Hôm nay,  

Fed: Dân Mỹ Nợ Tiêu Dùng Sụt 30 Tỉ Đô, Quý 3, Thấp Kỷ Lục

14/12/200800:00:00(Xem: 2903)

fed: Dân Mỹ Nợ Tiêu Dùng Sụt 30 Tỉ Đô, Quý 3, Thấp Kỷ Lục

NEW YORK - Đó là một dấu hiệu của thời đại: Nhiều người Mỹ đang giảm bớt tiền nợ mà họ dùng để chi tiêu và tiếp nhiên liệu cho nền kinh tế, trong khi tài sản thật sự của họ đang sút giảm.
Chính quyền đã phúc trình hôm Thứ Năm rằng tiền nợ của chủ gia đình trong quý 3 rớt xuống lần đầu tiên chưa từng có. Cùng lúc tài sản đã tụt xuống bởi một số lượng lớn nhất trong kỷ lục dựa vào tài liệu trở lui về tới năm 1951.
Tiền nợ khách hàng rớt xuống 30 tỉ đô hằng năm, hay 0.8% trong quý 3 ở mức 13.91 ngàn tỉ đô, theo phúc trình ngân quỹ lưu hoạt của Qũy Dự Trữ Liên Bang.
Việc người Mỹ còn ít nợ nghe có vẻ là một điều tích cực, nhưng nó cũng có nghĩa là người tiêu thụ chi tiêu ít đi, vì nợ đã trở thành đắc giá hơn và khó khăn hơn để chế ngự.
Michael Englund, trưởng kinh tế của Action Economics, nói rằng, "Lãi suất đã tăng lên nhanh chóng trong một vài tháng qua, và người ta mượn ít hơn bởi vì họ không muốn treo tín dụng đắc đỏ trên đầu. Yếu tố khác là sự khó khăn tín dụng, những người mượn có đủ điều kiện không thể nhận được tín dụng."


