Hôm nay,  

Mỹ Vận Động Đồng Minh Đừng Xài Thiết Bị Huawei

11/24/201800:00:00(View: 2419)
Caption: MY VAN DONG CHONG Huawei.jpg

 
Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã bắt đầu một chiếc dịch với một quy mô chưa từng có: vận động hàng loạt quốc gia đồng minh của mình, thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng không dây ở các quốc gia của mình cùng cấm cửa thiết bị viễn thông từ công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Theo đó, các quan chức Mỹ đã gửi thông báo tới lãnh đạo các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty viễn thông ở những quốc gia đồng minh đang sử dụng rộng rãi thiết bị của Huawei, bao gồm cả Đức, Ý và Nhật. Chính phủ Mỹ xem thiết bị của Huawei như những mối đe dọa về an ninh. Nguồn tin còn cho biết, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét gia tăng các biện Pháp hỗ trợ tài chính về phát triển viễn thông cho những nước giảm bớt sử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Các lo ngại về an ninh mạng của chính phủ Mỹ

Trang The Wall Street Journal cho biết, một trong những lo ngại lớn nhất của Mỹ về việc sử dụng các thiết bị viễn thông Trung Quốc nằm ở chỗ, các quốc gia đồng minh đều có các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ có hệ thống viễn thông và vệ tinh riêng dành cho các liên lạc nhạy cảm, nhưng phần lớn băng thông tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài vẫn đi qua các mạng lưới thương mại.

Dù Huawei đã nhiều lần khẳng định công ty không chịu ơn bất cứ chính phủ nào, nhưng việc người sáng lập của công ty, ông Ren Zhengfei vốn là một cựu quan chức trong lực lượng Quân đội Trung Quốc, cũng như việc chính phủ đã ban hành Luật Tình báo Quốc gia đang làm dấy lên lo ngại từ nhiều quốc gia khác.

Điều 7 trong bộ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc tuyên bố: “Theo luật, tất cả mọi doanh nghiệp và công dân sẽ phải hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia, và đảm bảo tính bí mật cho hoạt động tình báo quốc gia mà họ biết. … Nhà nước sẽ bảo vệ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia.”

Động thái mới của chính phủ Mỹ đi kèm với việc gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bên ngoài thương mại. Trước đó, chính quyền của ông Donald Trump đã áp đặt các biện Pháp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo theo các biện Pháp đáp trả từ Bắc Kinh. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang thắt chặt lại các quy định đầu tư nước ngoài, nhắm vào các thỏa thuận có liên quan đến Trung Quốc.


Không chỉ vậy, động thái còn xuất hiện vào thời điểm các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị mua các thiết bị kết nối 5G để trang bị cho hệ thống mạng của mình. 5G hứa hẹn mang lại tốc độ kết nối siêu nhanh, cho phép triển khai các xe tự lái và các thiết bị "Internet of Things", vốn đang được sử dụng trong các nhà máy và dùng để theo dõi sức khỏe người dùng.

Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - những công ty đang sớm cung cấp thiết bị viễn thông 5G với chi phí thấp hơn - có thể do thám hoặc làm mất kết nối đối với số lượng khổng lồ các thiết bị trên, bao gồm cả các linh kiện trong những nhà máy sản xuất. Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gửi tới nhiều quốc gia trên thế giới về mối lo ngại của mình đối với các đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi họ chuẩn bị chuyển sang 5G, chúng tôi nhắc lại các mối lo ngại. Việc gia tăng thêm độ phức tạp cho mạng 5G sẽ làm chúng trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng hơn”

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu, vượt qua các đối thủ khác như Nokia với 13% thị phần, Ericsson 11% thị phần và ZTE 10% thị phần.

Cho đến tháng 11/2018, bên cạnh Mỹ, một số quốc gia khác cũng đã có biện Pháp giới hạn Huawei. Vào tháng 08/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng 5G của mình. Tháng 10/2018, đến lượt chính phủ Anh cho biết đang xem xét lại việc trang bị thiết bị viễn thông của các nhà mạng. Thời gian qua, cũng có thông tin về việc chính phủ Đức và Nhật đang xem xét một số lệnh cấm tương tự đối với thiết bị của hai công ty.

