Hôm nay,  

Mỹ Vận Động Đồng Minh Đừng Xài Thiết Bị Huawei

11/24/201800:00:00(View: 2414)
Caption: MY VAN DONG CHONG Huawei.jpg

 
Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã bắt đầu một chiếc dịch với một quy mô chưa từng có: vận động hàng loạt quốc gia đồng minh của mình, thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng không dây ở các quốc gia của mình cùng cấm cửa thiết bị viễn thông từ công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Theo đó, các quan chức Mỹ đã gửi thông báo tới lãnh đạo các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty viễn thông ở những quốc gia đồng minh đang sử dụng rộng rãi thiết bị của Huawei, bao gồm cả Đức, Ý và Nhật. Chính phủ Mỹ xem thiết bị của Huawei như những mối đe dọa về an ninh. Nguồn tin còn cho biết, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét gia tăng các biện Pháp hỗ trợ tài chính về phát triển viễn thông cho những nước giảm bớt sử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Các lo ngại về an ninh mạng của chính phủ Mỹ

Trang The Wall Street Journal cho biết, một trong những lo ngại lớn nhất của Mỹ về việc sử dụng các thiết bị viễn thông Trung Quốc nằm ở chỗ, các quốc gia đồng minh đều có các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ có hệ thống viễn thông và vệ tinh riêng dành cho các liên lạc nhạy cảm, nhưng phần lớn băng thông tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài vẫn đi qua các mạng lưới thương mại.

Dù Huawei đã nhiều lần khẳng định công ty không chịu ơn bất cứ chính phủ nào, nhưng việc người sáng lập của công ty, ông Ren Zhengfei vốn là một cựu quan chức trong lực lượng Quân đội Trung Quốc, cũng như việc chính phủ đã ban hành Luật Tình báo Quốc gia đang làm dấy lên lo ngại từ nhiều quốc gia khác.

Điều 7 trong bộ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc tuyên bố: “Theo luật, tất cả mọi doanh nghiệp và công dân sẽ phải hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia, và đảm bảo tính bí mật cho hoạt động tình báo quốc gia mà họ biết. … Nhà nước sẽ bảo vệ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia.”

Động thái mới của chính phủ Mỹ đi kèm với việc gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bên ngoài thương mại. Trước đó, chính quyền của ông Donald Trump đã áp đặt các biện Pháp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo theo các biện Pháp đáp trả từ Bắc Kinh. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang thắt chặt lại các quy định đầu tư nước ngoài, nhắm vào các thỏa thuận có liên quan đến Trung Quốc.


Không chỉ vậy, động thái còn xuất hiện vào thời điểm các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị mua các thiết bị kết nối 5G để trang bị cho hệ thống mạng của mình. 5G hứa hẹn mang lại tốc độ kết nối siêu nhanh, cho phép triển khai các xe tự lái và các thiết bị "Internet of Things", vốn đang được sử dụng trong các nhà máy và dùng để theo dõi sức khỏe người dùng.

Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - những công ty đang sớm cung cấp thiết bị viễn thông 5G với chi phí thấp hơn - có thể do thám hoặc làm mất kết nối đối với số lượng khổng lồ các thiết bị trên, bao gồm cả các linh kiện trong những nhà máy sản xuất. Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gửi tới nhiều quốc gia trên thế giới về mối lo ngại của mình đối với các đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi họ chuẩn bị chuyển sang 5G, chúng tôi nhắc lại các mối lo ngại. Việc gia tăng thêm độ phức tạp cho mạng 5G sẽ làm chúng trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng hơn”

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu, vượt qua các đối thủ khác như Nokia với 13% thị phần, Ericsson 11% thị phần và ZTE 10% thị phần.

Cho đến tháng 11/2018, bên cạnh Mỹ, một số quốc gia khác cũng đã có biện Pháp giới hạn Huawei. Vào tháng 08/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng 5G của mình. Tháng 10/2018, đến lượt chính phủ Anh cho biết đang xem xét lại việc trang bị thiết bị viễn thông của các nhà mạng. Thời gian qua, cũng có thông tin về việc chính phủ Đức và Nhật đang xem xét một số lệnh cấm tương tự đối với thiết bị của hai công ty.

