Hôm nay,  

Dị Ứng Và Sốc Phản Vệ: Điều Gì Đánh Sập Cơ Thể Chỉ Trong Vài Phút?

20/11/201800:00:00(Xem: 3111)
DI UNG VA SOC
Một ngày nọ khi thức dậy, thời tiết thay đổi khiến cơ thể chúng ta phát ban và nổi mẩn đầy người. Hoặc nghiêm trọng hơn, ta cảm thấy tim đập nhanh, lên cơn hen suyễn và khó thở sau khi tiếp xúc với một tác nhân lạ nào đó trong không khí, chẳng hạn như lông mèo hoặc phấn hoa. Đó là những biểu hiện thường thấy của dị ứng. Thật khó hiểu tại sao thời tiết và một sợi lông mèo có thể khiến cơ thể ngứa ngáy và phồng rộp lên. Trong trường hợp cá biệt, dị ứng còn gây sốc phản vệ và giết người.

Thật là nguy hiểm và không thể coi thường. Nhưng cơ chế nào khiến dị ứng gây ra sốc phản vệ? Đó vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Họ đang tìm hiểu điều này một cách rất nghiêm túc và thận trọng.

Khoảng giữa tháng 11/2018, một nghiên cứu trên chuột đăng trong tạp chí Science đã lần đầu tiên tiết lộ những gì xảy ra bên trong cơ thể, sau khi phơi nhiễm với một lượng dù rất nhỏ tác nhân dị ứng. Tại sao dị ứng có thể đánh sập cả cơ thể chỉ trong vài phút?

Tế bào đuôi gai: Một trung tâm của sốc phản vệ

Như đã biết, dị ứng là hệ quả gây ra bởi sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, khi nó nhận dạng sai một chất vô hại nào đó thành có hại. Sau đó, các phản ứng miễn dịch quá mẫn sẽ xuất hiện. Nếu tác nhân gây dị ứng đến từ không khí, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật, các triệu chứng thường thấy là hắt hơi, sổ mũi, ngứa, đỏ mắt, ho, thở khò khè…Nếu tác nhân gây dị ứng là thức ăn, chẳng hạn như một số người bị dị ứng với lạc, hải sản, và một số loại kháng sinh, phản ứng thường thấy là đau bụng, đầy hơn, nôn, phát ban, ngứa…

Nhưng hậu quả nguy hiểm nhất mà dị ứng có khả năng gây ra là sốc phản vệ. Sốc phản vệ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, từ hệ hô hấp, tiêu hóa cho đến hệ tuần hoàn. Chỉ trong vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sốc phản vệ có thể gây phù nề, tim đập nhanh, co thắt phế quản, hạ đường huyết cho đến hôn mê và tử vong.

Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng hơn 800 trường hợp tử vong do sốc phản vệ với các tác nhân như nọc độc côn trùng, thuốc kháng sinh, nhựa cao su và thực phẩm...

Trước đây, các nhà khoa học đã biết một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào mast, đóng vai trò trung tâm trong sốc phản vệ. Khi một chất gây dị ứng được phát hiện, các tế bào sẽ giải phóng các phân tử gây viêm như histamin và tạo ra phản ứng viêm như một cơ chế bảo vệ cơ thể. Nhưng họ vẫn chưa biết được tại sao thông tin về sự hiện diện của tác nhân gây dị ứng lại có thể được truyền đi một cách rất nhanh chóng giữa các tế bào mast, để gây ra một phản ứng sốc nhanh đến thế.

Trong nghiên cứu mới trên chuột, cuối cùng các nhà khoa học cũng nắm được manh mối từ một loại tế bào gọi là tế bào đuôi gai. Soman N. Abraham, nhà miễn dịch học và là tác giả chính của nghiên cứu đến từ Đại học Duke cho biết: “Phát hiện chính là các tế bào đuôi gai, những nhân tố chính trong sự phát triển dị ứng, cũng đóng một vai trò trực tiếp trong việc kích hoạt sốc phản vệ”. Để tìm ra điều này, Abraham và nhóm nghiên cứu đã làm giảm số lượng từng loại tế bào miễn dịch trong những con chuột thí nghiệm. Sau đó, họ tiêm vào cơ thể chúng các độc tố gây sốc phản vệ.


