Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Con Trẻ Chơi Game

24/09/201000:00:00(Xem: 8497)

Câu Chuyện Thầy Lang: Con Trẻ Chơi Game

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Nếu có nhiều bậc phụ huynh e ngại con mình hồi này chẳng học hành gì mà suốt ngày chỉ ngồi chơi game qua internet thì cũng không ít cha mẹ tỏ vẻ hãnh diện khi thấy mấy cháu điều khiển các loại trò chơi một cách thành thạo, nhanh nhẹn.
Chơi game hoặc trò chơi điện tử đã trở thành một sinh hoạt phổ thông không những với con trẻ mà cả người lớn.
Theo Interactive Digital Software Association, có tới 60% dân chúng Hoa Kỳ tham gia  trong đó, 61% là người lớn tuổi với 43% là nữ giới. Tuổi trung bình là từ 26 tới 33.
Một nghiên cứu khác của  Victoria J. Rideout cho biết gần 50% các em dưới 6 tuổi đã biết dùng computer và hơn 30% các cháu chơi video game. 
Càng ngày game càng trở nên tinh sảo, đa dạng, thực dụng và đã mang lại  nhiều tỷ mỹ kim cho giới sản xuất.
Game được manh nha từ thập niên 1940 rồi tới thập niên 1950 thì video game đầu tiên xuất hiện. Thập niên 1960 chơi game trên computer được giới thiệu rồi tới các loại game khác như arcade, hộp máy (console), máy vi tính cá nhân.
Máy chơi game cầm tay xuất hiện vào năm 1989. Cuối cùng thì ngay cả trên cell phone, game cũng được trang bị từ năm 1998 để bà con chơi ngắn hạn trong khi chờ xe bus, hẹn đào chờ kép.
Thành ra, game có thể chơi online hoặc offline rất dễ dàng.
Game có nhiều chương trình khác nhau về thể dục,  thể thao, hành động, thám hiểm, khoa học, giải trí, huấn luyện trí tuệ với mầu sắc hấp dẫn, âm thanh kích thích lôi cuốn, hình ảnh đẹp lại tiện lợi có sẵn, cho nên số thời gian mà các cháu chơi có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, một số chương trình chứa những nội dung quá kích động, tình dục hoặc bạo hành  khiến cho phụ huynh cũng như các nhà giáo dục, xã hội bắt đầu e ngại là game sẽ ảnh hưởng tới đời sống của các cháu.
Đã có nhiều nghiên cứu phân tích lợi hại của trò chơi có tính cách thời đại này.
Lợi điểm
Hãy hình dung một em bé đang chơi game trên máy vi tính: cậu ta gò lưng chăm chú cặp mắt trên màn hình, tay nhoay nhoáy lướt con chuột hoặc trên phím như một nhà ảo thuật, mắt dán vào hình ảnh của game. Cậu ta tập trung vào diễn tiến của trò chơi, nét mặt luôn luôn thay đổi từ căng thẳng sang vui hớn hở, có lúc suy tư nheo trán, một thoáng thất vọng với những cử động, những suy nghĩ đối phó, giải quyết phối hợp với nhau. Để rồi khi kết thúc cuộc chơi thì thoải mái cười khi thắng, hoặc hơi buồn khi ít thành công.
Khi chơi game với người khác thì cháu ra sức ganh đua để cố đạt thắng lợi. Từ cuộc đấu trí với nội dung của game, cậu bé đã thu hoạch được một số lợi điểm:
•Game tạo ra không khí lôi cuốn, thú vị, sôi nổi có tác dụng kích thích các hoạt động tinh thần và thể chất của cậu ta.
•Vào cuộc chơi là phải có phản ứng, xét đoán nhanh nhẹn nhờ đó cháu bé tạo được thói quen nhậm lẹ đối phó với tình thế mới ở ngoài đời.
•Chơi game là muốn thắng: cậu phải tập trung ý chí, nghĩ ra phương thức tốt, bám sát trò chơi. Lâu ngày thành quen, sẽ tăng lòng tự tin, cố gắng.
•Trẻ em kém khả năng phát triển trí tuệ, không phản ứng được với sự việc xảy ra ở xung quanh, có thể thay đổi với chơi game. Giác quan các cháu mở rộng và trở nên nhanh nhẹn khôn ngoan hơn sau một thời kỳ chơi những game có nội dung giáo dục, khoa học.
•Chơi game chung với bạn bè, hòa nhập với nhau, tạo cho các cháu tinh thần ganh đua đồng đội, công bằng, hợp tác.
•Với các game kích thích óc tò mò về các sinh hoạt thể chất và tinh thần, các cháu tạo ra thói quen học hỏi.
•Con trẻ thường là  bốc đồng, hấp tấp, gây gián đoạn (phá bĩnh) và muốn được chú ý…Nhưng chơi game với người khác, cháu phải đợi tới lượt, tiêm nhiễm dần dần tính kiên nhẫn, tôn trọng quy luật, đợi tới kết thúc để biết kết quả cuộc chơi, được thua vui vẻ.


