Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang:thượng Thổ, Hạ Tả

06/03/200900:00:00(Xem: 4511)
Câu Chuyện Thầy Lang:Thượng Thổ, Hạ Tả
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Thường thường, tiêu chẩy và nôn là những rối loạn lành tính, tự hết khi các chất có hại đã được loại ra khỏi ống tiêu hóa. Tuy nhiên, trước các triệu chứng của bệnh, nhiều bệnh nhân cũng hết sức e ngại, đặc biệt là khi các bà mẹ thấy con mình "thượng thổ, hạ tả"liên tục ngày đêm.
Ấy vậy mà các rối loạn này rất phổ biến, nhiều khi hiểm nghèo. Theo cơ quan Y tế Thế giới, hàng năm có tới 2 triệu người trên trái đất, nhất là trẻ em, thiệt mạng vì chúng.
Để có thể đối phó đúng cách, xin cùng tìm hiểu.
Tiêu chẩy
Tiêu chẩy hoặc tháo dạ là tình trạng làm cho chất thải trong ruột tháo ra liên tục nhiều lần dưới dạng nước. Người bệnh có thể đi cầu trên ba lần mỗi ngày và đưa ra ngoài cả vài lít phân lỏng. Bình thường mỗi ngày cơ thể lành mạnh thải ra từ 100-300gr phân, tùy theo số lượng các thực phẩm không được hấp thụ như tinh bột.
Bệnh có thể diễn ra trong 1 hoặc 2 ngày rồi hết mà không cần điều trị.
Khi bệnh kéo dài hơn 2 ngày thì nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh kinh niên nào đó. Tiêu chảy kinh niên có thể lâu tới trên 4 tuần lễ.
Nguyên nhân
Tiêu chẩy cấp tính thường là do nhiễm các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Trường hợp kinh niên có thể là do rối loạn chức năng của bộ phận tiêu hóa.
Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy:
-Tiêu thụ các thức ăn, nước uống có nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, Escherichia coli (E coli), Shigella.
-Do các virus viêm gan, rotavirus, virus herps simplex.
-Do các ký sinh trùng  Giardia lamblia, entamoeba histolyca.
-Do bất dung (intolerance) với vài thành phần của thực phẩm như đường hóa học, đường lactose trong sữa.
-Phản úng với dược phẩm như thuốc kháng sinh, thuốc trị cao huyết áp, trị ung thư. Kháng sinh hủy diệt vi khuẩn tốt xấu, đưa tới mất cân bằng vi sinh vật trong ruột rồi bị tiêu chảy với loại vi khuẩn Clostrium difficile.
-Tiêu chẩy do bệnh của ruột như viêm ruột, bệnh Crohn.
-Do rối loạn chức năng ruột như trường hợp Hội chứng kích thích ruột (Irritable Bowel Syndrome.)
-Tiêu chẩy sau giải phẫu bao tử, túi mật vì thực phẩm xuống ruột quá mau và có quá nhiều mật ở ruột.
-Một trường hợp đặc biệt mệnh danh là Tiêu Chẩy Du Lịch (Traveller's Diarrhea) khi đi chơi xa mà tiêu thụ thức ăn nước uống nhiễm các vi sinh vật nguy hại.
Dấu hiệu
Dấu hiệu bệnh tiêu chảy gồm có ngầm ngầm đau trong bụng, đầy bụng, buồn nôn, ói mửa, mót đi cầu nhiều lần đôi khi phân lẫn máu và nóng sốt.
Sở dĩ phân nhiều chất lỏng là do mấy nguyên lý:
a-Các phần tử không được hấp thụ như lactose trong sữa tươi, sorbitol trong kẹo nằm lại ở ruột sẽ hút  nhiều chất lỏng và chất điện giải khiến cho phân trở nên loãng. Đó là sự tiêu chẩy do thẩm thấu (osmotic diarrhea).
b-Bình thường, nhiều chất lỏng được tiết ra trong ruột nhưng chúng đều được hấp thụ trở lại trước khi xuống ruột già.
Tiêu chảy xảy ra khi sự tiết chất lỏng trong ruột nhiều hơn là sự tái hấp thụ.