Kết quả chỉ ra, những con chuột không thể chỉ sử dụng tế bào mast để tạo ra phản ứng dị ứng. Vì khi họ giảm tế bào đuôi gai, những con chuột cũng không hề bị sốc phản vệ.

Đánh sập cơ thể chỉ trong vài phút

Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi photon kép để quan sát hoạt động của các tế bào đuôi gai. Sở dĩ, chúng được gọi là tế bào đuôi gai vì một nhánh của chúng có những tua dài mọc ra để thăm dò vào các tế bào khác. Khi tế bào đuôi gai bám trên bề mặt bên ngoài của mạch máu, chúng sử dụng những nhánh tua để thâm nhập vào thành tế bào, tìm kiếm các chất xâm nhập. Nếu phát hiện một chất gây dị ứng, tế bào đuôi gai sẽ truyền thông tin này đến mọi tế bào mast xung quanh - và cách thực hiện điều rất kì lạ.

Thông thường, khi các tế bào đuôi gai phát hiện kháng nguyên – các phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể - chúng sẽ tiếp nhận chúng, xử lý và đưa thông tin về kháng nguyên ra bề mặt tế bào và truyền nó tới các tế bào T của hệ miễn dịch, kích hoạt phản ứng phòng vệ. Nhưng với các chất gây dị ứng, tế bào đuôi gai lại kéo nó ra khỏi mạch máu, sau đó bọc nó vào một bong bóng nhỏ gọi là microvesicles sinh ra từ bề mặt chính mình.

Nhà miễn dịch học Hae Woong Choi đến từ Đại học Duke giải thích: “Ngoài năng lực đã được biết đến trước đó là tiếp nhận, xử lý và trình bày kháng nguyên cho các tế bào miễn dịch, các tế bào đuôi gai hiện còn tích cực phân phối các kháng nguyên mà chúng đã thu được tới các tế bào miễn dịch xung quanh”. Phương pháp phân phối đã giúp tế bào đuôi gai lan truyền thông tin nhanh hơn nhiều và đến được một số lượng lớn các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn dịch nhận được microvesicles, các tế bào mast được kích hoạt mạnh, tiết đầy histamines và các chất trung gian gây viêm khác vào máu, khởi phát quá trình sốc phản vệ.

Abraham chia sẻ: “Dù nó có hại khi nhận diện các chất gây dị ứng, nhưng chức năng có thể cần thiết khi chống lại bệnh tật. Có thể những tế bào đuôi gai được thiết kế để phát hiện ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn trôi nổi trong máu”

Hiện chưa thể biết cơ chế gây sốc phản vệ mà tế bào đuôi gai sử dụng trên chuột có giống với trên người hay không. Nhưng nếu nó giống, các nhà khoa học sẽ có hướng đi để tạo ra một phương pháp ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm. Họ sẽ phải tính toán để bảo toàn hiệu lực có ích của các tế bào đuôi gai, trong khi, hạn chế những nhầm lẫn của chúng. Họ sẽ cần phải tìm hiểu tất cả các khả năng có thể kích hoạt tế bào đuôi gai trước khi dự tính tắt chúng hoặc cản trở hoạt động của chúng.

