai, 44 người, tham dự khiêu vũ theo điệu valse thay đổi với nhịp điệu chậm 5 phút và nhanh 3 phút trong 21 phút tại phòng thể thao của bệnh viện.

Nhóm thứ ba 22 người không vận động.

Trong thời gian vận động và khiêu vũ, tham dự viên được theo dõi nhịp tim, thử nghiệm chức năng trao đổi không khí hô hấp và tình trạng mạch máu.

Họ cũng trả lời bản trắc nghiệm về phẩm chất đời sống, coi xem suy tim ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ, khi tham dự các giải trí, làm công việc vặt trong nhà, đời sống tình dục, tình trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khiêu vũ tăng khả năng và phẩm chất của đời sống, đặc biệt về cảm xúc. Ở nhóm không tập luyện không có gì thay đổi.

So sánh với nhóm tập luyện cơ thể, nhóm khiêu vũ có khả năng tiêu thụ oxygen cao hơn (18/ 16), ngưỡng chịu đựng của cơ bắp khi bị mệt cao hơn (21/ 20). Động mạch của bệnh nhân nhóm khiêu vũ đàn hồi tốt hơn so với nhóm không vận động, do đó họ tránh được vữa xơ động mạch.

Nói chung, đời sống của nhóm khiêu vũ tốt hơn so với nhóm tập luyện cơ thể.

Bệnh nhân cho hay sau các lần khiêu vũ, họ có giấc ngủ ngon, tâm trạng yêu đời, thích thú tham gia các sinh hoạt giải trí, làm việc nhẹ trong nhà cũng như quan hệ tình dục tốt. Ngoài ra, khi khiêu vũ, họ cảm thấy vui vẻ với bạn nhẩy hơn là buồn tẻ đi bộ trên máy móc cơ khí một mình.

Điểm đáng lưu ý là mọi người đều tham dự nghiên cứu tới cùng, không ai bỏ cuộc.

Giáo sư Belardinell kết luận: “Ở người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ có khả năng tạo ra những ích lợi sinh lý giống như với vận động thể hình”.

Và các nhà nghiên cứu này đề nghị là nên có những nghiên cứu khác để tìm hiểu thêm vế ảnh hưởng tốt của khiêu vũ đối với số đông quần chúng.

Vận động cơ thể rất cần thiết sau khi bị bệnh tim. Họ sẽ sống lâu hơn và đời sống có nhiều bình an hơn. Nhưng làm sao để bệnh nhân gắn bó với vận động là chuyện khó khăn. Thường thường, 70% bệnh bỏ dở chương trình vận động vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, thay thế khiêu vũ với tập luyện có thể là sáng kiến hay.

Theo bác sĩ Belardinelli, sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa điệu valse vì đây là điệu nhẩy rất phổ thông và tác động nhịp nhẩy lướt qua lướt lại cũng tương tự như thể dục thể hình. Các điệu nhẩy khác cũng có ích lợi như vậy.

Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều nhà chuyên môn bệnh tim mạch đón nhận một cách nồng nhiệt.

Bác sĩ trưởng khoa tim Robert Bonow tại Đại học Y Northwestern Memorial, Chicago, có nhận xét về kết quả nghiên cứu này như sau: “Đây có thể là phương thức hữu hiệu hơn để lôi cuốn mọi người vào việc tập luyện cơ thể và có lẽ có nhiều hứng thú hơn là đi trên máy tự động”. Bác sĩ Bonow cho hay sẽ áp dụng ở bệnh viện nơi ông ta làm việc.

Theo bác sĩ chuyên khoa tim Elliot M. Antman tại Đại học Y Harvard, một lực sĩ có huấn luyện đầy đủ sẽ biết cách tiêu thụ dưỡng khí một cách có hiệu quả cho nên cơ bắp của họ không đòi hỏi nhiều dưỡng khí. Vì thế họ có thể vận động mạnh mẽ và lâu hơn người thường.

Khiêu vũ và tập luyện cơ thể đều giúp bệnh nhân suy tim sử dụng oxy một cách hữu hiệu, nhờ đó họ có thể vận động lâu hơn mà không bị hụt hơi. Và nhà phát ngôn viên này của Hội Tim Hoa Kỳ nói thêm ông ta rất khuyến khích vì khiêu vũ dường như hấp dẫn, thích thú hơn với người bị suy tim khiến cho họ dễ dàng vận động.

Bác sĩ Robert Myerburg, Giáo sư Y khoa và Sinh học Đại học Y Miami: “Với bệnh nhân tim, đây có thể là một phương thức tốt để vận động tới mức chịu đựng của mình và chắc là họ sẽ thích thú. Người bệnh có thể thay đổi hình thức nhẩy sao cho thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình”

Theo bác sĩ Louis E. Teichholz, Đại học Y khoa Hackensach, New Jersy: “Đây là loại thể dục thể hình tốt vì khi nhẩy valse, người ta luôn luôn chuyển động”.

Đó là nói về ích lợi đối với trái tim. Nhiều nghiên cứu cho hay khiêu vũ, tương tự như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, thể dục thể hình… còn giúp:

- Tăng cường sức mạnh của xương và bắp thịt mà không gây tổn thương cho khớp xương

- Cải thiện dáng điệu và sự thăng bằng cơ thể, giảm rủi ro té ngã;

- Tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ cơ thể;

- Giảm căng thẳng tinh thần;

- Tạo niềm tin tự chủ;

- Tạo cơ hội gặp gỡ nhiều người và có thêm bạn mới;

- Giảm rủi ro bệnh tật như cao huyết áp, tiểu đường, loãng xương, trầm cảm, cô đơn…

Vậy thì xin bà con cô bác hãy:

Lets dance put on your red shoes
And dance the blues
Lets dance to the song
Theyre plaiynon the radio…-David Bowie.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

www.youtube.com/user/drnguyenyduc/videos

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
Theo Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 9 trong số 10 toa thuốc ở Hoa Kỳ có kê thuốc đồng dạng (thuốc generic) của một loại thuốc nguyên gốc (brand name). Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều người không biết là loại thuốc họ mua ở hiệu thuốc là thuốc đồng dạng hay thuốc nguyên gốc. Vậy hai loại thuốc này có gì khác biệt không? Và nếu có, nó có quan trọng không?
Từ hương cỏ mới cắt đến mùi của người thân, các loại mùi hương khác nhau luôn quẩn quanh mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Ta không chỉ cảm nhận thấy những mùi hương xung quanh, mà chính bản thân ta cũng đang tạo ra nó. Và quý vị có biết là mùi hương cơ thể chúng ta đặc biệt đến mức có thể dùng để phân biệt mỗi cá nhân?
Mọi người nên thử tập thiền khoảng 45 phút mỗi ngày để giảm áp huyết cao do căng thẳng, theo các hướng dẫn mới cho biết. Những phương cách khác từ Hội Cao Huyết Áp Quốc Tế (ISH) gồm việc dành thời gian nghe nhạc, tập yoga và thực hành chánh niệm.Lời khuyên y khoa – bỏ hút thuốc lá và ăn ít muối – vẫn duy trì. Nhưng các chuyên gia nói rằng các mục tiêu cách sống “thể xác và tinh thần” mới có thể được đề nghị.
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.