•Trong khi chơi với bạn, các cháu phải đối thoại, hành động qua lại thương lượng với nhau, phải suy nghĩ tìm giải đáp. Nhờ đó luyên được khả năng nghe và nói tốt hơn đồng thời cũng tăng sự gần gũi, thân mật.
•Chơi game là phải nhanh mắt nhanh tay đối phó kịp thời, tạo cho cháu thói quen phối hợp các động tác này.
Game cũng được áp dụng trong y học.
•Tập trung vào game được dùng để giảm sự chú ý của bệnh nhân vào một rối loạn nào đó như cơn đau, nôn ói khi đang hóa trị ung thư… Chẳng khác chi cảnh Quan Công chăm chú đánh cờ quên đau để Hoa Đà  mổ da trị vết thương làm độc mà không dùng thuốc tê.
•Bệnh nhân tai biến, giảm khả năng cử động, phát ngôn được cho chơi game để tập phục hồi phần nào các chức năng này.
Trong tạp chí y khoa British Medical Journal tháng 6 năm 2005 Giáo sư Mark Griffiths nêu ra kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia áp dụng video game như một sinh trị liệu (physiotherapy) hoặc lao động trị liệu để phục hồi chức năng, trị nhiều bệnh trẻ em như kém học hỏi, khó khăn phát ngôn, tự kỷ ám thị, quá năng động, liệt hạ chi vì tổn thương cột sống.
Khi chơi game, các bệnh nhân này có thể tập để lấy lại các chức năng co duỗi cơ bắp, xương khớp. Ông cũng nêu ra trường hợp em bé bị bệnh thiếu máu sickle cell đang nhận hóa trị nhờ chơi game mà bớt cảm giác đau đớn, nôn ói; một bé khác bị bệnh ngoài da, luôn tay cấu vào môi. Bác sĩ cho cháu chơi game và cháu bỏ được thói quen làm tổn thương da.
Giáo sư tâm lý Douglas Gentile, Đại học Iwoa, nêu ra trường hợp các bác sĩ phẫu thuật laparoscopy mổ nhanh hơn tới 27% và ít phạm lỗi tới 37% so với bác sĩ không chơi game. Nhờ chơi game, đôi bàn tay họ trở nên nhanh nhẹn và trí óc sáng suốt.
Bất lợi
Đó là chơi game vừa phải chứ còn chơi say mê quên ăn quên ngủ, ăn uống qua loa là lại không tốt.
Nhiều nhận xét cho thấy say mê chơi game có thể đưa tới một số hậu quả  tạm thời như hoang tưởng, nghe thấy âm thanh không có thực, đau cổ tay, cổ, khuỷu tay, bệnh dây thần kinh ngoại vi hoặc mập phì vì suốt ngày chơi game, không vận động.
Các cháu cũng có thể trở nên ngỗ nghịch hung bạo, giảm giao tế với gia đình bạn bè, chểnh mảng học hành vì tiêm nhiễm nội dung xấu của game.
Vì vậy các bậc phụ huynh nên:
•Giới hạn thời gian chơi, tối đa 1 giờ mỗi ngày, ở nhà cũng như ở ngoài.
•Đòi hỏi hoàn tất bài học hoặc các bổn phận khác trước khi chơi game.
•Coi bảng đánh giá game và nội dung của game, tránh game có tính cách bạo động đánh lộn, tiêu diệt. Lựa game cần xử dụng trí óc suy luận, mưu lược, hành động.
•Để ý coi con em có dấu hiệu lạm dụng hoặc ghiền game, ngưng cho chơi nếu cháu tỏ vẻ ám ảnh, say mê. Nghiên cứu cho hay hiện nay cứ 5 em thì 1 em ghiền chơi game.
•Đừng để máy chơi game, computer trong phòng ngủ của các cháu mà để nơi nào dễ kiểm soát.
•Quan sát khi cháu chơi game trên internet với người khác, lưu ý các cháu đừng hẹn gặp người lạ mặt, tránh gặp người có hành vi tác phong xấu. Đa số bác sĩ tiểu nhi đều đồng ý nội dụng bạo động của truyền thông bao gồm TV, game…đều gây ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.
Lưu ý các cháu không cho người lạ biết lý lịch của mình.
Kết luận
Mọi sự trên đời đều có mặt lợi và hại, kể cả chơi video game hoặc máy vi tính. Nếu áp dụng được luật trung dung, vừa phải của cổ nhân thì lợi nhiều hơn hại.
Đối với vấn đề game, các bậc phụ huynh nên thảo luận, hướng dẫn để các cháu vừa giải trí, vừa học hỏi mở mang trí tuệ, kiện toàn khéo léo hành động, mở rộng giao tế bạn bè.
Chơi game cũng chẳng khác chi “ăn quá no trở thành bội thực, khó tiêu, bệnh hoạn”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.