Độc tố của vi khuẩn như trong bệnh tả cholera, một vài loại thuốc xổ, chất hữu cơ hoặc kim loại nguy hại có thể gây ra rối loạn này và được gọi là tiêu chẩy do sản xuất nhiều chất lỏng ( Secretory diarrhea).
c-Ống tiêu hóa đều được một lớp niêm mạc bảo vệ. Khi niêm mạc bị tổn thương, chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chất lỏng của ruột không còn nữa và chất lỏng theo nhau chạy ra ngoài. Đó là trường trường hợp tiêu chảy do viêm và nhiễm đường ruột ( Inflammatory and Infectious Diarrhea). Các vi khuẩn Salmonella, E coli, các rotavirus, động vật nguyên sinh Giardia…tiết ra độc tố gây ra loại tiêu chảy này.
d-Để được hấp thụ, thực phẩm và chất lỏng phải nằm ở lại ruột một thời gian cần thiết, bình thường là 12 giờ. Nếu các chất này chỉ thoáng dừng chân rồi kéo nhau thoát ra khỏi ruột thì sẽ đưa tới tiêu chảy do kém hấp thụ và rối loạn nhu động ruột (Diarrhea associated with Derranged Motility). Đó là trường hợp cắt bỏ một phần dạ dày, ruột, bắc cầu dạ dày-ruột hoặc do vái hóa chất như Mg trong thuốc chống acid, thuốc xổ táo bón.
Chẩn đoán bệnh
Tiêu chảy thường không gây hại nhưng nếu có các dấu hiệu sau đây, nên đi bác sĩ để được khám nghiệm:
-Tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày
-Có dấu hiệu khô nước trong người
-Đau quặn ở bụng và trực tràng
-Nhiệt độ cơ thể cao hơn 101ºF (38º C)
-Máu tươi, máu bầm hoặc chất dầu trong phân.
-Mới đi du lịch về.
-Trẻ em ói mửa liên tục
Bác sĩ sẽ khám tồng quát và thực hiện một số thử nghiệm như sau.
-Thử phân để tìm vi sinh vật gây ra bệnh.
-Thử máu
-Nội soi ruột để quan sát tình trạng ruột già, trực tràng
-Chụp hình  X-quang để tìm ra sự thay đổi về cấu trúc của ruột, dạ dày.
Thường thường chỉ cần thử nghiệm khi tiêu chảy kéo dài quá 4 ngày, ngoại trừ khi có khử nước, máu trong phân, nóng sốt, đau bụng, giảm huyết áp, dấu hiệu trúng độc.
Biến chứng
Biến chứng quan trọng nhất của tiêu chảy là sự Khô nước (Dehydration) trong cơ thể vì chất lỏng và các chất điện giải như Na. K, Mg,
Cl trong người theo nhau chạy ra ngoài. Biến chứng này rất quan trọng ở trẻ em và người già và cần điều trị ngay để tránh các rối loạn trầm trọng cho sức khỏe.
Các dấu hiệu của Khô nước là khát nước, tiểu tiện ít, da khô, mệt mỏi, đầu óc choáng váng. Trẻ em thường có thêm miệng lưỡi khô, sốt, mắt má hóp, không có nước mắt khi khóc.
Điều trị
Tiêu chẩy trầm trọng cần  được bổ sung chất lỏng và chất điện phân càng sớm càng tốt, qua miệng hoặc truyền tĩnh mạch.
Dược phẩm chống tiêu chảy có thể có ích, nhưng không nên dùng ở người bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu ta chặn tiêu chảy thì các vi sinh vật gây bệnh vẫn còn nằm trong ruột và tiếp tục tác hại. Do đó, các bác sĩ đều chữa ngay với kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn. Với virus thì cứ để tự nhiên lành hoặc dùng thuốc tùy theo loại virus.
Vì tiêu chẩy là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, cho nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh rồi điều trị là điều cần làm. Đó là công việc của bác sĩ.
Áp dụng thực tế"
-Uống nhiều nước. Bắt đầu nhấn nháp bất cứ loại nước nào ngoại trừ rượu và nước có nhiều caffeine. Sữa có thể kéo dài tình trạng tiêu chẩy nhưng cung cấp chất dinh dưỡng và chất lỏng. Các dung dịch nước điện phân bán tại các tiệm thuốc tây như Pedialyte…đều rất tốt.