Dẫn các nguồn thông thạo, báo Wall Street Journal cho biết: mục tiêu của chiến dịch vận động như là viên chức chính quyền của Đức, Italy, Nhật…

Washington cũng đang tính toán khả năng tài trợ để giúp các nước đang phát triển không mua sản phẩm của Huawei.

Nguoivietphone.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một cái neo đã đụng vào đường ống dẫn dầu là “một trong những khả năng đặc biệt” bên sau vụ rò rỉ, theo Tổng Giám Đốc Công Ty Amplify Energy là Martyn Willsher phát biểu như thế trong một cuộc họp báo. Ông cho biết các thợ lặn đã kiểm tra hơn 8,000 feet (tức 2,438 mét) đường ống và đã tập trung vào “một khu vực đáng quan tâm.” Các tàu chở hàng vào 2 hải cảng Los Angeles và Long Beach thường đi qua khu vực này, theo các viên chức Duyên Phòng cho biết. “Chúng tôi đang tìm hiểu đo có phải có thể một cái neo từ một chiếc tàu, nhưng đó là trong giai đoạn đánh giá bây giờ,” theo Chỉ Huy Duyên Phòng Jeannie Shaye cho biết.
Ít nhất 126,000 gallons (572,807 liters) dầu thô đã tràn vào nước biển ngoài khơi Quận Cam bắt đầu vào khuya Thứ Sáu hay sáng sớm Thứ Bảy khi những người chèo thuyền đã bắt đầu báo cáo ánh sáng lấp lánh trong nước, theo các viên chức cho hay. “Tôi không hy vọng có thêm. Đó là sức chứa của toàn bộ đường ống dẫn dầu,” theo Tổng Giám Đốc Amplify Energy là Martyn Willsher cho biết. Ông nói rằng đường ống dẫn dầu đã được hút ra và hàng chục giàn khoan dầu gần đó được điều hành bởi Amplify đã được đóng.
Cuộc Tuần Hành của Phụ Nữ đầu tiên trong thời chính phủ Biden đã đi thẳng tới các bậc thềm của Tòa Nhà Tối Cao Pháp Viện hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021, một phần của nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc mà đã thu hút hàng ngàn người tới Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đòi được tiếp tục tiếp cận việc phá thai trong một năm khi các nhà lập pháp bảo thủ và các chánh án đã đặt nó vào nguy hiểm, theo bản tin của Hãng AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Những người biểu tình đã tràn ngập các con đường chung quanh tòa án, hô to “Cơ thể của tôi, chọn lựa của tôi” và vui đùa lớn tiếng với những tiếng trống.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã yêu cầu một chánh án liên bang tại Florida buộc Twitter phải hồi phục trương mục của ông, mà công ty này đã chận vào tháng 1 theo sau trận bão chết người vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021. Các luật sư của Trump hôm Thứ Sáu đã nạp đơn kiện lên Tòa Án Khu Vực Hoa Kỳ tại Miami tìm kiếm lệnh cấm sơ bộ chống lại Twitter và tổng giám đốc Jack Dorsey của công ty này. Họ cho rằng Twitter đang kiểm duyệt Trump trong sự vi phạm quyền Tu Chính Án Thứ Nhất của ông ấy, theo đơn kiện. Twitter hôm Thứ Bảy đã từ chối bình luận về vụ kiện của Trump.
