Hôm nay,  

Đánh Thuế Hàng Mễ, Dân Mỹ Sẽ Chịu Ảnh Hưởng Thê Thảm; Trump: Nói Điện Thoại Với TT Mexico, Vẫn Chỉ Trích Mễ

28/01/201700:00:00(Xem: 5146)
WASHINGTON - Chính quyền Trump gợi ý dùng 20% thuế nhập cảng hàng hoá từ Mexico để trả chi phí xây tường biên giới.

Sau đó, Bạch Ốc làm rõ thêm: đó là 1 trong các phương án.

TT Trump đã ký ban hành sắc lệnh về tường ngăn biên giới hôm Thứ Tư.

Bài toán kể trên là: năm 2015, Hoa Kỳ mua 303 tỉ MK hàng hoá Mexico, 20% là 60 tỉ, là quá đủ.

Nhưng, các nhà chuyên môn thấy là không đơn giản.

Doanh nghiệp và người tiêu thụ sẽ chịu ảnh hưởng. Thuế nhập cảng sẽ đưa tới hàng núi quan ngại về việc làm trong nước, về giá sản phẩm, và giới nào phải góp sức thanh toán kinh phí xây tường biên giới miền nam Hoa Kỳ.

Chuyên gia Edward Alden làm việc tại Council on Foreign Relations cho hay: nói là buộc Mexico trả nhưng thực tế là tiền thuế từ người tiêu thụ. Lý do là: khoảng 6 triệu việc làm lệ thuộc vào giao thương với Mexico (theo hồ sơ Phòng thuơng mại Hoa Kỳ) – những việc làm này bị đe dọa nếu TT Trump hạn chế mua bán với Mexico.

Ngoài ra, dân Mỹ sẽ thấy giá cả tăng với nhiều thứ, từ xe hơi đến máy điện toán, trái bơ và bia Corona – vô số sản phẩm nhập cảng từ lân bang phiá nam sẽ phải mua bằng giá cao hơn.

Các công ty như Ford, GM cho đến các hãng bán lẻ như Walmart, Best Buy sẽ thấy ảnh hưởng rất bất lợi. Đánh thuế hàng nhập cảng Mexico ảnh hưởng nhiều công ty đưa các cơ phận qua biên giới để lắp ráp – khoảng 40% phụ tùng của hàng Mexcico nhập cảng điển hình có nguồn gốc Hoa Kỳ.

Các ảnh hưởng khác khó thấy hơn sẽ quay lại “cắn” dân Mỹ. Hàng tăng giá có nghĩa là tiền dùng vào các nhu cầu khác giảm, sau cùng làm mất việc làm của công nhân. Đó là điều xẩy ra năm 2009 khi TT Obama tăng thuế nhập cảng với vỏ xe sản xuất tại Hoa Lục.

Thuế nhập cảng của chính quyền Trump sẽ áp dụng với nhiều sản phẩm hơn, ảnh hưởng sẽ là rộng lớn hơn.

Công ty Mexico không phải trả thúê mà là công ty Hoa Kỳ trả, chuyển qua vai người tiêu thụ, nghĩa là giá hàng cao hơn. Dĩ nhiên, Mexico cũng thấy bất lợi.

Ông Peter Navarro là người chỉ huy HĐ thương mại quốc gia tại Bạch Ốc nói: đe dọa bằng thuế là chiến luợc để đưa Mexico vào 1 thỏa thuận mậu dịch có lợi hơn với Hoa Kỳ – cũng lập luận ấy đuợc áp dụng trong tính toán về khả năng trang trải chi phí xây tường biên giới. Theo ông Navarro, thuế không đe dọa việc làm của công nhân trong nước.

Hoa Kỳ nên trông đợi Mexico trả đũa – trong 1 chương trình hội luận truyền hình hôm 13-1, bộ trưởng kinh tế Ildfonso Guajardo xác nhận Mexico sẽ đáp trả. Ông này cảm thấy quan ngại về 1 đợt sóng ảnh hưởng có thể đưa tới suy thoái toàn cầu.


