Hôm nay,  

Thú Vật Trị Liệu

4/4/201300:00:00(View: 7043)
Hầu như mọi người đều nhìn nhận rằng việc nuôi nấng một vài con thú trong nhà chẳng hạn như chó hoặc mèo thường giúp cho không khí gia đình bớt tẻ nhạt và có vẻ trở nên ấm cúng hơn.

Sự hiện diện của thú vật bên cạnh những người bệnh có thể giúp cho họ bình phục mau chóng hơn. Dùng thú vật để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe được gọi là động vật trị liệu hay thú vật trị liệu (zootherapy).

Phương pháp nầy là một trong nhiều ngành của lãnh vực y khoa song hành hay y khoa bổ sung (complementary and alternative medicine CAM) và ngày nay thường được thấy đem áp dụng tại một số bệnh viện và trung tâm nuôi dưỡng người già tại Canada.

Thú vật có thể giúp ích gì cho sức khỏe chúng ta?

Chó, mèo, chim, két và cá cảnh đều có thể ví như những xúc tác giúp chúng ta bớt căng thẳng tinh thần, giảm stress, tạo thư giãn và bớt cảm thấy cô đơn. Những ích lợi vừa kể đều rất quan trọng đối với tất cả mọi người và nhất là đối với các người lớn tuổi neo đơn.

Việc nuôi nấng và săn sóc thú vật sẽ tạo cho chúng ta có một tinh thần trách nhiệm, giúp chúng ta thêm tự tin và yêu đời hơn.

Thú vật rất hữu ích đối với các người bị bệnh tâm thần, chẳng hạn như bệnh lú lẫn Alzheimer ở người già và bệnh tự kỷ (autism) ở trẻ em.

Ngựa là con vật thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng bệnh tự kỷ của các cháu nhỏ. Đây là một loại bệnh tâm thần rất quan trọng. Lúc nào các em cũng khép kín trong thế giới riêng biệt của mình. Bệnh thường xuất hiện vào lúc các em được 2-3 tuổi và làm cho các em có hành vi, ngôn ngữ và sự đáp ứng với người xung quanh rất bất thường. Thú vật được ví như sợi dây liên lạc giúp cho cha mẹ có thể trao đổi với đứa con bất hạnh nầy. Sự hiện diện của thú vật sẽ kích thích bệnh nhân và lần lần giúp các em có những phản ứng thích hợp hơn đối với ngoại cảnh.

Đối với nhiều người, chỉ cần việc ôm ấp vuốt ve con vật, chó hoặc mèo cũng đủ làm giãn nở động mạch, giảm áp huyết, tạo thư giãn và sảng khoái tâm hồn.

Loài vật được sử dụng nhiều nhứt là chó kế đến là mèo.

Ai cũng biết là các người khiếm thị thường sử dụng chó để hướng dẫn mình trong việc di chuyển trên đường phố.

Đối với một số bệnh nhân bại liệt, nằm một chỗ, đôi khi họ thường nhờ một loài khỉ capucin nhỏ con nhưng rất khôn ngoan và được huấn luyện đặc biệt để giúp họ trong sinh hoạt hằng ngày. Con vật có thể mở hay tắt điện, mở tủ, đưa lọ thuốc hay chai nước hoặc giúp bệnh nhân thực hiện các động tác đơn giản khác, v.v…
nguyen_thuong_chanh_tri_lieu
Nguyễn Thượng Chánh. (Photo NTC 2008)
Các bạn nên xem video sau đây.

Cách huấn luyện khỉ capucin (tại Montreal) để phục vụ bệnh nhân bại liệt tứ chi (dystrophie musculaire) trong sinh hoạt hằng ngày( Mở tủ lạnh , lấy thuốc, lấy chai nước, để ống hút, để cassette vào máy, tắt dèn mở đèn vv…)

Tốn 12 000$ để huấn luyện con khỉ- Con vật sống khoảng 30 năm.

Video: Singe capucin: serviteur d'une personne handicapée
http://www.youtube.com/watch?v=H_ucSOkzloI

Cũng có một số người không nên gần gũi với thú vật.

Đây là trường hợp những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật như bệnh sida hoặc một vài loại bệnh khác. Những người bị dị ứng với chó hoặc mèo và những người bị bệnh tâm thần quá nặng thì cũng không nên tiếp xúc với thú vật. Lý do chính là để phòng ngừa một số bệnh có thể lây nhiễm từ thú vật sang cho người.