Số người chết liên quan đến cảnh sát đã được tính thấp hơn rất nhiều tại Hoa Kỳ, và người Mỹ gốc Phi Châu chết trong những cuộc chạm trán như thế nhiều gấp 3.5 lần người Mỹ da trắng, theo một phân tích mới được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu sức khỏe công cộng cho biết quan bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu, 1 tháng 10 năm 2021. Trong một bài được đăng hôm Thứ Năm trong tạp chí y khoa The Lancet, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số tử vong từ bạo lực cảnh sát từ năm 1980 tới 2018 đã được phân loại sai 55.5% trong Hệ Thống Thống Kê Quan Trọng Toàn Quốc Hoa Kỳ, là hệ thống theo dõi thông tin từ những giấy báo tử.
Theo tài liệu được công bố hôm Thứ Năm, đã có 580 vụ tự tử vào năm ngoái so với 504 vụ trong năm trước đó. Trong số đó, số tự tử bởi binh sĩ của Vệ Binh Quốc Gia đã nhảy vọt lên khoảng 35%, từ 76 vụ trong năm 2019 lên 103 vụ vào năm ngoái, và binh sĩ Lục Quân tại ngũ đã chứng kiến tăng gần 20%. Các vụ tự tử trong Thủy Quân Lục Chiến đã tăng hơn 30%, từ 47 vụ lên tới 62 vụ; trong khi lực lượng Dự Bị Thủy Quân Lục Chiến từ 9 vụ tự tử lên 10 vụ.
Hạ Viện đã chấp thuận dự luật tài trợ ngắn hạn với tỉ số phiếu 254-175 không lâu sau khi Thượng Viện thông qua với tỉ số phiếu 65-35. Một đa số lớn các nhà lập pháp Cộng Hòa tại cả hai viện đã bỏ phiếu chống. Dự luật cần thiết để giữ chính phủ hoạt động một khi năm tài khóa hiện nay chấm dứt vào giữa đêm Thứ Năm. Việc thông qua sẽ cho các nhà lập pháp thêm thời gian để soạn thảo các dự luật chi tiêu mà sẽ tài trợ cho các cơ quan liên bang và các chương trình họ điều hành.
Hai nhà lãnh đạo này đang cố gắng làm nhẹ đi những khác biệt tại Quốc Hội mà đã làm hao mòn thế đa số của Đảng Dân Chủ trong 2 tuần qua. Và họ đã cố gắng để kéo các đồng viện của họ và Tổng Thống Joe Biden lại với nhau. Chủ Tịch Hạ Viện và Lãnh Đạo Dân Chủ tại Thượng Viện đã tới Bạch Ốc vào xế trưa Thứ Tư để cố gắng và củng cố kế hoạch việc làm và gia đình của Biden, mà đang trên bờ vực sụp đổ khi các nhà nghị sĩ trung dung tại Thượng Viện từ chối cắt bỏ một thương lượng về chi tiêu xã hội trước cuộc bỏ phiếu được dự định của Hạ Viện về gói hạ tầng cơ sở.
Áp lực đang gia tăng, Tổng Thống Joe Biden và các nhà lập pháp Dân Chủ tại Quốc Hội đã căng thẳng hôm Thứ Ba, 28 tháng 9 năm 2021, để cắt giảm kế hoạch đại tu bổ của chính phủ trị giá 3.5 ngàn tỉ đô la nhiều nhất trong lịch sử để giành sự ủng hộ từ 2 thượng nghị sĩ quan trọng trước thời hạn chót để bỏ phiếu, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã ngăn chận một dự luật vào tối Thứ Hai để giữ cho chính phủ hoạt động và cho phép liên bang vay tiền, nhưng Dân Chủ nhằm ngăn chận sự đóng cửa đã cam kết sẽ thử lại – cùng lúc thúc đẩy các kế hoạch lớn của Tổng Thống Joe Biden để tái định hình lại chính phủ, theo AP tường thuật hôm Thứ Hai, 27 tháng 9 năm 2021. Các nỗ lực không nhất thiết được liên đới, nhưng hạn chót cuối năm tài khóa để tài trợ cho chính phủ hôm Thứ Năm tuần rồi đang đi ngược lại ước muốn của Dân Chủ để đạt được tiến bộ cho cuộc đại tái thiết của liên bang trị giá 3.5 ngàn tỉ đô la.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.