Hôm nay,  

Chuyện Cây Mật Nhân Tongkat Ali ‘Ông Uống Bà Khen’

16/06/201100:00:00(Xem: 32527)

Chuyện Cây Mật Nhân Tongkat Ali ‘Ông Uống Bà Khen’

cay_mat_nhan_tongkat_ali_va_re_6_tu_i-large-contentCây mật nhân có rễ giúp “sung sức”"

Nguyễn Thượng Chánh, DVM & Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan

Những lúc gần đây, bên nhà đã nở rộ phong trào lên rừng tìm cây mật nhân, còn được gọi là cây bá bệnh hay bách bệnh. Được biết loại thực vật nầy được tìm thấy tại Trung phần, đặc biệt là vùng Quảng Nam, Phú Yên.
***
Cây mật nhân là cây gì"
Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ Simaroubaceae.
Đây là một loại cây đa niên có nguồn gốc Indonesia và Malaysia.
Dân Malaysia và Singapore gọi đó là cây Tongkat Ali, còn Indonesia gọi là Pasak Bumi.
Các tên khác thường được sử dụng là Longjack, Malaysian Ginseng và Tung Saw.
Việt Nam gọi là Mật nhân, Bá bệnh hay Bách bệnh.
Cây mật nhân cũng được thấy tại các vùng rừng núi Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện…
Theo tài liệu thì cây mật nhân có thể cao đến 15 mét.
Kingdom: Plantae
cay_mat_nhan_re_cay_mat_nhan_tongkat_ali-large-contentDivision: Magnoliophyta
Class:
Magnoliopsida
Order:
Sapindales
Family: Simaroubaceae
Genus:
Eurycoma
Species:Eurycoma longifolia Jack[1]
Synonyms: Eurycoma merguensis Planch., Manotes asiatica Gagnep., Picroxylon siamense Warb.
Common names: Longjack, Tongkat Ali, Pasak Bumi, Malaysian ginseng, Tung saw, Bách bệnh,..
Cây mật nhân dùng để trị bệnh gì"
Từ lâu, dân Indonesia đã biết sử dụng cây Tongkat Ali trong trị liệu.
Rễ và thân cây dùng để trị các bệnh như tiêu chảy, sưng hạch, ho hen, cao máu, mệt mỏi, thiếu máu, đau nhức xương khớp, sốt rét malaria, nhiễm trùng, tiểu đường, viêm gan, vàng da, cancer và đặc biệt nhứt là bệnh yếu sinh lý ở đàn ông…Mật nhân (Tongkat Ali) làm tăng testosterone ở đàn ông, nên được xem như một loại thuốc trợ dương rất tốt. Có người ví nó như là một loại Asian Viagra (Viagra Á châu).
Các lực sĩ cũng sử dụng Tongkat Ali để giúp họ tăng cường thể lực và tạo thêm khối cơ.
Ngoài ra, mật nhân còn được dùng ngoài da để trị những vết nhiễm độc hay ung loét, v.v.
Nói tóm lại, bệnh gì người ta cũng dùng cây mật nhân để trị hết, nhưng có trị khỏi hay không lại là một chuyện khác!
Phần được sử dụng thường là thân, vỏ và rễ... Có thể nói rễ là phần được cho là tốt nhất!
Theo kiểu VN, người ta chặt rễ ra cho nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ, tán nhỏ thành bột, sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu… Có tính đắng.
Cũng có người ngâm mật nhân với một vài dược liệu khác để tăng thêm tính năng trị liệu.
Các nhà khoa học Tây phương không công nhận Tongkat Ali là một dược phẩm. Họ chỉ xếp nó vào nhóm nhóm thuốc thiên nhiên và thực phẩm bổ sung food suplements mà thôi.
Thị trường Tây phương chủ yếu nhắm vào tính năng trợ dương của Tongkat Ali.
Ngày nay, người ta còn thấy mật nhân Tongkat Ali và sâm nhung ginseng cũng được pha thêm vô một số thức uống tăng lực energy drink như trà và cà-phê, v.v.