Nên cẩn thận và đề phòng

*-Vi khuẩn Salmonella, Campylobacter và E. coli hiện diện trong phân súc vật có thể nhiễm vào thức ăn thức uống và gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Một số bệnh tật của thú vật có thể lây truyền sang cho người.

*-Ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong phân mèo và Toxocara canis trong phân chó cũng là mối đe doạ cho sức khoẻ của chúng ta.

*-Móng mèo rất bẩn có thể chứa vi khuẩn Bordetella. Nếu bị mèo quào, vết thương sẽ bị làm độc, hạch sưng phù và có thể gây sốt nóng.

Thú có mạnh khoẻ mới giúp ta khoẻ mạnh

Thú vật cần phải được thú y sĩ khám kỹ trước khi đem về nuôi. Cần nên biết rõ nguồn gốc con vật.

Chó và mèo cần phải được chủng ngừa dại, cho xổ lãi và trị bò chét. Riêng đối vói loài mèo chúng cần nên được cắt móng.

Nuôi nấng thú vật một cách vệ sinh. Dọn dẹp, hốt sạch phân, tẩy uế và chùi rửa thường xuyên nơi nhốt thú. Để tránh lây nhiễm vào thức ăn của chúng ta, cần hạn chế bớt việc để chó mèo lảng vảng trong nhà bếp.

Cuối cùng là phải rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với con vật.

Kết luận

Ý niệm thú vật trị liệu còn rất mới mẻ đối với nhiều người. Tùy hoàn cảnh và tùy theo điều kiện sinh hoạt của mỗi người mà chúng ta có thể chọn con vật thích hợp để nuôi cho có bạn, bớt đi sự cô đơn!

Thật vậy, cũng có người nói rằng nuôi chó có lợi vì nó sẽ không bao giờ làm phiền ta và phản ta hết. Lâu ngày, tình cảm giữa người và vật trở nên rất sâu đậm. Có thương thì phải có khổ nếu chẳng may con vật chết đi. Đây là một trở ngại cần phải quan tâm đến và đó cũng là lẽ thường tình trong cuộc sống mà thôi.

Còn nếu không tiện nuôi chó hoặc mèo thì bạn thử nuôi vài ba con chim hoàng yến để thỉnh thoảng nghe nó hót líu lo cho vui tai và cho quên bớt đi nỗi phiền muộn. Bạn cũng có thể sắm một hồ cá cảnh ngũ sắc, nhìn ngắm chúng lội qua lội lại cũng thư giãn lắm.

Theo các thầy phong thủy, sự kiện nuôi vài loại thú vật, hoặc trồng vài chậu cây xanh trong nhà cũng rất tốt cho sinh khí của căn nhà.

Đối với các bác hoặc các anh chị khá trọng tuổi, việc nuôi thú vật rất hữu ích và cần thiết để giúp họ giảm bớt đi phần nào sự cô đơn trống vắng trong cuộc sống sau khi người phối ngẫu đã ra đi theo ông theo bà cũng như giúp xoa dịu bớt không khí tẻ nhạt buồn chán dù rằng con cháu tuy ở rất gần nhưng đôi lúc lại cảm thấy chúng rất là xa./.

