Hôm nay,  

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

1/14/200700:00:00(View: 3591)

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

- 39% Hãng Cali Là Của Di Dân

Durham, N.C.- Tuần rồi một nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học Duke và Berkley School of Information của University of California đã ấn hành một bản nghiên cứu lần đầu tiên về sự quan trọng của các di dân có tài năng đối với sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thành lập các công ty kỹ thuật và cơ khí. Tác giả bản nghiên cứu nhắc tới người mang lại kết quả trực tiếp rất đáng khích lệ là Vivek Wadhwa, một nhà sáng lập công ty kỹ thuật thế hệ mới và nhà máy. Bài viết cho biết chi tiết như sau.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy tại Thung Lũng Silicon, xuất hiện từ 1999, một mẩu hình lớp di dân nay tài năng đã tạo ra luồng gió cải cách trong các ngành sản xuất và dịch vụ, đồg thời tạo ra ra việc làm, thúc đẩy sự thịnh vượng xã hội, đã trở thành hiện tượng phi thường khắp đất nước Hoa Kỳ. Đã có một số công ty kỹ thuật tiêu biểu ở Hoa Kỳ xuất hiện từ năm 1995 tới năm 2005.

Trong số 25.3% các công ty này thì có ít nhất một nhà sáng lập chủ chốt sinh trưởng ở ngoại quốc. Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình số công ty được thành lập bởi các di dân gồm: Cali (39%), New Jersey (38%), Georgia (30%) và Massachusetts (29%). Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình thấp hơn gồm Washington (11%), Ohio (14%), North Carolina (14%) và Texas (18%). Tính chung cả nước, các công ty đó đã làm ra trị giá hàng hóa 52 tỉ đô và thuê mướn 450,000 thợ riêng trong năm 2005.

Người Ấn Độ đã thành lập nhiều công ty kỹ thuật và cơ khí tại Hoa Kỳ trong thập niên qua bởi các di dân từ Anh, Hoa Lục, Đài Loan và Nhật Bản. Số công ty của người Ấn Độ chiếm tới 26% trong số các nhà sáng lập công ty của di dân.

Các công ty của di dân sinh trưởng tại Trung Quốc (bao gồm cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan) tập trung phần lớn tại Cali, gồm 49% của Hoa Lục và 81% của Đài Loan. Công ty Ấn Độ và Anh phân tán khắp Hoa Kỳ, trong khi công ty qui mô của người Ấn Độ tập trung phần lớn ở Cali và New Jersey; còn người Anh thì ở Cali và Georgia.

Xấp xỉ 80% công ty của di dân ở Hoa Kỳ thuộc hai lãnh vực: nhu liệu và các dịch vụ có liên quan tới sản xuất.

Hơn một nửa (52.4%) nền kỹ nghệ của Thung Lũng Silicon đã được hình thành bởi một hoặc nhiều di dân, so với tỉ lệ trung bình tại Cali là 38.8%.

Một tài liệu nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy tỉ lệ các công ty của người Ấn và người Trung Quốc đã tăng từ 24% lên 28%. Từ năm 1995 tới 2005, các công ty ở Thung Lũng Silicon do người Ấn thành lập chiếm 15.5% và di dân từ Trung Quốc, Đài Loan chiêm 12.8%.

