Hôm nay,  

Ngừa Tiêu Chảy Khi Du Lịch

20/01/200700:00:00(Xem: 7143)

Câu Chuyện Y Học: Ngừa Tiêu Chảy Khi Du Lịch

Chuyên viên Julie Johnson thuộc Đại Học Alberta, Gia Nã Đại, vừa tường trình kết quả nghiên cứu thăm dò 104 du khách cho biết phần lớn du khách đi Mễ Tây Cơ nghỉ hè chỉ hiểu đại khái những nguy cơ bệnh tiêu chảy khi du lịch. Theo kết quả phỏng vấn du khách khi rơì phi trường Calgary hồi tháng March và April 2005, thì 80% du khách biết ăn rau sà lát, ăn thị bò hay thịt gà chưa nấu chin, dễ bị trúng thực tiêu chảy.

47% du khách cho biết uống nước khử trùng (chlorinated water) không an toàn lắm vì vi trùng Cryptosporidium kháng chlorine vẫn có thể gây nhiễm trùng.

96% du khách cho rằng tiêu chảy là do nhiễm vi trùng.

43% du khách biết siêu vi trùng (virus) cũng có thể gây tiêu chảy.

Chỉ có 55.8% du khách biết cần phải rửa tay để đỡ bị nhiễm trùng và 25% du khách hiểu lầm nấm mốc có thể gây tiêu chảy khi du lịch.

Hơn 50% du khách tìm hiểu bệnh tật trước khi du lịch, nhưng chỉ có khoảng 25% hỏi bác sĩ, dược sĩ hay y tá. 33% du khách tìm hiểu trúng thực tiêu chảy qua hãng du lịch, qua internet, hay người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

Theo lời khuyên của chuyên viên Julie Johnson thì mọi người nên tìm hiểu thêm về bệnh tiêu chảy trước khi du lịch.  (Journal of Travel Medicine, January 2007).

Trong một tường trình mới khác tại Hội Nghị American Society for Cell Biology, December 2006, San Diego, cho biết vi trùng Campylobacter gây nhiễm trùng trúng thực, xâm nhập cơ thể qua đường ruột bằng một ngả đặc biệt khiến cơ thể không thể biết và không thể tiêu diệt được vi trùng. Vi trùng Campylobacter không qua ngả bình thường (endocytic pathway), khi tiến tơí nhân tế bào, gần bộ máy Golgi, tức là khác vơí ngả vi trùng xâm nhập bình thường qua đường ruột vào cơ thể .

Trúng thực tại Mỹ thường do vi trùng Salmonella. Nhưng gần đây Tường Trình Consumer báo động vai trò quan trọng của vi trùng Campylobacter gây trúng thực. Trúng thực do vi trùng Campylobacter đứng hàng đầu trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm có 2.4 triệu người bị trúng thực do vi trùng Campylobacter.

Nói Thêm về Bệnh Tiêu Chảy (Diarrhea)

Nguyên Nhân Tiêu Chảy: Tiêu chảy có thể chỉ là tạm thơì, nghĩa là tiêu chảy trong một thời gian ngắn, phần lớn do nhiễm trùng, còn tiêu chảy kinh niên có thể do bệnh đường ruột. Những nguyên nhân tiêu chảy bao gồm: Nhiễm trùng đồ ăn hay nươc uống. Những vi trùng (bacteria) thường thấy như vi trùng Campylobacter, Salmonella, Shigella, và Escherichia Coli. Nhiễm siêu vi trùng (virus) gây tiêu chảy như siêu vi trùng Rotavirus, Norwalk virus, Cytomegalovirus, Herpes simplex virus, và siêu vi trùng viêm gan (hepatitis virus). Tiêu chảy do đồ ăn không quen hay ăn không tiêu do chất lactose. Ký sinh trùng trong đồ ăn nước uống, như Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, và Cryptosporidium. Phản ứng thuốc trụ sinh hay kháng sinh, công phạt do thuốc trị cao máu, thuốc chống acids như chất magnesium. Bệnh đường ruột như viêm ruột hay bệnh celiac disease. Bệnh tiêu chảy có thể do chức năng ruột kích động, hội chứng kích động ruột (irritable bowel syndrome). Trong vài trường hợp khác, tiêu chảy sau khi giải phẫu bao tử hay mổ bỏ túi mật. Lý do chính gây tiêu chảy là bởi đồ ăn di chuyển quá nhanh trong ruột sau khi giải phẫu bao tử hay chất mật tích tụ quá nhiều trong ruột sau khi bỏ túi mật. Một vài trường hợp hiếm có không tìm ra nguyên nhân tiêu chảy.