Phản ứng từ các nhà lập pháp của 2 đảng đã phát sinh ngay trong ngày Thứ Năm.

Tham vụ báo chí Sean Spicer khẳng định: đó không là cách duy nhất.

Chánh văn phòng Reince Priebus cũng xác quyết với nhà báo: Bạch Ốc đang xem xét hàng loạt phương án về thu hồi kinh phí xây tường biên giới.

Ông Spicer tránh né các câu hỏi về thuế nhập cảng ảnh hưởng dân tiêu thụ, nhưng nói thuế này làm lợi công nhân trong nước.

5, 6 nhà lập pháp CH cảm thấy quan ngại về nguy cơ đối đầu Mexico khi TT Nieto bắt đầu chiến tranh mậu dịch với 1 trong các đối tác quan trọng nhất. Những vị này cảm thấy đặc biệt âu lo về khả năng đóng biên giới với 1 trong các đối tác thương mại lớn nhất – ý kiến bằng twitter của nghị sĩ John Cornyn (CH-Texas) cho hay: nhiều câu hỏi là về thuế nhập cảng điều chỉnh đề nghị. Twitter của nghị sĩ Lindsey Graham (CH-S.lCarolina) ghi: Mexico là đối tác thương mại lớn hạng 3 – thuế nào chúng ta tăng họ cũng tăng đuợc, và thuế là trở lực lớn với tăng trưởng kinh tế. Ý kiến của nghị sĩ John McCain là: tái thương luợng có thể củng cố và hiện đại hoá thương ước NAFTA trong khi mọi nỗ lực hạn chế hay cuỡng đặt những chướng ngại vật mới có thể đe dọa tương lai của NAFTA với những hậu quả nghiêm trọng. Dân biểu Mark Meadow là chủ tịch House Freedom Caucus không tán đồng chủ trương tăng thuế nhập cảng hàng Mexico – ông nói: nhìn chung không ủng hộ, theo nguyên tắc tổng quát là không ủng hộ thuế. Ông Meadow cũng trông đợi trả đũa.

Phe CH tại QH cũng quan ngại về các đe dọa rút khỏi NAFTA của tân TT, để hô hào ông hàn gắn các quan hệ với Mexico.

Trong khi đó một bản tin khác của báo the Washington Post hôm Thứ Sáu cho biết rằng Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng Thống Mexico Enrique Peđa Nieto vào sáng Thứ Sáu kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ mà ông Trump cho biết là “rất, rất thân thiện.”

TT Trump cho biết trong cuộc  họp báo với Thủ Tướng Anh Theresa May tại Bạch Ốc rằng, “Chúng tôi đã có cuộc điện thoại rất tốt. Tôi rất kính trọng nước Mexico. Tôi yêu người dân Mexico.” Nhưng liền theo đó ông Trump nói thêm rằng, “Mexico đã thắng thương lượng với chúng ta và đã đánh chúng ta thành bột. Họ làm cho chúng ta trông rất ngu xuẩn.” Ông nói tiếp rằng, “Biên giới là mềm và yếu. Ma túy thì đang đổ vào Mỹ. Và tôi sẽ  không để điều đó tái diễn.”