Tại Research Triangle Park, 18.7% đã được thành lập bởi di dân, so với North Carolina là 13.9%. Cộng đồng Ấn Độ là các tập đoàn sáng lập của di dân lớn nhất, với 25%, sau đó là di dân Đức và Anh, mỗi nhóm chiếm 15%.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các nhà lập pháp California hôm Thứ Năm, 15 tháng 7 năm 2021, đã thông qua kế hoạch thu nhập bảo đảo được tiểu bang tài trợ lần đầu tiên, để dành nhiều triệu đô la cho việc chi trả hàng tháng cho các phụ nữ mang thai và thanh niên, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm được đăng trên trang mạng của báo The Hill.
Theo bản tin khác của CBS News hôm Thứ Tư, 14 tháng 7 năm 2021, hơn 16,000 lính cứu hỏa đang cố gắng kềm chế hơn 70 đám cháy rừng khắp Miền Tây, gồm đám cháy rừng Beckwourth Complex, mà đã thiêu rụi hơn 95,000 mẫu tây vào sáng Thứ Tư, theo Sở Lâm Nghiệp Hoa Kỳ cho hay.
Bộ Tư Pháp nói rằng Thomas “Tom” Munn đã khuyến khích những người trên truyền thông xã hội đi về Thủ Đô trong những tuần lễ trước vụ bạo loạn. Trong một bài đăng trên Facebook vào tháng 12, Tom Munn đã viết rằng, “Tổng Thống của chúng ta chỉ yêu cầu 2 điều từ chúng ta, cho đến nay… #1 Bỏ phiếu #2 Ngày 6 tháng 1 năm 2021.” Trong một bài đăng khác được trích trong hồ sơ tòa án, Tom Munn đã viết “Thời điểm đã đến!”
Hành động cùa họ đặt Texas vào trung tâm của trận chiến quốc gia về các quyền bỏ phiếu, với các nhà lập pháp Cộng Hòa của tiểu bang đã biến những lời nói dối của cựu Tổng Thống Donald Trump về gian lận bầu cử ở diện rộng vào sự thúc đẩy tạo ra luật mới hạn chế việc bỏ phiếu bằng thư, bỏ phiếu sớm và nhiều thứ khác.
Những người lính cứu hỏa đã vất vả để kềm chế đám cháy rừng bùng nổ tại miền bắc California dưới nhiệt độ nóng như lửa trong khi đợt nóng khác đã tràn tới miền tây, khiến cho độ nóng dữ dội tại các khu vực sâu trong nội địa và sa mạc, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm Chủ Nhật, 11 tháng 7 năm 2021.
Các tượng bằng đồng của 2 vị tướng Liên Minh Miền Nam đã bị gỡ bỏ hôm Thứ Bày, 10 tháng 7 năm 2021, khỏi khu vực đất công tại thành phố Charlottesville thuộc tiểu bang Virginia, gần 4 năm sau khi những tượng này là tiêu điểm cho một cuột tập họp bạo động có tên “Unite the Right” khiến cho một người thiệt mạng, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Bảy.
Qua Thứ Bảy và Chủ Nhật tuần này nhiệt độ cao được tiên đoán sẽ đạt tới 130 độ F tại Death Valley. Nếu mức nóng này đạt tới, thì sẽ ngang bằng với nhiệt độ nóng nhất đo được đáng tin cậy trên Trái Đất. Kỷ lục thế giới 134 độ F tại Death Valley được thiết lập vào năm 1913, đã bị tranh cãi bởi các nhà khí tượng, nhưng vẫn được xem là chính thức.
Trung tâm tổ chức sự kiện tại thành phố Laguna Hills thuộc Quận Cam ở Miền Nam California đã bãi bỏ kế hoạch tổ chức một cuộc tụ tập America First (Nước Mỹ Trước Hết) vào ngày 17 tháng 7 tới đây sau khi biết rằng những diễn giả là 2 trong số các Dân Biểu Cộng Hòa gây tranh cãi nhất: Dân Biểu Matt Gaetz và DB Marjorie Taylor Greene, theo bản tin của Báo Orange County Register tường thuật hôm Thứ Sáu, 9 tháng 7 năm 2021.
Tổng số người chết trong vụ tòa nhà chung cư tại khu vực Miami sập đã tăng lên 79 người hôm Thứ Sáu, 9 tháng 7 năm 2021, con số mà thị vị thị trưởng tại đây gọi là “đau lòng” trong khi các công nhân phục hồi đã trải qua ngày thứ 16 để tìm kiếm nạn nhân trong đống tro tàn, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu. 62 người khác vẫn còn mất tích.
Thống Đốc California Gavin Newsom hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021, đã yêu cầu cư dân cắt giảm lượng nước sử dụng trong nhà 15% trong khi Miền Tây Hoa Kỳ đang vật lộn với hạn hán kéo dài và nhiệt độ phá kỷ lục, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.