-Không nên dùng các thuốc chống tiêu chảy nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Tiêu chảy là để loại bỏ chất độc hại trong ruột, thuốc chống tiêu chảy có thể gây trở ngại cho việc loại bỏ này.
-Nghỉ ngơi
Trường hợp các cháu bé:
-Tiêu chảy nhẹ không đáng quan ngại nếu cháu ăn uống, chơi đùa bình thường. Chỉ sau vài ngày bệnh sẽ hết với chăm sóc tại gia.
Các cháu không bị khô nước hoặc ói mửa có thể tiếp tục ăn uống như thường lệ kể cả sữa mẹ hoặc thực phẩm chế biến, nhưng với số lượng ít hơn một chút. Tiếp tục nuôi như vậy có thể giảm thời gian tiêu chảy mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Buồn Nôn và Nôn
Bây giờ quay sang với trường hợp "thượng thổ", y học gọi là "Buồn Nôn và Nôn".
Thực ra Buồn Nôn và Nôn không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.
 Buồn Nôn (Nausea) là cảm giác dạ dày muốn tự trút bỏ hết chất chứa ra ngoài.
Theo nhà ngữ học Paul McFredries, nausea có nguồn gốc Hy Lạp: naus=ship= con tàu; ia=sick=bệnh. Nausea chỉ bệnh nôn khi ngồi tàu sông biển. một trong nhiều nguyên nhân của chứng bệnh này.
Còn Nôn hoặc Mửa (Vomiting)  là động tác  tống khứ  một cách tự ý hoặc vô tình các thứ trong dạ dày qua miệng.
Nhiều người tưởng nôn  có nguồn gốc từ bao từ, nhưng thực ra, nôn do một trung tâm đặc biệt trên não bộ kiểm soát. Trung tâm này nhận tín hiệu gây nôn từ nhiều nơi như là bao tử và ruột khi bị nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc thương tích; từ tai trong khi say sóng, say xe; từ não khi có chấn thương, u bướu, nhiễm trùng não bộ hoặc trong bệnh thiên đầu thống migraine.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra Nôn:
1-Nôn vì say sóng, say tàu trong khi di chuyển.
2-Nôn trong bệnh viêm dạ dày vì các tác nhân kích thích màng lót cơ quan này, như trong trường hợp bị nhiễm vi khuẩn, virus, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, loét dạ dày.
3-Nôn trong bệnh tiểu đường, bệnh viêm gan, sỏi thận, suy thận, viêm ruột, viêm phổi, cơn đau thắt ngực (angina), cường tuyến giáp…
4-Tác dụng phụ của dược phẩm như hóa trị hoặc xạ trị ung thư, thuốc chống đau, viêm, thuốc kháng sinh, rượu, nicotine.
5-Nghẹt ruột khiến cho thực phẩm không xuống được ruột già và dội ngược lên miệng.
6-Chấn thương hoặc viêm não, u bướu não, rối loạn tai trong khi di chuyển máy bay, tàu thủy.
7-Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì thay đổi lượng hormon trong máu.
Thời gian buồn nôn và nôn xuất hiện có thể cho biết nguyên nhân. Nếu triệu chứng xảy ra ngay sau bữa ăn có thể là chỉ dấu của loét dạ dày hoặc do bệnh tâm trí. Nếu xảy ra từ 1 tới 8 giờ sau bữa ăn có thể là do ngộ độc thực phẩm. Bệnh do nhiễm vi khuẩn trong thức ăn thường xuất hiện trễ vì ví khuẩn cần thời gian lâu hơn để gây ra bệnh.
Điều trị
Thường thường nôn tuy coi có vẻ dữ giằn nhưng tự hết. Đôi khi nôn có thể trở nên nguy hiểm nếu đưa tới khô nước, đặc biệt là ở trẻ em và nếu nôn là dấu hiệu của các bệnh hiểm nghèo như tổn thương não, nghẹt ruột, viêm ruột dư, nhức đầu, u não.
Do đó, căn bản điều trị Nôn là tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng, vì một khi bệnh chính được chữa khỏi thì nôn không còn nữa. Đó là việc làm của bác sĩ. Trong khi chờ đợi, vẫn phải bổ sung chất lỏng mất đi và giảm thiểu nôn.
