Hôm nay,  

Lòng Nhân Ái Của Thầy Thuốc Nguyễn Ý Đức

08/09/201200:00:00(Xem: 13258)
Tập thể của chúng ta ngày càng có thêm rất nhiều bác sĩ y khoa. Những người chọn ngành này là những người ôm ấp, đeo đuổi lý tưởng phục vụ đồng bào, phục vụ tha nhân. Hoặc dùng cụm từ quen thuộc là lý tưởng “Cứu nhân độ thế.”

Cộng đồng của chúng ta ở quê người cũng có khá nhiều bác sĩ y khoa xứng đáng với thiên chức “Lương y như từ mẫu.”

Nhưng vì công việc đa đoan, hay vì không có nhiều thì giờ cho nên tới hôm nay, chúng ta không có nhiều bác sĩ y khoa dành thời gian để viết về những gì liên quan tới các chứng bệnh từ thông thường tới nan y. Như một thứ cẩm nang phòng ngừa…Để mỗi gia đình có thể lưu giữ trong nhà, bên cạnh những tủ thuốc phải có.

Tôi thăm hỏi một bác sĩ y khoa, một người hiện hành nghề “Cứu nhân độ thế” thỉnh thoảng cũng nhín chút thời gian quý báu để viết xuống những giải thích, lưu ý về những căn bệnh thông thường mà chúng ta thường gặp. Vị này cho hay, viết lách không phải là nghề của ông…như các nhà báo hay nhà văn…Vì thế mỗi khi muốn viết một bài thuộc loại “bệnh thường thức,” ông đã mất từ 4 tới 5 tiếng đồng hồ. Chưa kể số giờ dành cho việc truy cứu tài liệu, hầu có thể lấy những con số thống kê chính xác và mới nhất.

Vị bác sĩ y khoa này nói đùa với tôi rằng, với 5, 6 tiếng để hoàn tất một bài viết lưu ý độc giả về bệnh này, bệnh kia xuất hiện theo mùa, hay hậu quả của sự ăn uống, thiếu vận động cơ thể dài lâu…có thể đưa tới những hậu quả nào đó, về phương diện sức khỏe… là một việc làm khá “gay go” đối với ông.
bs_nguyen_y_duc
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
Vị bác sĩ này nhấn mạnh:

“Mục đích của tôi khi bỏ thì giờ viết một bài gì đó về các loại bệnh thường thức, có tính chất phòng ngừa, không hề vì nhu cầu tiền nhuận nhuận bút. Bởi vì với số thời gian tôi bỏ ra để viết bài, tôi khám được biết bao bệnh nhân.Và, dĩ nhiên, số tiền tôi kiếm được cũng sẽ rất nhiều lần, hơn tiền nhuận bút mà một tờ báo có thể trả tôi. Tóm lại, tôi viết chỉ vì muốn viết. Chỉ vì muốn phục vụ nhiều người cùng một lúc. Nó khác hơn việc tôi khám bệnh, chỉ hữu ích cho một người. Một bệnh nhân mà thôi…”

Lời nói thật hay tâm sự của người bạn bác sĩ y khoa vừa kể, khiến tôi liên tưởng ngay tới một bác sĩ y khoa, mà tên tuổi của ông từ nhiều năm qua, đã trở thành quen thuộc với cộng đồng Việt của chúng ta ở khắp nơi trên thế giới. Luôn cả đồng bào ở Việt Nam. Đó là bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Tôi không biết khi đặt tên cho con mình là Nguyễn Ý Đức, đấng sinh thành ra người con trai sau này trở thành một bác sĩ y khoa từ đầu thập niên 1960 ở Saigon đã nghĩ gì? Muốn gửi gấm điều gì cho đứa con yêu quý của mình? Nhưng căn cứ vào sự theo dõi hành trình “cứu nhân độ thế” của mình, tôi thấy ông không chỉ là một bác sĩ y khoa xứng đáng với cụm từ “Lương y như từ mẫu,” mà cái “đức” dường như luôn là một trong những “ý” thức hàng đầu của ông.

Hơn thế nữa, dù công việc bề bộn, dù thì giờ dành riêng cho cá nhân và cho gia đình mình không được bao nhiêu, vậy mà ông vẫn cặm cụi viết liên tục từ mấy chục năm qua…

Những bài viết có tính cách “y khoa thường thức hay “y khoa phòng ngừa” của ông, tôi thấy chúng xuất hiện thường xuyên hàng tuần, hàng tháng trên rất nhiều mặt báo, cũng như trên rất nhiều trang mạng Việt ngữ của chúng ta.

