Hôm nay,  

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

14/01/200700:00:00(Xem: 3684)

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

- 39% Hãng Cali Là Của Di Dân

Durham, N.C.- Tuần rồi một nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học Duke và Berkley School of Information của University of California đã ấn hành một bản nghiên cứu lần đầu tiên về sự quan trọng của các di dân có tài năng đối với sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thành lập các công ty kỹ thuật và cơ khí. Tác giả bản nghiên cứu nhắc tới người mang lại kết quả trực tiếp rất đáng khích lệ là Vivek Wadhwa, một nhà sáng lập công ty kỹ thuật thế hệ mới và nhà máy. Bài viết cho biết chi tiết như sau.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy tại Thung Lũng Silicon, xuất hiện từ 1999, một mẩu hình lớp di dân nay tài năng đã tạo ra luồng gió cải cách trong các ngành sản xuất và dịch vụ, đồg thời tạo ra ra việc làm, thúc đẩy sự thịnh vượng xã hội, đã trở thành hiện tượng phi thường khắp đất nước Hoa Kỳ. Đã có một số công ty kỹ thuật tiêu biểu ở Hoa Kỳ xuất hiện từ năm 1995 tới năm 2005.

Trong số 25.3% các công ty này thì có ít nhất một nhà sáng lập chủ chốt sinh trưởng ở ngoại quốc. Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình số công ty được thành lập bởi các di dân gồm: Cali (39%), New Jersey (38%), Georgia (30%) và Massachusetts (29%). Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình thấp hơn gồm Washington (11%), Ohio (14%), North Carolina (14%) và Texas (18%). Tính chung cả nước, các công ty đó đã làm ra trị giá hàng hóa 52 tỉ đô và thuê mướn 450,000 thợ riêng trong năm 2005.

Người Ấn Độ đã thành lập nhiều công ty kỹ thuật và cơ khí tại Hoa Kỳ trong thập niên qua bởi các di dân từ Anh, Hoa Lục, Đài Loan và Nhật Bản. Số công ty của người Ấn Độ chiếm tới 26% trong số các nhà sáng lập công ty của di dân.

Các công ty của di dân sinh trưởng tại Trung Quốc (bao gồm cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan) tập trung phần lớn tại Cali, gồm 49% của Hoa Lục và 81% của Đài Loan. Công ty Ấn Độ và Anh phân tán khắp Hoa Kỳ, trong khi công ty qui mô của người Ấn Độ tập trung phần lớn ở Cali và New Jersey; còn người Anh thì ở Cali và Georgia.

Xấp xỉ 80% công ty của di dân ở Hoa Kỳ thuộc hai lãnh vực: nhu liệu và các dịch vụ có liên quan tới sản xuất.

Hơn một nửa (52.4%) nền kỹ nghệ của Thung Lũng Silicon đã được hình thành bởi một hoặc nhiều di dân, so với tỉ lệ trung bình tại Cali là 38.8%.

Một tài liệu nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy tỉ lệ các công ty của người Ấn và người Trung Quốc đã tăng từ 24% lên 28%. Từ năm 1995 tới 2005, các công ty ở Thung Lũng Silicon do người Ấn thành lập chiếm 15.5% và di dân từ Trung Quốc, Đài Loan chiêm 12.8%.

Tại Research Triangle Park, 18.7% đã được thành lập bởi di dân, so với North Carolina là 13.9%. Cộng đồng Ấn Độ là các tập đoàn sáng lập của di dân lớn nhất, với 25%, sau đó là di dân Đức và Anh, mỗi nhóm chiếm 15%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiện nay lúc nào trên nước Mỹ cũng có trên 45 triệu người không có một thứ bảo hiểm y tế nào do tự đóng, công ty đóng tiền hay nhà nước đóng tiền cho. Nếu nhà nước giải quyết bảo hiểm y tế
Một số cuộc thăm dò ý kiến vừa được thực hiện cho biết rằng tài sản vật chất là một nỗi ham muốn hàng đầu của thanh thiếu niên, và việc làm giàu đối với giới trẻ hiện nay quan trọng
Cũng theo tin MoneyNews trích dẫn The Wall Street Journal, các món nợ vay mua nhà tới kỳ hạn không trả được đang tăng tới mức cao chưa từng thấy trong 5 năm trở lại đây
Trẻ em trưởng thành trong nghèo khó tại Hoa Kỳ đã làm thiệt hại cho kinh tế Mỹ 500 tỉ đô la mỗi năm, bởi vì các em kém năng suất hơn, kiếm tiền ít hơn, gây tội ác nhiều hơn
Các cơ quan công lực và truyền thông đại chúng Mỹ luôn bám sát tai họa khủng bố và chiến tranh ở Trung Đông nên lơ là một hình thái phá hoại khác còn nguy hại hơn ngay trong nội địa Mỹ
Theo Momo Chang, ký giả một tờ báo mạng, vào một buổi trưa Thứ Ba tại một tiệm làm móng ở trung tâm thành phố Berkeley, một nhóm gồm Lehn Tsan, Connie Nguyen
Việc chuyển hướng mua hàng qua mạng Internet đã ảnh hưởng đến thị trường việc làm ở California. So với cùng kỳ năm ngoái, số nhân viên trong ngành bán lẻ bị cắt giảm trong tháng 12 vừa qua
Khảo cứu đại học về các nhóm dân nhập cư ở Nam Cali cho thấy một thay đổi lớn về truyền thống. Thay vì theo truyền thống, dân nhập cư lâu nay thường hay
Theo MoneyNews, các công ty ngoại quốc vừa loan báo về trị giá tích sản mà họ đạt được tại Hoa Kỳ trong năm 2006 lên tới khoảng 219 tỉ đô, tăng 57% so với năm 2005 và là tổng trị giá
Các chủ nhân của các công ty và các cơ sở thương mại cho biết họ nghĩ rằng luật mới của California trong việc xử dụng năng lượng có thể làm trì hoãn việc đầu tư thương mại
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.