Hôm nay,  

Ngừa Tiêu Chảy Khi Du Lịch

20/01/200700:00:00(Xem: 7145)

Câu Chuyện Y Học: Ngừa Tiêu Chảy Khi Du Lịch

Chuyên viên Julie Johnson thuộc Đại Học Alberta, Gia Nã Đại, vừa tường trình kết quả nghiên cứu thăm dò 104 du khách cho biết phần lớn du khách đi Mễ Tây Cơ nghỉ hè chỉ hiểu đại khái những nguy cơ bệnh tiêu chảy khi du lịch. Theo kết quả phỏng vấn du khách khi rơì phi trường Calgary hồi tháng March và April 2005, thì 80% du khách biết ăn rau sà lát, ăn thị bò hay thịt gà chưa nấu chin, dễ bị trúng thực tiêu chảy.

47% du khách cho biết uống nước khử trùng (chlorinated water) không an toàn lắm vì vi trùng Cryptosporidium kháng chlorine vẫn có thể gây nhiễm trùng.

96% du khách cho rằng tiêu chảy là do nhiễm vi trùng.

43% du khách biết siêu vi trùng (virus) cũng có thể gây tiêu chảy.

Chỉ có 55.8% du khách biết cần phải rửa tay để đỡ bị nhiễm trùng và 25% du khách hiểu lầm nấm mốc có thể gây tiêu chảy khi du lịch.

Hơn 50% du khách tìm hiểu bệnh tật trước khi du lịch, nhưng chỉ có khoảng 25% hỏi bác sĩ, dược sĩ hay y tá. 33% du khách tìm hiểu trúng thực tiêu chảy qua hãng du lịch, qua internet, hay người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

Theo lời khuyên của chuyên viên Julie Johnson thì mọi người nên tìm hiểu thêm về bệnh tiêu chảy trước khi du lịch.  (Journal of Travel Medicine, January 2007).

Trong một tường trình mới khác tại Hội Nghị American Society for Cell Biology, December 2006, San Diego, cho biết vi trùng Campylobacter gây nhiễm trùng trúng thực, xâm nhập cơ thể qua đường ruột bằng một ngả đặc biệt khiến cơ thể không thể biết và không thể tiêu diệt được vi trùng. Vi trùng Campylobacter không qua ngả bình thường (endocytic pathway), khi tiến tơí nhân tế bào, gần bộ máy Golgi, tức là khác vơí ngả vi trùng xâm nhập bình thường qua đường ruột vào cơ thể .

Trúng thực tại Mỹ thường do vi trùng Salmonella. Nhưng gần đây Tường Trình Consumer báo động vai trò quan trọng của vi trùng Campylobacter gây trúng thực. Trúng thực do vi trùng Campylobacter đứng hàng đầu trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm có 2.4 triệu người bị trúng thực do vi trùng Campylobacter.

Nói Thêm về Bệnh Tiêu Chảy (Diarrhea)

Nguyên Nhân Tiêu Chảy: Tiêu chảy có thể chỉ là tạm thơì, nghĩa là tiêu chảy trong một thời gian ngắn, phần lớn do nhiễm trùng, còn tiêu chảy kinh niên có thể do bệnh đường ruột. Những nguyên nhân tiêu chảy bao gồm: Nhiễm trùng đồ ăn hay nươc uống. Những vi trùng (bacteria) thường thấy như vi trùng Campylobacter, Salmonella, Shigella, và Escherichia Coli. Nhiễm siêu vi trùng (virus) gây tiêu chảy như siêu vi trùng Rotavirus, Norwalk virus, Cytomegalovirus, Herpes simplex virus, và siêu vi trùng viêm gan (hepatitis virus). Tiêu chảy do đồ ăn không quen hay ăn không tiêu do chất lactose. Ký sinh trùng trong đồ ăn nước uống, như Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, và Cryptosporidium. Phản ứng thuốc trụ sinh hay kháng sinh, công phạt do thuốc trị cao máu, thuốc chống acids như chất magnesium. Bệnh đường ruột như viêm ruột hay bệnh celiac disease. Bệnh tiêu chảy có thể do chức năng ruột kích động, hội chứng kích động ruột (irritable bowel syndrome). Trong vài trường hợp khác, tiêu chảy sau khi giải phẫu bao tử hay mổ bỏ túi mật. Lý do chính gây tiêu chảy là bởi đồ ăn di chuyển quá nhanh trong ruột sau khi giải phẫu bao tử hay chất mật tích tụ quá nhiều trong ruột sau khi bỏ túi mật. Một vài trường hợp hiếm có không tìm ra nguyên nhân tiêu chảy.