Việc mua xe hơi đã co cụm cả năm nay, nhưng bắt đầu tụt xuống mạnh trong qúy 3 khi tín dụng bị siết chặt. Các đại lý bán xe hơi trên toàn quốc đã phúc trình nhiều khách hàng thích thú mua xe nhưng không thể thông qua thủ tục tài chánh mua.
Nợ cũng đã xuống thấp khi hàng triệu người Mỹ mất nhà vì bị tịch thu kể từ cuộc khủng hoảng nhà cửa làm thiệt hại vào tháng 8 năm 2007. Khi nhà bị tịch thu, nợ được chuyển từ chủ nhà sang ngân hàng.
Thêm nữa, kinh tế Hoa Kỳ đã mất 1.9 triệu công việc cho đến nay trong năm 2008, với sự sút giảm mạnh kể từ tháng 9. Kết quả, nền kinh tế đã đi vào một vòng xấu tệ, trong đó người Mỹ chi tiêu ít hơn và có ít tiền hơn để chi tiêu.
Có một vài dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế, vì việc chi tiêu của khách hàng chiếm 70% toàn bộ tổng sản lượng nội địa Mỹ. Nền kinh tế đi vào một cơn suy thoái dài và sâu trong tháng 12 năm 2007, và viễn tượng của một cuộc hồi phục sẽ dựa trên niềm tin của khách hàng trong việc tiêu tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một cái neo đã đụng vào đường ống dẫn dầu là “một trong những khả năng đặc biệt” bên sau vụ rò rỉ, theo Tổng Giám Đốc Công Ty Amplify Energy là Martyn Willsher phát biểu như thế trong một cuộc họp báo. Ông cho biết các thợ lặn đã kiểm tra hơn 8,000 feet (tức 2,438 mét) đường ống và đã tập trung vào “một khu vực đáng quan tâm.” Các tàu chở hàng vào 2 hải cảng Los Angeles và Long Beach thường đi qua khu vực này, theo các viên chức Duyên Phòng cho biết. “Chúng tôi đang tìm hiểu đo có phải có thể một cái neo từ một chiếc tàu, nhưng đó là trong giai đoạn đánh giá bây giờ,” theo Chỉ Huy Duyên Phòng Jeannie Shaye cho biết.
Ít nhất 126,000 gallons (572,807 liters) dầu thô đã tràn vào nước biển ngoài khơi Quận Cam bắt đầu vào khuya Thứ Sáu hay sáng sớm Thứ Bảy khi những người chèo thuyền đã bắt đầu báo cáo ánh sáng lấp lánh trong nước, theo các viên chức cho hay. “Tôi không hy vọng có thêm. Đó là sức chứa của toàn bộ đường ống dẫn dầu,” theo Tổng Giám Đốc Amplify Energy là Martyn Willsher cho biết. Ông nói rằng đường ống dẫn dầu đã được hút ra và hàng chục giàn khoan dầu gần đó được điều hành bởi Amplify đã được đóng.
Cuộc Tuần Hành của Phụ Nữ đầu tiên trong thời chính phủ Biden đã đi thẳng tới các bậc thềm của Tòa Nhà Tối Cao Pháp Viện hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021, một phần của nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc mà đã thu hút hàng ngàn người tới Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đòi được tiếp tục tiếp cận việc phá thai trong một năm khi các nhà lập pháp bảo thủ và các chánh án đã đặt nó vào nguy hiểm, theo bản tin của Hãng AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Những người biểu tình đã tràn ngập các con đường chung quanh tòa án, hô to “Cơ thể của tôi, chọn lựa của tôi” và vui đùa lớn tiếng với những tiếng trống.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã yêu cầu một chánh án liên bang tại Florida buộc Twitter phải hồi phục trương mục của ông, mà công ty này đã chận vào tháng 1 theo sau trận bão chết người vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy, 2 tháng 10 năm 2021. Các luật sư của Trump hôm Thứ Sáu đã nạp đơn kiện lên Tòa Án Khu Vực Hoa Kỳ tại Miami tìm kiếm lệnh cấm sơ bộ chống lại Twitter và tổng giám đốc Jack Dorsey của công ty này. Họ cho rằng Twitter đang kiểm duyệt Trump trong sự vi phạm quyền Tu Chính Án Thứ Nhất của ông ấy, theo đơn kiện. Twitter hôm Thứ Bảy đã từ chối bình luận về vụ kiện của Trump.
Số người chết liên quan đến cảnh sát đã được tính thấp hơn rất nhiều tại Hoa Kỳ, và người Mỹ gốc Phi Châu chết trong những cuộc chạm trán như thế nhiều gấp 3.5 lần người Mỹ da trắng, theo một phân tích mới được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu sức khỏe công cộng cho biết quan bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu, 1 tháng 10 năm 2021. Trong một bài được đăng hôm Thứ Năm trong tạp chí y khoa The Lancet, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số tử vong từ bạo lực cảnh sát từ năm 1980 tới 2018 đã được phân loại sai 55.5% trong Hệ Thống Thống Kê Quan Trọng Toàn Quốc Hoa Kỳ, là hệ thống theo dõi thông tin từ những giấy báo tử.
Theo tài liệu được công bố hôm Thứ Năm, đã có 580 vụ tự tử vào năm ngoái so với 504 vụ trong năm trước đó. Trong số đó, số tự tử bởi binh sĩ của Vệ Binh Quốc Gia đã nhảy vọt lên khoảng 35%, từ 76 vụ trong năm 2019 lên 103 vụ vào năm ngoái, và binh sĩ Lục Quân tại ngũ đã chứng kiến tăng gần 20%. Các vụ tự tử trong Thủy Quân Lục Chiến đã tăng hơn 30%, từ 47 vụ lên tới 62 vụ; trong khi lực lượng Dự Bị Thủy Quân Lục Chiến từ 9 vụ tự tử lên 10 vụ.
Hạ Viện đã chấp thuận dự luật tài trợ ngắn hạn với tỉ số phiếu 254-175 không lâu sau khi Thượng Viện thông qua với tỉ số phiếu 65-35. Một đa số lớn các nhà lập pháp Cộng Hòa tại cả hai viện đã bỏ phiếu chống. Dự luật cần thiết để giữ chính phủ hoạt động một khi năm tài khóa hiện nay chấm dứt vào giữa đêm Thứ Năm. Việc thông qua sẽ cho các nhà lập pháp thêm thời gian để soạn thảo các dự luật chi tiêu mà sẽ tài trợ cho các cơ quan liên bang và các chương trình họ điều hành.
Hai nhà lãnh đạo này đang cố gắng làm nhẹ đi những khác biệt tại Quốc Hội mà đã làm hao mòn thế đa số của Đảng Dân Chủ trong 2 tuần qua. Và họ đã cố gắng để kéo các đồng viện của họ và Tổng Thống Joe Biden lại với nhau. Chủ Tịch Hạ Viện và Lãnh Đạo Dân Chủ tại Thượng Viện đã tới Bạch Ốc vào xế trưa Thứ Tư để cố gắng và củng cố kế hoạch việc làm và gia đình của Biden, mà đang trên bờ vực sụp đổ khi các nhà nghị sĩ trung dung tại Thượng Viện từ chối cắt bỏ một thương lượng về chi tiêu xã hội trước cuộc bỏ phiếu được dự định của Hạ Viện về gói hạ tầng cơ sở.
Áp lực đang gia tăng, Tổng Thống Joe Biden và các nhà lập pháp Dân Chủ tại Quốc Hội đã căng thẳng hôm Thứ Ba, 28 tháng 9 năm 2021, để cắt giảm kế hoạch đại tu bổ của chính phủ trị giá 3.5 ngàn tỉ đô la nhiều nhất trong lịch sử để giành sự ủng hộ từ 2 thượng nghị sĩ quan trọng trước thời hạn chót để bỏ phiếu, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã ngăn chận một dự luật vào tối Thứ Hai để giữ cho chính phủ hoạt động và cho phép liên bang vay tiền, nhưng Dân Chủ nhằm ngăn chận sự đóng cửa đã cam kết sẽ thử lại – cùng lúc thúc đẩy các kế hoạch lớn của Tổng Thống Joe Biden để tái định hình lại chính phủ, theo AP tường thuật hôm Thứ Hai, 27 tháng 9 năm 2021. Các nỗ lực không nhất thiết được liên đới, nhưng hạn chót cuối năm tài khóa để tài trợ cho chính phủ hôm Thứ Năm tuần rồi đang đi ngược lại ước muốn của Dân Chủ để đạt được tiến bộ cho cuộc đại tái thiết của liên bang trị giá 3.5 ngàn tỉ đô la.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.