WASHINGTON - California đã phải đối phó với tình trạng thâm thủng ngân sách lên tới 14 tỉ đô hồi năm 2003, một trong những lý do gây ra làn sóng di tản các ông bà chủ có nhà trị giá bạc triệu khỏi tiểu bang. Trong một phúc trình có tên là "Rich States, Poor States" của kinh tế gia Arthur Laffer và Stephen Moore, khoảng 5,000 người có thu nhập từ 25,000 có tới 7 con số đã rời khỏi California đầu thập niên 2000, và vì không còn thu được tiền thuế của họ chiếm một nửa ngân sách của tiẻu bang. Phúc trình này nói không chỉ có người giàu mới ra đi. Các dữ liệu từ các công ty dời đi, California là tiểu bang có dân số rời bỏ tiểu bang đông hàng thứ hai Hoa Kỳ trong năm 2005, dẫu cho Cali có một khí hậu tuyệt vời, có bãi biển, có núi non…
Phúc trình này được Hội Đồng Hối Đoái Hoa Kỳ công bố cho thấy không chỉ có việc làm bị đẩy đi khỏi nước - mà còn di chuyển từ tiểu bang này tới tiểu bang khác, và theo sau đó là dân số cũng biến động.
TNS Steve Faris của tiểu bang Arkansas nói: "Hiện nay các tiểu bang cũng đang cạnh tranh nhau về nguồn vốn và đầu tư thương mại. Chính quyền các tiểu bang nghĩ rằng họ có thể thu hút được việc làm và người dân, phát triển dân số bằng cách nâng tỉ lệ thuế cao hơn so với tiểu bang láng giềng. Thật ra đó là sai lầm tai hại."
Moore tuyên bố tại Viện Heartland rằng ông thật sự nản lòng về bản lĩnh của các viên chức chính quyền khi họ thất bại trong việc cắt giảm thuế lợi tức, kiểm soát chi tiêu và mở rộng thị trường.
Phúc trình cũng đã xếp hạng 50 tiểu bang dựa theo 16 chính sách khác nhau với nỗ lực cải thiện vấn đề di trú của người dân và vốn đầu tư trong và ngoài tiểu bang. Các tiểu bang có mức thuế thấp, chi xài ít và giảm được thâm thủng đứng ở hàng đầu, đầu tiên là các tiểu bang ở vùng phía nam và tây nam Hoa Kỳ.