Nên nhớ là các lợi ích của Tongkat Ali đều do giới thuốc thiên nhiên quảng cáo mà thôi!
Mật nhân Tongkat Ali có chứa những chất gì"
Theo khảo cứu của Malaysia cho biết, thì các phần của cây Tongkat Ali có chứa nhiều hoạt chất như eurycomaosides, eurycolactone, eurycomalactone, eurycomanone và pasakbumine B mà thành phần chính là những chất alkaloids và quassinoids.
Tuy được khảo cứu nhiều, nhưng về khía cạnh an toàn đối với người tiêu thụ thì người ta thấy cũng vẫn còn có sự thiếu sót.
Tongkat Ali (Eurycoma longifolia Jack): A review on its ethnobotany and pharmacological importance.
Fitoterapia. 2010. Bhat R, Karim AA. Food Technology Division, School of Industrial Technology, Universiti Sains Malaysia, 11800 Minden, Penang, Malaysia.
The plant parts have been traditionally used for its antimalarial, aphrodisiac, anti-diabetic, and antimicrobial activities, which have also been proved scientifically. The plant parts are rich in various bioactive compounds such as eurycomaoside, eurycolactone, eurycomalactone, eurycomanone, and pasakbumin-B among which the alkaloids and quassinoids form a major portion. Even though toxicity and safety evaluation studies have been pursued, still a major gap exists in providing scientific base for commercial utilization and clearance of the Tongkat Ali products with regard to consumer's safety.
Ông uống Bà khen"
Từ nhiều năm qua, Tongkat Ali đã có mặt tại hải ngoại.
Có rất nhiều loại thuốcTongkat Ali có mặt trên thị trường hải ngoại.
Có rất nhiều dạng, nhưng dạng viên (capsule) lả dạng phổ thông nhất. Giá 25$/lọ 100 viên.
cay_mat_nhan_tongkat_ali_trong_cafe-large-contentĐôi khi Tongkat Ali được phối hợp với một vài loại thuốc trợ dương khác như Maca (Lepidium meyenii) và Catuaba (Erythroxylum catuaba) để tăng thêm tính năng trị liệu của sản phẩm.
Tại Bắc Mỹ, có thể mua qua Internet, qua ebay.ca, hay mua trong các tiệm thuốc thiên nhiên, tiệm bán vitamins, hoặc do du khách mang thuốc về từ Malaysia và Indonesia.
Chủ yếu là những thuốc bổ và trợ dương (aphrodisiacs)...
Nguy hiểm là đây
Lý do, các thuốc trợ dương Tongkat Ali mua từ Á Châu có thể bị nhà bào chế trộn thêm một cách lén lút các dược chất của Viagra, Cialis hay Levitra. Đây là những thuốc trợ dương cần phải có toa bác sĩ mới mua được.
Các thuốc nói trên có thể tương tác với nitroglycerin gây nên tình trạng giãn nở mạch thái quá. Hậu quả là làm tuột giảm quá nhanh áp huyết gây ra tình trạng hypotension đột ngột làm chết người.
Giới chức y tế Canada đã cảnh báo những người bệnh tim, đau thắt ngực và đang sử dụng thuốc nhóm dérivés nitrés, nitroglycerin (Nitrostat, Nitro-Dur, Nitrolingual, v.v...) đừng vô tình sử dụng thuốc trợ duơng Tongkat Ali, vì hậu quả thật vô cùng nguy hiểm khó lường.
FDA, Hoa kỳ cũng đã cảnh báo thuốc trợ dương nhập cảng Tongkat Ali có chứa bất hợp pháp acetildenafil, một thứ thuốc tương tợ như sidenafil (Viagra).
Cơ quan y tế Singapore khuyến cáo dân chúng đừng mua thuốc trợ dương có tên là XP Tongkat Ali Supreme vì thuốc có chứa một cách bất hợp pháp chất tadalafil (Cialis).