Du lịch tại vài nước đang mở mang bị tiêu chảy là do vi trùng hay siêu vi trùng nhiễm trong đồ ăn. Những người du lịch xuất xứ từ những nước như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, những nước ở Âu Châu, Nhật Bản, Úc Châu và Tân Tây Lan, sang những nước đang mở mang, dễ bị bệnh tiêu chảy.

Khi du lịch, tránh nguy cơ tiêu chảy bằng cách không uống nước lã, không đánh răng súc miệng bằng nước lã, không uống sữa chưa khử trùng, không uống nước đá làm bằng nước lã, không ăn trái cây xanh, nên bỏ vỏ trái cây trước khi ăn, không ăn rau sống, không ăn thịt hay cá chưa nấu chín, không ăn uống đồ ăn từ những hàng bán rong ngoài đường. Nên uống nước trong chai, nước ngọt soda trong hộp, hay cà phê nước đun sôi.

Nhiều bác sĩ cho bệnh nhân thuốc tiêu chảy và kháng sinh hay trụ sinh mang theo phòng hờ sợ nhỡ bị tiêu chảy nhiễm trùng chưa kịp có thuốc uống, nhưng nếu bệnh nặng nên gặp sĩ nơi mình cư ngụ.

Triệu chứng tiêu chảy gồm có đau bụng, lình bình trong bụng, ói, đi cầu thường xuyên. Bệnh nhân có thể bị nóng và tiêu chảy ra máu.Tiêu chảy cấp tính thường thì do vi trùng, siêu vi trùng hay ký sinh trùng, không kéo dài quá 3 tuần lễ. Tiêu chảy quá 3 tuần lễ là tiêu chảy kinh niên thường do bệnh viêm đường ruột hay hội chứng kích động ruột. Trẻ em cũng có thể bị tiêu chảy cấp tính hay kinh niên. Tiêu chảy trẻ em do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi trùng, nhiễm siêu vi trùng, ký sinh trùng, hoặc do vài thứ thuốc uống, do bệnh đường ruột hay dị ứng đồ ăn.

Điều Trị: Không bao giờ dùng thuốc tiêu chảy người lớn cho trẻ em uống. Khi trẻ sơ sinh hay còn nhỏ tuổi tiêu chảy rất nguy hiểm vì mất nước trong cơ thể. Trẻ bị mất nước trong vài ngày có thể tử vong. Bởi vậy khi trẻ bị tiêu chảy phải thận trọng hơn người lớn, phải đưa trẻ gặp bác sĩ nhi đồng ngay. Những triêu chứng sau đây cũng cần đưa trẻ gặp bác sĩ thật sớm như: trong phân có máu hay mủ, phân đen như cà phê, nóng sốt hơn 101.4 độ Fahrenheit, uống thuốc trong 24 giờ không thuyên giảm bệnh, hay trẻ bị mất nước trong cơ thể. Khi bị mất nước, trẻ bị khát nước, ít đi tiểu, khô da, mệt mỏi, chóng mặt, và nước tiểu đậm mầu. Những triệu chứng khác như môi và lưỡi khô, khóc không ra nước mắt, quá 3 giờ mà chưa đi tiểu ra tã, mắt hõm, nóng sốt, nằm không yên, da nhăn nheo, da không thẳng ngay khi khẽ bóp nhẹ ngoài da. Khi trẻ bị mất nước vì tiêu chảy phải vào nhà thương cấp cứu).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com), một Trang Web Y Khoa của Người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.