Nguoivietphone.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Juneteenth, rơi vào ngày 19 tháng 6, đánh dấu ngày cuối cùng những người Mỹ gốc Phi Châu bị nô lệ được cho tự do. Vào này đó trong năm 1865, các binh sĩ Liên Minh được lãnh đạo bởi Tướng Gordon Granger đã tới thành phố ven biển Galvaston, Texas, để tuyên đọc Lệnh Số 3 chính thức chấm dứt chế độ nô lệ trong tiểu bang.
Các nhà lập pháp Dân Chủ đã ấn định thời gian hôm Thứ Tư để tiến tới dự luật hạ tầng cơ sở và việc làm mà sẽ không đòi hỏi sự ủng hộ của Cộng Hòa, làm rõ rằng họ tin việc thương lượng lưỡng đảng sẽ không đáp ứng đủ các ưu tiên lập pháp hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden, theo NBC News tường thuật hôm Thứ Ba, 15 tháng 6 năm 2921.
Đợt nóng nguy hiểm đang tràn khắp Miền Tây từ California tới Utah, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Hai, 14 tháng 6 năm 2021. Nhiệt độ được dự đoán lên tới 105 độ F tại Thành Phố Salt Lake, 118 độ tại Phoenix và 123 độ tại Needles, California vào Thứ Ba.
Một cuốn sách mới được viết bởi một trong những cố vấn về vi khuẩn corona hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden cho thấy rằng Bác Sĩ Deborah Birx đã hy vọng cựu Tổng Thống Donald Trump sẽ bị thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy, 12 tháng 6 năm 2021.
Tổng thanh tra Bộ Tư Pháp, Michael Horowitz, đang thực hiện cuộc điều tra riêng. Bộ này hôm Thứ Sáu cho biết rằng việc xem xét của Horowitz sẽ tập trung vào “việc sử dụng các trác đòi của Cộng Hòa và các viên chức pháp lý thẩm quyền khác” để có được các hồ sơ của những nhà lập pháp, các ký giả, và những người khác liên quan với những cuộc điều tra liên tục trong những vụ rò rỉ trái phép.
Thống Đốc Gavin Newsom đã đặt 41 trong số 58 quận của tiểu bang trong tình trạng khẩn cấp tiểu bang vì hạn hán, chiếm khoảng 30% dân số California, theo một thông cáo báo chí được công bố từ văn phòng thống đốc cho biết. Vào đầu tuần này, các viên chức địa phương tại Quận Santa Clara đã tuyên bố tình trạng thiếu nước khẩn cấp, công bố các hạn chế nước đối với 2 triệu cư dân của quận.
Một nhóm 10 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đã thỏa thuận điều họ gọi là “khung sườn thỏa hiệp thực tế để hiện đại hóa hạ tầng cơ sở và các kỹ thuật năng lượng của quốc gia,” theo một tuyên bố chung được công bố hôm Thứ Năm bởi TNS Kyrsten Sinema, Dân Chủ-Arizona, cho biết. Kế hoạch “sẽ chi trả toàn bộ cho và không gồm việc tăng thuế,” theo các thượng nghị sĩ cho biết thêm.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã đối diện với áp lực phải đi thăm biên giới Hoa Kỳ-Mexico, khi bà giải quyết sự gia tăng di dân kỷ lục trong chuyến công du hải ngoại chính thức đầu tiên của bà, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 8 tháng 6 năm 2021. Bà Harris đã có một cuộc trao đổi đầy thử thách với một nhà báo là người đã hỏi bà tại sao không đến biên giới phía nam của Hoa Kỳ.
Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật lưỡng đảng hiếm có hôm Thứ Ba, 8 tháng 6 năm 2021, nhằm mục đích chống lại sự ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc bằng cách đầu tư hơn 200 tỉ đô la vào kỹ thuật, khoa học và nghiên cứu của Mỹ, theo CNN tường thuật hôm Thứ Ba. Cuộc bỏ phiếu cuối cùng với tỉ số phiếu 68-32. Thượng Nghị Sĩ Độc Lập Bernie Sanders của Vermont là lá phiếu duy nhất của nhóm Dân Chủ chống lại dự luật. 9 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa đã tham gia với Dân chủ để bỏ phiếu thông qua.
Băng thu âm chưa bao giờ được nghe trước đây, mà CNN độc quyền có được, cho thấy cách cố vấn trong thời gian dài của cựu Tổng Thống Donald Trump là Rudy Giuliani đã liên tục áp lực và dụ dỗ chính quyền Ukraine trong năm 2019 để điều tra những âm mưu không có chứng cứ về ứng cử viên Joe Biden, theo CNN tường thuật hôm Thứ Hai, 7 tháng 6 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.