Nôn gây trở ngại cho việc bổ sung chất lỏng qua miệng cho nên nhiều khi phải chuyền dịch tĩnh mạch, nếu người bệnh có dấu hiệu khô nước.
Có nhiều thuốc chống nôn để bác sĩ lựa chọn như promethazine (Phnergan), prochlorperazine (Compazyme), metoclopramide( Reglan).
Chăm sóc tại nhà
Trong nôn mửa, dạ dày đang bị tồn thương, cần được nghỉ ngơi cho nên dung dịch nước bổ sung trong, không cặn bã (clear fluids) được dùng trong 24 giờ đầu. Thí dụ nước lã, nước cốt thịt cá, nước trái cây không cái, nước đá vụn, kem que. Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh, thức ăn bình thường được tiêu thụ dần dần trở lại.
Chỉ nên dùng ít một, nhiều lần trong ngày, nhai kỹ để dạ dày khỏi phải làm việc quá sức.
Nên tránh sữa trong 48 giờ đầu, vì dạ dày chưa tiêu hóa được đường lactose và tiêu chẩy, đầy bụng có thể xảy ra.
Tránh thực phẩm nhiều đường hoặc chiên  sào, nhiều mỡ, quá cay chua.
Đừng pha lẫn thực phẩm nóng, lạnh, đừng nấu nướng, gần nhà bếp để tránh cảm giác nôn vì thức ăn nóng bốc hơi.
Không nên đánh răng sau khi ăn vì nhiều người bị nôn.
Tạm thời ngưng uống các loại thuốc để giảm kích thích bao tử cho tới khi nôn thuyên giảm.
Khi có thai, để bớt nôn khi thức dạy buổi sáng, nên ăn một miếng bánh bích quy sốp mỏng không có bơ (crackers) trước khi rời khỏi giường.
Ngồi hoặc nằm nghỉ với gối hơi cao sau khi ăn. Vận động làm cho nôn trầm trọng hơn.
Để tránh nôn khi di chuyển xe, máy bay, dùng thuốc chống nôn như Dramamine, Bonine mua không cần toa bác sĩ. Nếu đi xa lâu hơn, xin bác sĩ cho thuốc dán có chất scopolamine (transderm Scop).
Bắt đầu ăn thực phẩm đặc 6 giờ sau khi nôn lần cuối.
-Với trẻ em, dùng thuốc chống ho để tránh việc ho kích thích nôn. Bé say xe, cho ngồi quay mặt về phía trước, vì nhìn ngang các vật di chuyển nhanh làm tăng nôn  mửa.
Khi nào cần đi khám bệnh
Thường thường, nôn chầm dứt từ 6 tới 24 giờ sau khi xuất hiện, khi các chất có hại được tống ra ngoài. Tuy nhiên, các trường hợp sau cần được bác sĩ khám nghiệm:
-Trẻ em dưới 6 tuổi mà nôn quá vài giờ cộng thêm tiêu chảy, có dấu hiệu khô nước, nóng sốt và không tiểu tiện trong 6 giờ.
-Người lớn mà nôn kéo dài 1 ngày hoặc nôn kèm theo tiêu chảy  24 giờ và khi có dấu hiệu khô nước.
Cần đi bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu, triệu chứng như lẫn máu trong chất nôn, nhức đầu, rối loạn trí nhớ, kém tinh anh, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt.
Kết luận
Đó là các hiểu biết căn bản vể tiêu chẩy, nôn mửa. Biết để phòng tránh, để biết cách đối phó trước khi phải tới bác sĩ khám chữa. Vưa tốn tiền, vừa mất thì giờ mà đôi khi "thượng thổ, hạ tả" lại do bệnh nguy hiểm tới tính mệnh gây ra.
Nhưng nếu bị thượng thổ hạ tả liên tục nhiều ngày, chất thải có máu, lại nóng sốt, nhức đầu…thì cần đến bác sĩ ngay.
Và áp dụng vài nguyên tắc căn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm như " không nấu chín, không bóc vỏ, không rửa sạch, không ăn"; rửa tay trước sau khi ăn, khi nấu nướng cũng như sau khi đi vệ sinh…
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" mà!!!
Bác sĩ Nguyễn Ý- Đức
Texas-Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.