Hôm nay,  

Cali: Thủng 14 Tỉ Đô Vì 5,000 Dân Giàu Bỏ Đi

24/02/200800:00:00(Xem: 4450)

WASHINGTON - California đã phải đối phó với tình trạng thâm thủng ngân sách lên tới 14 tỉ đô hồi năm 2003, một trong những lý do gây ra làn sóng di tản các ông bà chủ có nhà trị giá bạc triệu khỏi tiểu bang. Trong một phúc trình có tên là "Rich States, Poor States" của kinh tế gia Arthur Laffer và Stephen Moore, khoảng 5,000 người có thu nhập từ 25,000 có tới 7 con số đã rời khỏi California đầu thập niên 2000, và vì không còn thu được tiền thuế của họ chiếm một nửa ngân sách của tiẻu bang. Phúc trình này nói không chỉ có người giàu mới ra đi. Các dữ liệu từ các công ty dời đi, California là tiểu bang có dân số rời bỏ tiểu bang đông hàng thứ hai Hoa Kỳ trong năm 2005, dẫu cho Cali có một khí hậu tuyệt vời, có bãi biển, có núi non…

Phúc trình này được Hội Đồng Hối Đoái Hoa Kỳ công bố cho thấy không chỉ có việc làm bị đẩy đi khỏi nước - mà còn di chuyển từ tiểu bang này tới tiểu bang khác, và theo sau đó là dân số cũng biến động.

TNS Steve Faris của tiểu bang Arkansas nói: "Hiện nay các tiểu bang cũng đang cạnh tranh nhau về nguồn vốn và đầu tư thương mại. Chính quyền các tiểu bang nghĩ rằng họ có thể thu hút được việc làm và người dân, phát triển dân số bằng cách nâng tỉ lệ thuế cao hơn so với tiểu bang láng giềng. Thật ra đó là sai lầm tai hại."

Moore tuyên bố tại Viện Heartland rằng ông thật sự nản lòng về bản lĩnh của các viên chức chính quyền khi họ thất bại trong việc cắt giảm thuế lợi tức, kiểm soát chi tiêu và mở rộng thị trường.

Phúc trình cũng đã xếp hạng 50 tiểu bang dựa theo 16 chính sách khác nhau với nỗ lực cải thiện vấn đề di trú của người dân và vốn đầu tư trong và ngoài tiểu bang. Các tiểu bang có mức thuế thấp, chi xài ít và giảm được thâm thủng đứng ở hàng đầu, đầu tiên là các tiểu bang ở vùng phía nam và tây nam Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng sinh viên Hoa Kỳ Michael Phillips 24 tuổi bị bắt cóc ở thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn trong ngày hôm Thứ Tư đã được trả tự do - nguồn tin Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhóm bắt cóc
Cư dân California 28 tuổi Adam Gadhan có thể bị kết án tử hình về tội phản bội - tội phản bội chỉ mới dùng đến vài chục lần trong lịch sử Hoa Kỳ và chưa lần nào kể từ thế chiến 2. Cáo trạng của
Ông Bayan Elashi, 1 cựu viên chức của công ty máy điện toán Richardson, đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu giúp rửa tiền cho 1 nhân vật Hamas, là Mousa Abu Marzook - ông Elashi bị truy tố
TT Bush không ngưng bài diễn văn về năng lượng trong khi 1 số cư dân St Louis hò hét để phản đối - có tiếng phụ nữ hô lớn "Hãy Rút Khỏi Iraq Ngay". TT Bush chỉ nhìn thoáng qua phía
TT Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang lâm chiến, và nói an ninh của Hoa Kỳ hiện nay là vững hơn 5 năm trước, nhưng còn nhiều việc phải làm - trong buổi nói chuyện với 1 nhóm sĩ quan và cac nhà ngoại giao tại thủ đô, TT Bush nêu ra cac chi tiết trong 1 báo cáo mới về cac tiến triển của nỗ lực truy diệt khủng bố - theo báo cáo này, đánh khủng bố
LOS ANGELES (ASIANJOURNAL.COM) - Theo một cuộc thăm dò ý kiến bằng nhiều ngôn ngữ với các nhóm dân thiểu số, kết quả cho thấy rằng quý vị cha mẹ thuộc các nhóm dân thiểu số ở California đặt vấn đề học vấn của con cái lên hàng đầu. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, một tỷ lệ rất cao - 90%
Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, ở California, có 42.3% trong tổng số dân California không nói tiếng Anh tại nhà. Hơn 28% nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). 1/5 dân California cho biết là họ nói tiếng Anh "kém thông thạo" ("less than very well").Dưới đây là một vài dữ kiện về vấn đề
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.