Dẫn các nguồn thông thạo, báo Wall Street Journal cho biết: mục tiêu của chiến dịch vận động như là viên chức chính quyền của Đức, Italy, Nhật…

Washington cũng đang tính toán khả năng tài trợ để giúp các nước đang phát triển không mua sản phẩm của Huawei.

Nguoivietphone.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các lính cứu hỏa tiếp tục chiến đấu các trận cháy rừng tại California mà đã cháy vào trong một số lùm cây của rừng cây cổ thụ Sequoia, loại cây lớn nhất thế giới, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Bảy, 18 tháng 9 năm 2021. Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia (NWS) đã đưa ra bản theo dõi thời tiết cho các điều kiện hỏa hoạn nghiêm trọng tại Công Viên Quốc Gia Sequoia tại Sierra Nevada, nơi ngọn lửa Colony đã cháy cách Rừng Giant Forest một dặm, là khu rừng của 2,000 cây cổ thụ Sequoias.
Khi đảng Cộng Hòa và những người ủng hộ nhiệt thành hơn của Donald Trump làm việc để viết lại câu chuyện về vụ cố tình đảo chánh, những người ủng hộ của những người bị bắt đó cố tìm cách biến nó từ vấn đề chính trị sang nhân quyền với cuộc tập họp có tên “Công Lý Cho J6” gần Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Bảy. Nếu tính như một cuộc biểu tình thì đó là thất bại. Số người xuống đường chỉ ở một nửa của 700 người được các nhà tổ chức phỏng đoán, mà tự nó đã ít hơn rất nhiều so với hàng ngàn người tràn vào Quốc Hội trong tháng 1. Người tổ chức sự kiện hôm Thứ Bảy, Matt Braynard, nhà hoạt động cho ban vận động cũ của ông Trump, đổ lỗi về sự tham dự quá ít ỏi vì sự đe dọa của chính phủ và sự hù dọa của báo chí.
Với việc hạ bút ký, Thống Đốc California Gavin Newsom đã chính thức kết thúc tai họa kéo dài 100 năm của việc phân vùng chỉ cho một gia đình ở tại California, theo bản tin của VOX tường thuật hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021. Luật phân vùng chỉ cho một gia đình ở làm cho việc xây cất bất cứ thứ gì trên mảnh đất đặc biệt dành cho một gia đình ở đều trở thành bất hợp pháp. Bây giờ (với ít ngoại trừ như đối với các vùng dễ xảy ra hỏa hoạn) việc xây thêm nhà trên mảnh đất cho một gia đình ở trở thành hợp pháp.
Một chánh án liên bang hôm Thứ Năm, 16 tháng 9 năm 2021 đã ra lệnh rằng chính phủ Hoa Kỳ phải ngưng sử dụng sắc lệnh sức khỏe công cộng thời Trump để nhanh chóng trục xuất các di dân có trẻ em là những người bị bắt dọc theo biên giới Mỹ-Mễ, theo bản tin của Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm. Chánh Án Tòa Khu Vực Hoa Kỳ Emmet Sullivan đã cho chính quyền 2 tuần để ngưng việc thực hiện mà các nhà chống đối nói là không cần thiết và không đúng để dựa vào mối đe dọa do Covid-19 để tước đi quyền tìm kiếm tị nạn tại Hoa Kỳ.
Người đoạt giải huy chương vàng Thế Vận Hội Simone Biles nói với Quốc Hội trong cuộc điều trần mạnh mẽ hôm Thứ Tư, 15 tháng 9 năm 2021, rằng các viên chức thực thi luật pháp liên bang và thể dục dụng cụ đã “làm ngơ” đối với việc lạm dụng tình dục cô và hàng trăm phụ nữ khác của bác sĩ của nhóm Lực Sĩ Thể Dục Dụng Cụ Hoa Kỳ là Larry Nassar, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Biles khai với Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện rằng “đã đủ rồi” khi cô và 3 nữ thể dục dụng cụ Hoa Kỳ khác đã phát biểu bằng những từ ngữ xúc động mạnh mẽ về thiệt hại kéo dài mà sự phạm tội của Nassar đã tạo ra trên cuộc đời của họ. Đáp lại, Giám Đốc FBI Christopher Wray nói rằng ông “xin lỗi một cách sâu xa” về những trì trệ trong việc truy tố Nassar và sự đau đớn do điều đó gây ra.