Quảng cáo của giới thuốc thiên nhiên về cách lựa chọn thuốc Tongkat Ali
(Eurycoma buying guide)
-/ Mua chiết suất rễ (root extract) của Tongkat Ali, chớ không phải chỉ có nêu tên Tongkat Ali trên nhãn hiệu mà thôi.
-/ Phải có ghi rõ nồng độ của hoạt chất, nếu nồng độ quá thấp thì thuốc không có hiệu quả.
-/ Mua sản phẩm của Indonesia và Malaysia là tốt nhất.
**Hoạt chất của rễ cây Eurycoma longifolia Jack rất thấp. Nếu nhãn hiệu chỉ ghi có Tongkat Ali không thôi thì cũng không đủ. Phải có nêu rõ chiết suất là bao nhiêu. Thí dụ:
1:50 có nghĩa là 50gr rễ cho ra 1gr chiết suất (đây là nồng độ thấp);
1:100 có nghĩa là 100gr rễ cho 1gr chiết suất (rất phổ thông);
1:200 nghĩa là 200gr rễ cho 1gr chiết suất, vân vân và vân vân.
Muốn có hiệu quả phải uống 1000mg/ngày với chiết suất 1:50... Còn với loại 1:200 thì chỉ cần uống 600mg là đủ rồi.
Nên uống theo chu kỳ (on and off) trong vòng 7 ngày rồi ngưng 4 ngày…
Năm 2001, Malaysia ban bố luật bảo vệ cây Tongkat Ali, và cấm ngặt việc thu hoạch bừa bãi loại thực vật nầy từ rừng rậm.
Còn Indonesia thì vẫn còn cho phép khai thác Tongkat Ali trong rừng.
Mời xem video quảng cáo của Dr Ray Shahelian M.D
Benefits and side effects of Tongkat Ali
http://www.youtube.com/watch"v=jO9PHdGa::6ơ7::
Thí nghiệm được thực hiện với loài chuột cho thấy con đực thường quanh quẩn bên con cái và cưỡi lên nàng thường hơn. Người ta kết luận Tongkat Ali là một thuốc trợ dương tốt.
Theo bác sĩ R. Shahelian, thì việc sử dụng liều cao có thể làm tăng thân nhiệt hay gây bồn chồn (restlessness) hoặc quạu quọ và dễ nóng giận...
Nên bắt đầu uống với liều thấp - Nếu uống Tongkat Ali LJ 100 (nghĩa là 1:100 extract) thường ở dạng viên 200mg và 400mg thì uống 2 ngày, nghỉ một ngày và tiếp tục như thế sau đó.
Uống trong lúc bụng đói hay bụng trống.
Tongkat Ali có an toàn không"
Theo trang mạng Drugs.com cho biết, tính đến tháng 9/2010 chưa thấy có báo cáo nào về phản ứng phụ, và về tương tác giữa Tongkat Ali với các loại thuốc nào khác được ghi nhận.
Tuy nhiên, ở liều lương cao có thể có sự gia tăng về tình trạng khó chịu (irritability), cáu có, mất ngủ.
Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú không nên sử dụng Tongkat Ali vì thiếu dữ kiện nghiên cứu.
Thiên nhiên không phải hoàn toàn là vô hại
Thường tình ai cũng nghĩ rằng, hễ thiên nhiên thì là vô hại!
Các nhà khoa học Tây Phương đã cho biết là có một số thuốc thiên nhiên kể cả các loại vitamins, vẫn có thể gây hại đến cho sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.
Một vài loại thuốc có thể che lấp một cách tạm thời diễn biến thật sự của bệnh trạng và làm sai lệch kết quả của các tests trong phòng thí nghiệm. Chúng cũng có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc Tây đến độ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Đôi khi thuốc thiên nhiên cũng có thể hoá giải hay làm giảm hoặc làm mất tác dụng của một loại thuốc Tây nào đó nếu được dùng chung với nhau.
Tóm lại, tất cả các phản ứng bất lợi vừa nêu trên đều do sự tương tác (interaction) giữa các thuốc với nhau mà ra thôi.