Ý kiến bạn đọc
30/01/201718:23:52
Khách
Dân Mỹ thê thảm ư ? Có dọa không đấy !
Dọa Trump cũng không ngán, tất nhiên dân Mỹ chẳng ngán chuyện này !
Hàng Mể vào Mỹ không bán rẻ sẽ ế rề rề, bắt buộc cạnh tranh nên phải bán tống bán tháo để dù kiếm ít còn hjon không, ăn cháo còn hơn nhịn đói và phá sản !
Trái lại hàng Mỹ vào Mễ ư ? Nhỏ giọt, dân giầu Mễ vẫn thích vì nó là hàng hiệu, hàng sạch, hàng an toàn, đắt họ cũng sẽ mua !
Ai thắng chỉ một thời gian là biết liền !
28/01/201723:13:58
Khách
Chuyện lãnh hậu quả này là bình thường vì dân Mễ đã vào Mỹ quá nhiều rồi, sướng quá rồi, nay phải trả một chút ... nhằm nhò gì !
Có thể, biết đâu Trump cũng nghĩ cách moi lại từ VN vì bao nhiêu năm nay coi Mỹ là thùng sữa free ! Trump bắt VN phải trả theo cách nào đó thì tôi rất hoan hô ! hãy đánh thuế cao đi để kê gian manh phải chết ! csvn !
Cấm kiều hối, cấm du học sinh, cấm bải lãnh .... cấm vận luôn càng tốt !
Cắt ngoại giao luôn, tất nhiên csvn sẽ coi Mỹ là kẻ thù, OK luôn !
Những kẻ tráo trở, đi hai lòng phải lãnh hậu quảcay đắng đó là chuyện công bằng bình thường ?
28/01/201718:17:29
Khách
Thời buổi thông tin ngày nay rất nhạy bén. Tiền công trả cho các nhân viên làm tại các hãng ở Mexico rẻ bèo ....cũng như ở việt nam hay những nước nghèo khác. Vì sản phẩm được dùng thì nhập từ trung cộng và như thế chắc chắn trung cộng bị ảnh hưởng.
Thôi thì .....chúng ta cứ để cho các "lão" đấu đá với nhau. Nếu việc làm đem lại về cho đất nước Mỹ và mọi người có công ăn việc làm là sung sướng rồi.
28/01/201718:07:30
Khách
Mỗi năm, My thâm thụt hơn $50 tỉ vì xuất, nhập khẩu qua Mexico (nhập từ Mexico nhiều hơn xuất). Nếu Tổng Thống có thể cân bằng phân nửa xuất nhập khẩu , thì dư tiền xây tường ... đó cũng là 1 cách?
28/01/201708:44:22
Khách
Thay vì thuế , cắt phần trợ giúp hàng năm US gởi cho Mexico về nhiều mặt. Vậy có ổn chăng
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng sinh viên Hoa Kỳ Michael Phillips 24 tuổi bị bắt cóc ở thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn trong ngày hôm Thứ Tư đã được trả tự do - nguồn tin Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhóm bắt cóc
Cư dân California 28 tuổi Adam Gadhan có thể bị kết án tử hình về tội phản bội - tội phản bội chỉ mới dùng đến vài chục lần trong lịch sử Hoa Kỳ và chưa lần nào kể từ thế chiến 2. Cáo trạng của
Ông Bayan Elashi, 1 cựu viên chức của công ty máy điện toán Richardson, đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu giúp rửa tiền cho 1 nhân vật Hamas, là Mousa Abu Marzook - ông Elashi bị truy tố
TT Bush không ngưng bài diễn văn về năng lượng trong khi 1 số cư dân St Louis hò hét để phản đối - có tiếng phụ nữ hô lớn "Hãy Rút Khỏi Iraq Ngay". TT Bush chỉ nhìn thoáng qua phía
TT Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang lâm chiến, và nói an ninh của Hoa Kỳ hiện nay là vững hơn 5 năm trước, nhưng còn nhiều việc phải làm - trong buổi nói chuyện với 1 nhóm sĩ quan và cac nhà ngoại giao tại thủ đô, TT Bush nêu ra cac chi tiết trong 1 báo cáo mới về cac tiến triển của nỗ lực truy diệt khủng bố - theo báo cáo này, đánh khủng bố
LOS ANGELES (ASIANJOURNAL.COM) - Theo một cuộc thăm dò ý kiến bằng nhiều ngôn ngữ với các nhóm dân thiểu số, kết quả cho thấy rằng quý vị cha mẹ thuộc các nhóm dân thiểu số ở California đặt vấn đề học vấn của con cái lên hàng đầu. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, một tỷ lệ rất cao - 90%
Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, ở California, có 42.3% trong tổng số dân California không nói tiếng Anh tại nhà. Hơn 28% nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). 1/5 dân California cho biết là họ nói tiếng Anh "kém thông thạo" ("less than very well").Dưới đây là một vài dữ kiện về vấn đề
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.