Du lịch tại vài nước đang mở mang bị tiêu chảy là do vi trùng hay siêu vi trùng nhiễm trong đồ ăn. Những người du lịch xuất xứ từ những nước như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, những nước ở Âu Châu, Nhật Bản, Úc Châu và Tân Tây Lan, sang những nước đang mở mang, dễ bị bệnh tiêu chảy.

Khi du lịch, tránh nguy cơ tiêu chảy bằng cách không uống nước lã, không đánh răng súc miệng bằng nước lã, không uống sữa chưa khử trùng, không uống nước đá làm bằng nước lã, không ăn trái cây xanh, nên bỏ vỏ trái cây trước khi ăn, không ăn rau sống, không ăn thịt hay cá chưa nấu chín, không ăn uống đồ ăn từ những hàng bán rong ngoài đường. Nên uống nước trong chai, nước ngọt soda trong hộp, hay cà phê nước đun sôi.

Nhiều bác sĩ cho bệnh nhân thuốc tiêu chảy và kháng sinh hay trụ sinh mang theo phòng hờ sợ nhỡ bị tiêu chảy nhiễm trùng chưa kịp có thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng nên gặp sĩ nơi mình cư ngụ.

Triệu chứng tiêu chảy gồm có đau bụng, lình bình trong bụng, ói, đi cầu thường xuyên. Bệnh nhân có thể bị nóng và tiêu chảy ra máu.Tiêu chảy cấp tính thường thì do vi trùng, siêu vi trùng hay ký sinh trùng, không kéo dài quá 3 tuần lễ. Tiêu chảy quá 3 tuần lễ là tiêu chảy kinh niên thường do bệnh viêm đường ruột hay hội chứng kích động ruột. Trẻ em cũng có thể bị tiêu chảy cấp tính hay kinh niên. Tiêu chảy trẻ em do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi trùng, nhiễm siêu vi trùng, ký sinh trùng, hoặc do vài thứ thuốc uống, do bệnh đường ruột hay dị ứng đồ ăn.

Điều Trị: Không bao giờ dùng thuốc tiêu chảy người lớn cho trẻ em uống. Khi trẻ sơ sinh hay còn nhỏ tuổi tiêu chảy rất nguy hiểm vì mất nước trong cơ thể. Trẻ bị mất nước trong vài ngày có thể tử vong. Bởi vậy khi trẻ bị tiêu chảy phải thận trọng hơn người lớn, phải đưa trẻ gặp bác sĩ nhi đồng ngay. Những triêu chứng sau đây cũng cần đưa trẻ gặp bác sĩ thật sớm như: trong phân có máu hay mủ, phân đen như cà phê, nóng sốt hơn 101.4 độ Fahrenheit, uống thuốc trong 24 giờ không thuyên giảm bệnh, hay trẻ bị mất nước trong cơ thể. Khi bị mất nước, trẻ bị khát nước, ít đi tiểu, khô da, mệt mỏi, chóng mặt, và nước tiểu đậm mầu. Những triệu chứng khác như môi và lưỡi khô, khóc không ra nước mắt, quá 3 giờ mà chưa đi tiểu ra tã, mắt hõm, nóng sốt, nằm không yên, da nhăn nheo, da không thẳng ngay khi khẽ bóp nhẹ ngoài da. Khi trẻ bị mất nước vì tiêu chảy phải vào nhà thương cấp cứu).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com), một Trang Web Y Khoa của Người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.