Vậy, không phải thiên nhiên lúc nào cũng hoàn toàn là vô hại!
Một số thực vật có thể có hại cho sức khỏe thí dụ như làm hư gan, suy thận hay thậm chí còn có thể gây ra ung thư, chẳng hạn như nhóm thực vật Aristolochia (Birthwort, Snakeroot, Guang Fan Ji) dùng để trị viêm khớp, thấp khớp và gút. Chính chất aristolochic acid của thực vật trên là thủ phạm gây ra cancer bọng đái.
Riêng đối với Tongkat Ali vì nghiên cứu và thí nghiệm còn rất ít nên chúng ta khó có thể đưa ra một phán xét khoa học cho đúng được.
cay_mat_nhan_thuoc_tro_duong_tongkat_ali-large-contentKết luận
Chuyện cây mật nhân Tongkat Ali không phải là một vấn đề gì mới lạ trong kho tàng thuốc thiên nhiên của nhân loại.
Theo cái đà mạnh ai nấy cứ vác cuốc hay vác cưa vô rừng để chặt đốn bừa bãi vô tội vạ các cây thuốc quí để dùng trị bịnh hay để bán, thì có thể trong tương lai không xa những cây thuốc Trời cho nầy sẽ bị tận diệt hết trên quả điạ cầu nầy.
Đây cũng là trường hợp đang xảy ra cho cây sex tree tại Uganda bên Phi châu: Sex tree, tên khoa học là Citropsis articulata… Loại cây đa niên nầy mọc rất nhiều tại khu bảo tồn rừng Mabira forest reserve của Uganda. Đàn ông bên đó thường có thói quen ham đi đào rễ loại sex tree về nấu uống để trị bệnh xìu-xìu ển-ển của mình... Người ta lo sợ rằng trong tương lai loại cây nầy sẽ bị tuyệt chủng và sẽ biến mất trong các khu rừng Uganda.
Hiện nay, mật nhân là một món hàng béo bở tại VN. Thân cây giá bán từ 100.000 đến 200.000 đồng một kg, rễ giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, tùy theo tuổi của cây mật nhân Tongkat Ali.
Được biết cây mật nhân Tongkat Ali được thí nghiệm trên chuột tại các trường đại học Malaysia.
Tác giả đã cố gắng truy tìm thêm trong thư tịch các kết quả thí nghiêm lâm sàng clinical trials thực hiện tại các trung tâm và đại học nổi tiếng và đáng tin cậy ở Hoa Kỳ, nhưng vô ích, vì chỉ toàn là các bài viết và các quảng cáo của giới thuốc thiên nhiên mà thôi.
Theo Natural Medicines Comprehensive Database, thì có rất ít khảo cứu khoa học đã được thực hiện về cây Eurycoma longifolia (Effectiveness ratings) và kết quả cũng không được rõ ràng và đồng nhất cho lắm.
http://www.rxlist.com/htmlmsg/natural-medicines.htm
Vậy chúng ta nên dè dặt và cẩn thận./.
Tham khảo:
-Wikipedia. Eurycoma longifolia
http://en.wikipedia.org/wiki/Eurycoma_longifolia
-Drugs.com. Eurycoma longifolia
http://www.drugs.com/npp/eurycoma-longifolia.html
-Ang HH, Ngai TH, Tan TH, University Csience Malaysia. Effects of Eurycoma longifolia on sexual qualities in middle aged male rats.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/13678248
-Eurycoma buying guide
http://naturaltongkatali.com/eurycoma-longifolia-buying-guide
-Indonesia Tongkat ali
http://www.indonesiatongkatali.com/
-Đổ xô vào rừng tận diệt cây thuốc quí
http://www.vietnamesepeople.com/hotnewsdetail.php"id=112810
Montreal, June 15, 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.