Tàu Ngầm Nguyên Tử Chở Khoa Học Gia Nghiên Cứu Ở Địa Cực
SAN DIEGO - Để tránh bị khám phá, và lợi dụng đường di chuyển qua địa cực, tàu ngầm nguyên tử của Hoa Kỳ thường đi qua địa cực - tại sao không làm việc nghiên cứu khoa học dọc đường.
Từ năm nay, các khoa học gia dân sự của Phòng thí nghiệm tàu ngầm hải quân tại San Diego sẽ nhập đoàn với thủy thủ trong các chuyến đi phiá dưới biển băng địa cực để thu thập các dữ kiện, gồm ảnh hưởng của hiện tượng tăng nhiệt khí quyển và các thay đổi của địa cực sẽ giúp hay làm hại các quyền lợi hàng hải của Hoa Kỳ.
1 biên bản ký trong năm qua giữa các chỉ huy lực lượng tàu ngầm, trưởng ban thí nghiệm của hải quân, và cơ sở khoa học quốc gia (NSF) đã đề ra kế hoạch nghiên cứu địa cực, là lãnh vực khoa học gia chưa tìm hiểu.
Chương trình nghiên cứu gọi là Scicex đặt căn bản trên hàng loạt sứ mạng đã thực hiện trong thập niên 1990. Hải quân sẵn sàng kéo dài thời gian tàu ngầm lặn dưới mặt biển đóng băng thêm 2 hay 3 ngày để các khoa học gia thu thập dữ kiện, kể cả lấy mẫu nước.
Với khoa học gia, đi tàu ngầm là cơ hội vô giá, đặc biệt là khả năng theo dõi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Từ tàu ngầm, khoa học gia có thể tìm kiếm các yếu tố về độ mặn của nước biển, dưỡng chất, hoá chất và đời sống của hải sinh vật….
Chương trình Scicex có thể thực hiện 2 chuyến đi tàu ngầm 1 năm.
SAN DIEGO - Để tránh bị khám phá, và lợi dụng đường di chuyển qua địa cực, tàu ngầm nguyên tử của Hoa Kỳ thường đi qua địa cực - tại sao không làm việc nghiên cứu khoa học dọc đường.
Từ năm nay, các khoa học gia dân sự của Phòng thí nghiệm tàu ngầm hải quân tại San Diego sẽ nhập đoàn với thủy thủ trong các chuyến đi phiá dưới biển băng địa cực để thu thập các dữ kiện, gồm ảnh hưởng của hiện tượng tăng nhiệt khí quyển và các thay đổi của địa cực sẽ giúp hay làm hại các quyền lợi hàng hải của Hoa Kỳ.
1 biên bản ký trong năm qua giữa các chỉ huy lực lượng tàu ngầm, trưởng ban thí nghiệm của hải quân, và cơ sở khoa học quốc gia (NSF) đã đề ra kế hoạch nghiên cứu địa cực, là lãnh vực khoa học gia chưa tìm hiểu.
Chương trình nghiên cứu gọi là Scicex đặt căn bản trên hàng loạt sứ mạng đã thực hiện trong thập niên 1990. Hải quân sẵn sàng kéo dài thời gian tàu ngầm lặn dưới mặt biển đóng băng thêm 2 hay 3 ngày để các khoa học gia thu thập dữ kiện, kể cả lấy mẫu nước.
Với khoa học gia, đi tàu ngầm là cơ hội vô giá, đặc biệt là khả năng theo dõi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Từ tàu ngầm, khoa học gia có thể tìm kiếm các yếu tố về độ mặn của nước biển, dưỡng chất, hoá chất và đời sống của hải sinh vật….
Chương trình Scicex có thể thực hiện 2 chuyến đi tàu ngầm 1 năm.
Gửi ý kiến của bạn