Hôm nay,  

Mỹ Vận Động Đồng Minh Đừng Xài Thiết Bị Huawei

24/11/201800:00:00(Xem: 2439)
Caption: MY VAN DONG CHONG Huawei.jpg

 
Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã bắt đầu một chiếc dịch với một quy mô chưa từng có: vận động hàng loạt quốc gia đồng minh của mình, thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng không dây ở các quốc gia của mình cùng cấm cửa thiết bị viễn thông từ công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Theo đó, các quan chức Mỹ đã gửi thông báo tới lãnh đạo các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty viễn thông ở những quốc gia đồng minh đang sử dụng rộng rãi thiết bị của Huawei, bao gồm cả Đức, Ý và Nhật. Chính phủ Mỹ xem thiết bị của Huawei như những mối đe dọa về an ninh. Nguồn tin còn cho biết, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét gia tăng các biện Pháp hỗ trợ tài chính về phát triển viễn thông cho những nước giảm bớt sử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Các lo ngại về an ninh mạng của chính phủ Mỹ

Trang The Wall Street Journal cho biết, một trong những lo ngại lớn nhất của Mỹ về việc sử dụng các thiết bị viễn thông Trung Quốc nằm ở chỗ, các quốc gia đồng minh đều có các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ có hệ thống viễn thông và vệ tinh riêng dành cho các liên lạc nhạy cảm, nhưng phần lớn băng thông tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài vẫn đi qua các mạng lưới thương mại.

Dù Huawei đã nhiều lần khẳng định công ty không chịu ơn bất cứ chính phủ nào, nhưng việc người sáng lập của công ty, ông Ren Zhengfei vốn là một cựu quan chức trong lực lượng Quân đội Trung Quốc, cũng như việc chính phủ đã ban hành Luật Tình báo Quốc gia đang làm dấy lên lo ngại từ nhiều quốc gia khác.

Điều 7 trong bộ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc tuyên bố: “Theo luật, tất cả mọi doanh nghiệp và công dân sẽ phải hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia, và đảm bảo tính bí mật cho hoạt động tình báo quốc gia mà họ biết. … Nhà nước sẽ bảo vệ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia.”

Động thái mới của chính phủ Mỹ đi kèm với việc gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bên ngoài thương mại. Trước đó, chính quyền của ông Donald Trump đã áp đặt các biện Pháp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo theo các biện Pháp đáp trả từ Bắc Kinh. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang thắt chặt lại các quy định đầu tư nước ngoài, nhắm vào các thỏa thuận có liên quan đến Trung Quốc.


Không chỉ vậy, động thái còn xuất hiện vào thời điểm các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị mua các thiết bị kết nối 5G để trang bị cho hệ thống mạng của mình. 5G hứa hẹn mang lại tốc độ kết nối siêu nhanh, cho phép triển khai các xe tự lái và các thiết bị "Internet of Things", vốn đang được sử dụng trong các nhà máy và dùng để theo dõi sức khỏe người dùng.

Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - những công ty đang sớm cung cấp thiết bị viễn thông 5G với chi phí thấp hơn - có thể do thám hoặc làm mất kết nối đối với số lượng khổng lồ các thiết bị trên, bao gồm cả các linh kiện trong những nhà máy sản xuất. Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gửi tới nhiều quốc gia trên thế giới về mối lo ngại của mình đối với các đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi họ chuẩn bị chuyển sang 5G, chúng tôi nhắc lại các mối lo ngại. Việc gia tăng thêm độ phức tạp cho mạng 5G sẽ làm chúng trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng hơn”

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu, vượt qua các đối thủ khác như Nokia với 13% thị phần, Ericsson 11% thị phần và ZTE 10% thị phần.

Cho đến tháng 11/2018, bên cạnh Mỹ, một số quốc gia khác cũng đã có biện Pháp giới hạn Huawei. Vào tháng 08/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng 5G của mình. Tháng 10/2018, đến lượt chính phủ Anh cho biết đang xem xét lại việc trang bị thiết bị viễn thông của các nhà mạng. Thời gian qua, cũng có thông tin về việc chính phủ Đức và Nhật đang xem xét một số lệnh cấm tương tự đối với thiết bị của hai công ty.

Dẫn các nguồn thông thạo, báo Wall Street Journal cho biết: mục tiêu của chiến dịch vận động như là viên chức chính quyền của Đức, Italy, Nhật…

Washington cũng đang tính toán khả năng tài trợ để giúp các nước đang phát triển không mua sản phẩm của Huawei.