Montreal, 2013

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nước Mỹ có vấn đề về uống rượu. Theo nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), việc tiêu thụ rượu quá mức đã góp phần gây ra ước tính một phần tám số ca tử vong, hay12.9 phần trăm trên tổng số người Mỹ từ 20 đến 64 tuổi. Uống quá nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây ra 1/5 số ca tử vong - 20,3% - ở người Mỹ từ 20 đến 49 tuổi, theo nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí JAMA Network Open.
Vắn tắt, người càng lớn tuổi, số lượng tế bào thần kinh giảm và khả năng về tâm trí sẽ giảm đi. Một số triệu chứng nhẹ như hay quên, hay lẫn lộn có thể chấp nhận như là sự lão hoá bình thường. Khi các triệu chứng này gia tăng, tiến triển đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, lúc đó người ta dùng từ "dementia" hay "mất trí" theo nghĩa đen, hay bịnh lẫn. Có nhiều nguyên nhân cho dementia. Bịnh Alzheimer là nguyên nhân của phần lớn người mắc dementia. Một số nguyên nhân dementia chữa được, chưa có thuốc thay đổi được bịnh Alzheimer (disease-modifying drugs), chỉ có những thuốc giúp giảm triệu chứng thôi (symptomatic treatment).
Các Telomere* đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác định số lần một tế bào có thể phân chia. Telomere là 1 đoạn DNA có trình tự (TTAGGG) lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phân tử DNA khỏi các tác động gây hại và sự mất ổn định của hệ genome. Trong chu trình của một tế bào bình thường, quá trình phân bào sẽ khiến cho một phần của telomere bị mất đi. Khi độ dài của telomere đạt tới mức giới hạn thì tế bào sẽ tự chết theo chương trình (apotosis**). Do vậy, độ dài của telomere có thể coi như chiếc đồng hồ sinh học để xác định “tuổi thọ” của tế bào và các cơ quan.
Mùa đông đang đến rất nhanh và thời tiết lạnh hơn, điều quan trọng hơn bao giờ hết là quý vị phải tiêm vắc-xin và liều tăng cường chống lại COVID-19 cho bản thân và gia đình. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, việc tiêm liều tăng cường COVID-19 loại cập nhật là cực kỳ quan trọng vì nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 tăng lên theo tuổi tác.
Việc các bác sĩ có thể nhìn xuyên thấu bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phải rạch một đường nào từng là một khái niệm thần kỳ. Cho đến nay, hình ảnh y tế (medical imaging) trong khoa quang tuyến đã trải qua một chặng đường dài, và các kỹ thuật mới nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ còn tiến xa hơn nữa: chúng khai thác khả năng tính toán khổng lồ của AI và khả năng học hỏi vô giới hạn để tận dụng triệt để các phương pháp dò chụp trên cơ thể, tìm ra những điều khác thường mà mắt người có thể bỏ sót.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ngày 3/10/22 đã quyết định trao Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2022 cho Svante Pääbo vì những khám phá của ông liên quan đến bộ gen của những hominin (cũng thuộc giống người, tương tự như “người khôn” [homo sapiens] chúng ta hiện nay) đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người. Svante Pääbo sinh ngày 20 tháng 4 năm 1955 tại Stockholm, Thụy Điển. Mẹ của ông là nhà hóa học người Estonia Karin Pääbo (1925–2013), từng trốn thoát khỏi Estonia bị Liên Xô xâm lược vào năm 1944 và đến Thụy Điển tị nạn trong Thế chiến thứ hai. Ông là con ngoại hôn của nhà hóa sinh người Thụy Điển Sune Bergström (1916-2004), và cha ông cũng từng được giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học (năm 1982).
Tại văn phòng VM Clinic tọa lạc số 8251 Westminster Blvd, Westminster CA 92683 (phòng mạch BS. Chính mai và BS. Thảo Võ.), vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng 10 năm 2022, VM CLINIC COMMUNITY WALK 2022 đã tổ chức chương trình đi bộ “Sức Khỏe Cho Cả Nhà.” Chương trình đi bộ còn có sự hợp tác của một số các đơn vị y tế như Hội Ung Thư Việt Mỹ, OC Autism Foundation, Lavina Pharmacy, Excel Rehab and Wellness, SJVRC (San Jose Vietnamese Running Club), Regal Medical Group, ADOC, Lakeside, Physical Therapy, Hội Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần, v.v…
Phát hiện ung thư từ sớm, trước khi nó di căn, có thể là vấn đề sống còn. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên truy tầm một số loại ung thư phổ biến bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ: nội soi đại tràng để tầm soát ung thư ruột kết, hay chụp nhũ ảnh để truy tầm ung thư vú. Dù quan trọng, nhưng cũng khó để có thể làm tất cả các xét nghiệm, bởi vì chúng tốn kém và đôi khi còn khiến bệnh nhân khó chịu. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu có một xét nghiệm máu duy nhất có thể truy tầm được hầu hết các loại ung thư phổ biến cùng lúc. Đây là tương lai đầy hứa hẹn của các xét nghiệm phát hiện sớm đa ung thư (multicancer early detection tests – MCED). Năm nay, Tổng thống Joe Biden đã xác định việc phát triển các xét nghiệm MCED là một ưu tiên của Cancer Moonshot, nỗ lực liên bang trị giá 1.8 tỷ đô la nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ung thư cũng như đang sống chung với b
Ngày 14 tháng 9, 2022, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở trong tình trạng tốt hơn để chấm dứt đại dịch COVID-19 và kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại virus đã giết chết hơn sáu triệu người. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta vẫn chưa đến đó”. Đây được xem là nhận xét lạc quan nhất từ cơ quan Liên Hiệp Quốc kể từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và gọi virus này là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 (VOA).
Virus bệnh đậu khỉ là một poxvirus hình giống như viên gạch. Poxvirus là loại virus hình viên gạch hoặc hình bầu dục với bộ gen DNA sợi đôi lớn (large double stranded DNA genome)...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.