Thống Đốc California Gavin Newsom đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm do Cộng Hòa hậu thuẫn và sẽ tại chức sau khi đa đố cử tri đã bỏ phiếu “no” trong cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm hôm Thứ Ba, 14 tháng 9 năm 2021, theo tuyên bố từ CNN Decision Desk, qua bản tin của CNN tường thuật vào tối Thứ Ba. Các cử tri California đã được hỏi 2 câu hỏi trên lá phiếu bãi nhiệm: thứ nhất, “yes” hay “no” về việc họ có muốn bãi nhiệm Newsom hay không. Hiện nay Newsom sẽ tại chức cho đến hết nhiệm kỳ của ông.
Để đối phó, Milley đã hành động đặc biệt, và mở cuộc họp bí mật tại văn phòng của ông ở Ngũ Giác Đài vào ngày 8 tháng 1 để xem xét tiến trình hành động quân sự, gồm việc phóng vũ khí nguyên tử. Nói với các viên chức quân sự cao cấp có trách nhiệm của Trung Tâm Chỉ Huy Quân Sự Quốc Gia, phòng chiến tranh của Bộ Quốc Phòng, Milley chỉ thị họ không làm theo lệnh từ bất cứ ai ngoại trừ có ông tham dự vào lệnh đó. “Bất luận điều gì các bạn được sai bảo, các bạn hãy làm theo thủ tục. Các bạn làm theo tiến trình. Và tôi là một thành phần của thủ tục đó,” theo Milley nói với các sĩ quan, theo cuốn sách viết. Rồi ông đi quanh phòng, nhìn vào mắt từng sĩ quan, và yêu cầu họ xác định bằng lời nói là họ đã hiểu. “Đã hiểu chưa?” theo Milley hỏi, theo cuốn sách viết. “Đã hiểu, thưa Ông.”
Một chánh án tiểu bang Texas đã ban hành lệnh chống lại nhóm chống phá thai Texas Right to Life, ngăn chận nhóm này cố gắng thực thi lệnh cấm phá thai 6 tuần chống lại Planned Parenthood tại Texas, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Hai, 13 tháng 9 năm 2021. Lệnh này, được đưa ra bởi Chánh Án Karin Crump của tòa án Quận Travis, áp dụng cho bất cứ ai liên kết với nhóm này và ngăn chận họ lập hồ sơ kiện chống lại Planned Parenthood vì bất cứ vi phạm tiềm năng nào đối với Luật SB8, là luật có hiệu lực cấm hầu hết mọi cuộc phá thai tại Texas. Luật cho phép công dân tư nhân có quyền kiện.
Đảng viên Cộng Hòa Larry Elder hôm Thứ Hai đã kêu gọi những người ủng hộ ông sử dụng mẫu trên mạng để báo cáo gian lận, mà trong đó cho rằng họ đã “phát hiện gian lận” trong các “kết quả” của cuộc bầu cử bãi nhiệm tại California “mà kết quả là Thống Đốc Gavin Newsom được phục hồi làm thống đốc.” Vấn đề là: vào Thứ Hai khi đường dẫn vào trang web vận động của Elder, thì cuộc bầu cử đã chưa xảy ra. Cũng chưa có kết quả nào đã được công bố. Và Elder vẫn đang vận động để thay thế Newsom làm thống đốc.
Đó là một điệp khúc quen thuộc trong số những người quan sát của bãi nhiệm tại California: 2021 không phải 2003, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật, 12 tháng 9 năm 2021. Vâng, tiểu bang lại đang ở giữa cuộc bầu cử bãi nhiệm mà có thể bứng ghế vị thống đốc Dân Chủ. Nhưng cuộc bỏ phiếu của California hiện nay trông khác xa với cuộc bỏ phiếu 18 năm trước: Ít Cộng Hòa, nhiều gốc La Tinh và gốc Á, và trẻ hơn – tất cả những chiều hướng này đều thuận lợi cho Thống Đốc Gavin Newsom, bao lâu mà ông có thể đưa các cử tri của mình đi bỏ phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.