Nguoivietphone.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong khoảng thời gian 90 phút, một người đàn ông với một khẩu súng đã bắn vào nhiều người – dường như ngẫu nhiên – tại nhiều thành phố ở West Valley, khiến cho một người chết và 12 người khác bị thương, theo cảnh sát nói qua tường thuật của Đài ABC15 hôm Thứ Năm, 17 tháng 6 năm 2021.
Juneteenth, hay 19 tháng 6, đang tham gia vào các ngày lễ liên bang như Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Lễ Giáng Sinh và các ngày lễ khác, theo bản tin của báo Sacramento Bee tường thuật hôm Thứ Năm, 17 tháng 6 năm 2021. Hầu hết nhân viên liên bang sẽ nghỉ ngày Thứ Sáu, nhưng ảnh hưởng tức thì đối với công chức California thì có thể không rõ ràng trong một thời gian. Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong tuần này đã thông qua dự luật đặt Ngày Độc Lập Quốc Gia Juneteenth thành ngày lễ liên bang mới nhất toàn quốc, lần đầu tiên kể từ khi Ngày Lễ Mục Sư Martin Luther King Jr. được chấp nhận vào năm 1983. Tổng Thống Joe Biden đã ký thành luật vào trưa xế Thứ Năm. Hiệu quả thực sự tức thì của luật mới bắt đầu vào Thứ Sáu này, hầu hết các nhân viên liên bang sẽ được nghỉ Lễ Juneteenth có lương. Khoảng 170,000 nhân viên liên bang làm việc tại California, theo Phòng Quản Trị Nhân Sự cho biết. California đã thừa nhận Juneteenth như ngày lễ kể từ năm 2003, dù nó không phải là một trong 11 ngày lễ có
Juneteenth, rơi vào ngày 19 tháng 6, đánh dấu ngày cuối cùng những người Mỹ gốc Phi Châu bị nô lệ được cho tự do. Vào này đó trong năm 1865, các binh sĩ Liên Minh được lãnh đạo bởi Tướng Gordon Granger đã tới thành phố ven biển Galvaston, Texas, để tuyên đọc Lệnh Số 3 chính thức chấm dứt chế độ nô lệ trong tiểu bang.
Các nhà lập pháp Dân Chủ đã ấn định thời gian hôm Thứ Tư để tiến tới dự luật hạ tầng cơ sở và việc làm mà sẽ không đòi hỏi sự ủng hộ của Cộng Hòa, làm rõ rằng họ tin việc thương lượng lưỡng đảng sẽ không đáp ứng đủ các ưu tiên lập pháp hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden, theo NBC News tường thuật hôm Thứ Ba, 15 tháng 6 năm 2921.
Đợt nóng nguy hiểm đang tràn khắp Miền Tây từ California tới Utah, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Hai, 14 tháng 6 năm 2021. Nhiệt độ được dự đoán lên tới 105 độ F tại Thành Phố Salt Lake, 118 độ tại Phoenix và 123 độ tại Needles, California vào Thứ Ba.
Một cuốn sách mới được viết bởi một trong những cố vấn về vi khuẩn corona hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden cho thấy rằng Bác Sĩ Deborah Birx đã hy vọng cựu Tổng Thống Donald Trump sẽ bị thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy, 12 tháng 6 năm 2021.
Tổng thanh tra Bộ Tư Pháp, Michael Horowitz, đang thực hiện cuộc điều tra riêng. Bộ này hôm Thứ Sáu cho biết rằng việc xem xét của Horowitz sẽ tập trung vào “việc sử dụng các trác đòi của Cộng Hòa và các viên chức pháp lý thẩm quyền khác” để có được các hồ sơ của những nhà lập pháp, các ký giả, và những người khác liên quan với những cuộc điều tra liên tục trong những vụ rò rỉ trái phép.
Thống Đốc Gavin Newsom đã đặt 41 trong số 58 quận của tiểu bang trong tình trạng khẩn cấp tiểu bang vì hạn hán, chiếm khoảng 30% dân số California, theo một thông cáo báo chí được công bố từ văn phòng thống đốc cho biết. Vào đầu tuần này, các viên chức địa phương tại Quận Santa Clara đã tuyên bố tình trạng thiếu nước khẩn cấp, công bố các hạn chế nước đối với 2 triệu cư dân của quận.
Một nhóm 10 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đã thỏa thuận điều họ gọi là “khung sườn thỏa hiệp thực tế để hiện đại hóa hạ tầng cơ sở và các kỹ thuật năng lượng của quốc gia,” theo một tuyên bố chung được công bố hôm Thứ Năm bởi TNS Kyrsten Sinema, Dân Chủ-Arizona, cho biết. Kế hoạch “sẽ chi trả toàn bộ cho và không gồm việc tăng thuế,” theo các thượng nghị sĩ cho biết thêm.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã đối diện với áp lực phải đi thăm biên giới Hoa Kỳ-Mexico, khi bà giải quyết sự gia tăng di dân kỷ lục trong chuyến công du hải ngoại chính thức đầu tiên của bà, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 8 tháng 6 năm 2021. Bà Harris đã có một cuộc trao đổi đầy thử thách với một nhà báo là người đã hỏi bà tại sao không đến biên giới phía nam của Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.