Điểm đặc biệt của ngòi bút mang tên Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, không chỉ là tính chính xác với những tài liệu được cập nhật, và những chỉ dẫn chi tiết về nguyên nhân căn bệnh, cách phòng ngừa bệnh….Mà những bài viết của ông, theo tôi còn có tính cách thủ thỉ như một nhà văn kể chuyện đời thường (The Story Teller.) Ông cũng luôn cho thấy tính chất dịu dàng, nhỏ nhẹ trong các bài viết của mình, như thể ông đang nói chuyện, hay dỗ dành một người bạn ngang chướng mà ông yêu quý, quan tâm.

Tôi cũng rất thích, và tôi cho là vô cùng đặc biệt khi ông đem được vào trong hàng chục cuốn sách thuộc loại “y khoa phòng ngừa” của ông, phần văn học quá khứ. Đó là những bài học ngụ ý sâu sắc. Đồng thời, ông cũng cho người đọc cơ hội được sống lại những kỷ niệm của một thời vang bóng.

Như trước khi mời độc giả bước vào tác phẩm “Cẩm nang sức khỏe cao niên,” ông đã trích dẫn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” như sau:

“Một ông thầy thuốc già, chữa bệnh giỏi có tiếng. Phải khi ông ốm nặng, các học trò đến chầu chực thuốc thang bên cạnh ông. Ông cố gượng nói rằng: Lão biết mình đã đến ngày tận số rồi nhưng lão có nhắm mắt cũng cam lòng, vì lão có để lại ba thầy thuốc rất hay. Ông nói tới đây, nhọc quá phải nghỉ. Các thầy thuốc học trò thấy ông nói thế, đều lắng nghe, ai cũng nghĩ bụng trong ba người ấy thế nào chả có tên mình. Ông nghỉ một lúc rồi lại nói: Trong ba thầy thuốc ấy thì hay nhất là thầy Sạch Sẽ, thứ nhì là thầy Điều Độ, thứ ba là thầy Thể Thao. Sau khi lão mất rồi, nếu các anh biết theo ba thầy ấy mà chữa cho người ta, thì thiên hạ khỏi được bao nhiêu là bệnh tật.…”

Đoạn trích dẫn ở trên, tự thân đã cho thấy tính chất… “ý” và “đức” trong con người thầy thuốc Nguyễn Ý Đức.

Khi đang viết bài này, tình cờ chúng tôi lại được đọc một bài viết có tính cách báo động cho tất cả chúng ta về sự trở lại “Vi khuẩn West Nile,” của bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Mở đầu bài viết về “Vi khuẩn West Nile,” người bác sĩ họ Nguyễn của chúng ta viết:

“Ngày 1 tháng Tám vừa qua, Bộ Y tế tiểu bang Texas đã đưa ra lời báo động cho dân chúng là phải đề phòng bệnh do vi khuẩn West Nile gây ra. Theo bộ này, kể từ đầu năm cho tới cuối tháng Bảy, đã có 111 trường hợp bệnh với một tử vong ở miền Bắc Texas, đặc biệt là tại các quận hạt Dallas, Collin, Tarrant và Denton. Cơ quan y khoa phòng ngừa đang ráo riết phun thuốc diệt trừ muỗi tại một số vùng có nhiều muỗi để phòng ngừa bệnh dịch (…)

“…Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm và thường thấy ở miền Đông Bắc Louisiana, miền Trung và Nam California, các vùng phụ cận Dallas, Houston, Chicago và Phoenix…”

Sau đó, tác giả đi vào phần nguồn gốc bệnh. Cách truyền bệnh. Những rủi ro đưa tới nhiễm vi khuẩn West Nile. Có thuốc chủng ngừa chưa? Phòng ngừa bệnh. Cách dùng thuốc đuổi muỗi…

Nghĩa là tác giả không để một chút thiếu sót nào trong bài viết của mình, khiến độc giả phải hoang mang vì không có câu trả lời.

Tôi muốn kết luận bài viết này của mình, bằng một câu nói bình thường thôi, nhưng không thể chân tình hơn trước những đóng góp ý nghĩa của bác sĩ Nguyễn Ý Đức cho đời sống này là:

“Cảm ơn người thầy thuốc của tôi. Và, cũng xin được cảm ơn đấng sinh thành ra ông. Dù các đấng sinh thành này, còn tại thế hay đã qua đời.”

Du Tử Lê,
(Aug. 31. 2012.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.