Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Tránh Rủi Ro Tự Dùng Thuốc

07/01/201100:00:00(Xem: 10693)

Câu Chuyện Thầy Lang: Tránh Rủi Ro Tự Dùng Thuốc

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Một bản tin trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 9 2010 cho hay “Cách đây chục hôm, Na bị sốt, viêm họng, em được người nhà cho dùng 3 loại thuốc, trong đó có kháng sinh Ampicillin. Sau đó vài giờ, mắt em sưng húp, miệng cũng phồng rộp, rồi cả người bị sẩn mề đay. Vài hôm sau, thấy tình trạng của con không đỡ, người nhà đưa em đến Bệnh viện Nhi trung ương để điều trị. Bác sĩ  cho biết, cháu Na bị hội chứng dị ứng Lyell do phản ứng với thuốc kháng sinh…”
Trong khi đó thì tại Hoa Kỳ, Cơ quan Kiểm Soát Bệnh CDC luôn luôn nhắc nhở dân chúng rằng hàng năm có cả ngàn ngàn em bé dưới 12 tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi được cha mẹ cho dùng các thuốc trị ho, cảm lạnh bán không cần toa bác sĩ.
Đó là hậu quả của việc tự chữa bệnh với các loại thuốc mua tự do không cần toa bác sĩ tại tiệm tạp hóa, siêu thị, nhà thuốc tây.
Tự chữa bệnh không phải là sự việc mới xảy ra mà đã có từ ngàn xưa, khi mà nền y khoa học chưa được phát triển và tiến bộ như hiện nay. Chẳng may mà bị bệnh tật thương tích, con người đã tìm cách tự chữa với các loại cây con. Đó là bản năng tự sinh tự tồn, bảo vệ sức khỏe. Ngày nay, tự mua thuốc chữa bệnh cũng là chuyện thường thấy vì nhiều lý do:
-Số bệnh nhân ngày càng tăng mà chuyên viên y tế nhiều nơi lại thiếu.
-Chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời giờ chờ đợi khám chữa bệnh khá lâu, thuốc men quá đắt.
-Kinh tế khủng hoảng khiến cho người dân ít đi bác sĩ khi mắc những bệnh thông thường.
-Kiến thức về sức khỏe, tự chăm sóc của người dân cũng nhiều hơn qua sách báo, truyền thông.
Cho nên, thấy đau bụng, nhức đầu cảm lạnh là ra tiệm mua mấy viên thuốc, vài chai si rô về uống, coi xem ra sao đã. Vì nhiều người tin tưởng rằng thuốc đã được chính quyền cho phép bày bán thì chắc là phải công hiệu, an toàn như quảng cáo.
Nhưng hầu hết dược phẩm dù là cần toa hay không đều là những hóa chất được chế biến, tổng hợp trong phòng thí nghiệm mà mục đích là để thay đổi chức năng cơ thể theo chiều hướng tốt, nhưng cũng vẫn có thể có những tác dụng có khả năng gây hại. Các tác dụng này có thể là biết trước hoặc bất chợt xảy ra. Chẳng hạn thuốc đa dụng corticosteroid được cho phép dùng từ thập niên 70 mà tác hại lên nhồi máu cơ tim chỉ mới đựoc biết vào thời điểm 2000. Đặc biệt là các thuốc chứa 2, 3 hoạt chất khác nhau có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn.


Ngoài hoạt chất chính, một số chất cho thêm vào thuốc trong khi sản xuất với mục đích giữ gìn, bảo quản, hoặc tạo hương vị cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn trong sirop thuốc ho  chứa chất cồn có thể gây ngây ngất buồn ngủ; đường trong thuốc nước có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Thêm vào đó, thuốc không cần toa cũng tương tác với nhau hoặc tương tác với sinh tố khoáng chất, thực phẩm nước uống. 
Do đó muốn tự mua thuốc về dùng thì cũng cần hiểu biết về chúng. Chẳng nên quá đặt tin tưởng vào những lời quảng cáo, nhất là với loại quảng cáo rộng rãi tốn kém. Vì “hữu xạ tự nhiên hương”, tiếng lành đồn xa, đâu cần phải “huênh hoang” giới thiệu quá lố. Chỉ những mặt hàng “rỏm”, có tính cách lường gạt mới cần áp đảo“tuyên truyền” nhồi nhét vào tai vào mắt giới tiêu thụ. Hậu quả là nhiều chục ngàn người cả tin,  đặc biệt là các cháu bé, quý lão bà lão ông, bà mẹ mang thai phải nhập viện vì tự dùng các thuốc qua quảng cáo, mà lẽ ra họ không nên dùng và vì cho rằng vô hại.
Sau đây là mấy điều cần nhớ khi dùng thuốc, dù là thuốc do bác sĩ cho toa hoặc do mình tự mua:
1. Đọc kỹ và hiểu rõ các chi tiết về thuốc ghi trong nhãn thuốc drug facts label như tên thuốc, công dụng, liều lượng, uống khi nào và tác dụng phụ của thuốc.
2. Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và số lần uống mỗi ngày như chỉ dẫn.
3. Đừng dùng cùng một lúc các thuốc có công dụng tương tự. Thí dụ vừa uống aspirin cho đau nhức lại uống thêm thuốc chống đau loại acetaminophen.
4. Mua thuốc đúng với dấu hiệu bệnh của mình. Chẳng hạn nếu chỉ bị sổ mũi thì đừng mua thuốc chữa cả ho và nóng sốt.
5. Hỏi người bán thuốc hoặc dược sĩ coi nếu thuốc có ảnh hưởng gì tới những bệnh mãn tính mình đang có như tiểu đường, cao huyết áp.
6. Đừng dùng chung thuốc do bác sĩ cho toa và thuốc mình tự mua, trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ
7. Đừng dùng thuốc đã quá hạn hoặc thuốc do người khác cho.
8. Không dùng thuốc nghi ngờ là không an toàn như mất tem bảo đảm, hộp chai đựng bị hở, rách, sản phẩm đổi mầu hoặc có mùi bất thừng.
9. Nếu chẳng may dùng quá liều lượng hoặc nhầm thuốc, nên thông báo cho bác sĩ hoặc phòng cấp cứu hay ngay.
10. Nên có một danh sách ghi các thuốc đang dùng, dù là do bác sĩ cho toa hoặc mua tự do. Mỗi lần đi khám bệnh, nên đưa cho bác sĩ coi để được hướng dẫn.
Cuối cùng là, nên thân thiện với các vị dược sĩ. Vai trò của họ không chỉ giới hạn trong việc bán thuốc mà còn được huấn luyện, để cố vấn cho giới tiêu thụ mỗi khi cần thuốc. Họ là người giúp ta có hiểu biết về thuốc, về công dụng, về tác dụng phụ, uống khi nào, uống bao nhiêu…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.