Hôm nay,  

Mỹ Lần Đầu Có 1 DB Hồi Giáo

11/9/200600:00:00(View: 6717)

Dân Chủ Thắng Lớn Ở Hạ Viện, Mỹ Lần Đầu Có 1 DB Hồi Giáo

Thượng Viện Còn Ngang Ngửa, 2 Đảng Chưa Phân Thắng Bại...

WASHINGTON   -    Đảng DC đã chiếm quyền kiểm soát Hạ Viện và thắng thế ở Thượng Viện - các giới truyền thông ghi nhận vài nét đặc biệt về cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 7-11 gồm: 1 ứng cử viên Minnesota trở thành dân biểu Hồi Giáo đầu tiên, và bà Nancy Pelosi trở thành nữ thủ lãnh đa số đầu tiên tại Hạ Viện liên bang.

Theo các tin tức sơ khởi, kết quả bầu Thượng Viện chưa ngã ngũ vì hàng ngàn phiếu "lửng lơ" ở 2 tiểu bang Virginia và Montana. Ngoài vấn đề Iraq và định hướng hành động nội trị của chính phủ Bush, 1 đa số lớn cử tri xác nhận rằng sự bất bình với nhũng lạm ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Các khảo sát tại phòng phiếu ghi nhận 3/4 cử tri nói rằng nhũng lạm và các hành vi gây tai tiếng của các nhà lập pháp CH khiến cho họ bỏ phiếu cho đảng DC.

Các chính khách của đảng DC đã giành được quyền kiểm soát vững chắc tại Hạ Viện và giải tán hầu hết nếu không phải là toàn thể khối đa số của đảng CH tại Thượng Viện. Đảng DC phải thắng ở cả Virginia và Montana để là đa số tại Thượng Viện - khả năng đếm phiếu lại ở Virginia có thể trì hoãn kết quả.

Như để đặt định tiêu chuẩn để phán xét đảng DC trong 2 năm tới, dân biểu DC Nancy Pelosi, thủ lãnh đa số chờ nhậm chức, hứa rằng: đảng viên DC có ý định dẫn đường Hạ Viện theo hướng trung thực nhất, cởi mở nhất và đạo đức nhất trong lịch sử.

Sáng Thứ Tư, TT Bush đã gọi điện thoại chúc mừng bà Pelosi. Về cuộc bầu cử 36 Thống Đốc tiểu bang, đảng DC thắng 20, tức là lần đầu tiên từ 12 năm giành được 28 ghế Thống Đốc trong 50 tiểu bang. Đảng CH còn giữ được vị trí Thống Đốc Florida, mà người thay thế bào đệ Jeb Bush của ông TT là ứng cử viên cùng đảng CH Charlie Cris.

Tâm lý phản đối chiến cuộc Iraq được ghi nhận ở 60% cử tri - chỉ 1/3 cử tri tin rằng chiến cuộc Iraq sẽ làm tăng tiến an ninh lâu dài tại Hoa Kỳ. Nghị sĩ Harry Reid phát biểu tương tự ý kiến của bà Nancy Pelosi, rằng cuộc bầu cử giữa kỳ cho thấy định hướng về chiến lược Iraq phải thay đổi. Đảng DC không mất ghế đương chức nào và đã giành được 27 ghế của đảng CH tại Hạ Viện, và trên chân tại 2 quản hạt, bảo đảm cho họ lấy lại thế đa số sau 12 năm.

4 nghị sĩ CH đã bị đánh bại ở các tiểu bang Pennsylvania, Ohio, Missouri và Rhode Island. 1 trong các bất ngờ nhất là trường hợp dân biểu CH Jim Leach ở Iowa hoạt động chính trị từ 30 năm đã thua giáo sư bậc cao đẳng tên Dave Loebsack ứng cử lần đầu tiên. Ở Texas, đảng CH mất ghế trước do lãnh tụ đa số Hạ Viện Tom DeLay nắm giữ. Ở New York, nghị sĩ Hillary Clinton tái cử với gần 70% phiếu. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng đảng DC đã chinh phục được ước lượng 60% cử tri độc lập.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
Không những sản lượng kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán cũng đã giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.