Hôm nay,  

Ilo: Thất Nghiệp Đông, Toàn Cầu Bất Ổn

4/12/200900:00:00(View: 4296)
ILO: Thất Nghiệp Đông, Toàn Cầu Bất Ổn
LAS VEGAS - Tỉ lệ thất nghiệp càng tồi tệ trên thế giới được ý thức rõ bởi hầu hết mọi người như là chỉ dấu đầu tiên và dễ nhận thức nhất của cơn suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này giải thích sự tăng tiến và số lượng gia tăng của nhiều trang mạng toàn cầu mà cung cấp tin tức cập nhật về việc cắt giảm công việc. Nhiều người thất nghiệp cũng đang thiết lập tài liệu về những khó khăn của họ bằng cách tạo ra các trang mạng cá nhân.
Thất nghiệp đã dạy cho nhiều người xác định những sự việc và người giá trị trong cuộc sống của họ. Nhiều cá nhân đang học cách thích ứng lần nữa với sự ủng hộ và tiện nghi được cung cấp bởi gia đình và bạn bè. Nhưng đôi khi thất nghiệp cũng làm tổn hại đến tâm linh. Một chính khách Ai Cấp phàn nàn tỉ lệ thất nghiệp cao làm gia tăng hiện tượng tự tử tại Ai Cập.
Bởi vì sự suy sụp kinh tế, nhiều công nhân đang đương đầu với những khó khăn tìm thấy trong nghề nghiệp ổn định trong một thị trường việc làm thay đổi tận nền tảng. Một công nhân người Palestine tại Canada phản ảnh sự thất bại này bằng việc trách móc các công ty mà đang "tìm kiếm những cá nhân biết mọi chuyện nhưng không muốn làm việc gì cả."
Tại Hồng Kông một kế hoạch tài trợ có nhiều tranh cãi của chính quyền cho các sinh viên tốt nghiệp đại học đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề. Kế hoạch tài trợ dự trù bởi bộ trưởng tài chánh cho phép các công ty trả lương những sinh viên tốt nghiệp đại học ở mức thấp $4,000 HK ($516 đô la Mỹ) mỗi tháng, một nửa của số đó là tài trợ của chính quyền.
Có nhiều lo ngại rằng Nhật Bản đang trải qua một "thời kỳ đóng băng nghề nghiệp" mà tạo ra một "thế hệ thua thiệt" khác của thanh niên Nhật với không có việc làm toàn thời gian. Ít nhất 87 công ty đã bãi bỏ 331 cam kết nghiêm chỉnh về nghề nghiệp cho các sinh viên đại học hồi năm rồi.
Tại Đức, nhiều người tìm việc làm bị buộc phải làm việc trong các thì giờ ngắn hơn trong việc trao đổi lương chính quyền và tài trợ bảo hiểm xã hội.

Phụ nữ Saudi bị mất việc phải đương đầu với các cơ hội làm việc giới hạn bởi vì sự quấy ray giới tính trong chỗ làm. Nhiều phương tiện truyền thông xã hội cũng được dùng cho việc ghi tên tìm việc làm, như công ty nghiên cứu Twitter Job Search.
Có lẽ sự tổn hại nặng nề nhất bởi việc tiếp tục mất việc là các quốc gia nghèo mà tùy thuộc vào việc gửi tiền về nhà của những công nhân di dân. Ngày nay số lượng rất lớn công nhân di dân đang trở về lại đất nước của họ sau khi bị mất việc tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Việc di dân trở về này có thể là đầu mối của sự xung đột tại các quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba mà không thể cung cấp đầy đủ công việc làm và các dịch vụ xã hội cho những công dân của họ.
Theo Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ đạt kỷ lục thất nghiệp cao nhất trong năm 2008. Một trong những nơi bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bởi cơn khủng hoảng là Dubai. Dân số của Dubai được dự đoán sẽ giảm 8% trong năm nay vì nhiều công nhân ngoại quốc tiếp tục rời bỏ thành phố này; một trang mạng cá nhân cho rằng dân số Dubai sẽ sút giảm tới 25%.
Fed: Tín Dụng Khách Hàng Giảm Kỷ Lục 7.48 Tỉ, Tháng 2
WASHINGTON - Việc vay mượn của giới tiêu thụ Mỹ đang tụt giảm sâu nặng hơn mức dự đoán trong tháng 2 khi việc sử dụng tín dụng và thẻ tính tiền đã rớt xuống tới mức kỷ lục, theo phúc trình của Quỹ Dự Trữ Liên Bang được công bố hôm Thứ Ba cho thấy.
Tín dụng khách hàng của tháng 2 sút giảm 7.48 tỉ đô, hay ở tỉ lệ hàng năm 3.5%, sau khi tăng tiến ở mức 3.8% hay lên tới 8.14 tỉ đô trong tháng trước, phúc trình trước đây là 1.8 tỉ đô gia tăng.
Nhiều nhà phân tích được thăm dò bởi thông tấn Reuters dự đoán giảm 1 tỉ đô trong mức vay mượn của khách tiêu thụ tháng 2.
Tín dụng không xoay vần, gồm các món vay để trả đứt cho các loại như xe, thuyền, tiền học đại học và ngày nghỉ, tăng 313 triệu đô, hay ở tỉ lệ 0.2%.
Tuy nhiên, tín dụng xoay vần giảm ở mức 9.7%, hay 7.79 tỉ đô trong tháng 2, mức sút giảm lớn nhất kể từ khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang bắt đầu theo dõi từ năm 1968.
Trong định mức phần trăm, sự sút giảm 9.7% là lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1978, khi đó mức sút giảm ở mức 15.7%.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
Không những sản lượng kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán cũng đã giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.