Hôm nay,  

Ra Mắt Sách Thầy Thông Triệt: Nghe Về Scan Khi Nhập Định

14/08/200700:00:00(Xem: 6354)

Buổi ra mắt sách của Thầy Thông Triệt đã thành công lớn chiều chủ nhật, và thu hút được 500 người tham dự.
Đặc biệt trong buổi ra mắt sách là 2 bài giới thiệu sách do Tuệ Minh Kiên, một thiền sinh của Thầy Thông Triệt, nói về 2 tác phẩm độc đáo do Thầy Thông Triệt biên soạn.
Và gây chú ý nhất là phần do Sư Cô Triệt Như trình bày về máy chụp RMT tại Đức đã scan não bộ của Thầy Thông Triệt trong khi thầy nhập định để tìm xem tánh giác nằm ở đâu.

Việt Báo hân hạnh được phép phổ biến một bài giới thiệu của tác giả Tuệ Minh Kiên và baì của sư cô Triệt Như, như sau.

*
Tuệ Minh Kiên giới thiệu tác phẩm                ‘‘Tiến Trình Tu Chứng Của Đức Phật’’ do Thầy Thiền Chủ Thích Thông Triệt biên soạn.
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa các bậc trưởng thượng,
Thưa quý đạo hữu,
Thật là một hân hạnh lớn lao cho tôi, một kẻ rất sơ cơ về Thiền,  được Thầy trao cho phần vụ giới thiệu tác phẩm Tiến trình tu chứng của Đức Phật, tái bản lần thứ hai, trước một cử tọa chọn lọc như thế này.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là cuốn sách này đã được phát hành lần đầu vào năm 1999 với 208 trang. Lần tái bản này, sách gồm 222 trang và chia ra làm 3 chương với hình ảnh những thánh tích liên quan đến cuộc đời của Đức Phật.

Chương thứ nhất nhan đề: Bậc Siêu Thế và động cơ thúc đẩy.
Thái Tử Siddhattha xuất thân từ giai cấp cầm quyền, sau khi nhìn thấy những thảm cảnh sinh, lão, bệnh, tử ở ngoài hoàng thành, mối ưu tư lớn nhất của Ngài là làm sao vượt ra khỏi 4 quy luật khắc nghiệt đó để tìm được sự Giải Thoát, ch"ng nghi"m Vô Sanh, đạt được Thượng Trí và thành t"u Niết Bàn. Và từ đó, với ý chí hướng thượng, Ngài cương quyết xuất gia, từ bỏ tất cả tình cảm gia đình, thú vui vật chất, cuộc sống xa hoa ở hoàng cung để ra đi tìm Chân Lý. Đây là sự tỉnh ngộ thứ nhất.

Chương thứ hai, nhan đề: Kinh nghiệm quý báu qua cuộc hành trình thứ nhất là Xuất gia tầm đạo và cuộc hành trình thứ hai là Tu tập trong khổ hạnh.
Sau khi lìa bỏ hoàng cung, Ngài vào rừng tìm thầy học đạo. Hai vị thầy nổi danh thời đó đã lần lượt hướng dẫn Ngài thực tập hai loại Định cao. Vị thầy thứ nhất,Al""" Kalama ở Vaisali (Vệ Xá) hướng dẫn Ngài pháp Vô sở hữu xứ định và vị thầy thứ hai, Uddaka Ramaputta ở Rajagaha (Vương Xá) dạy Ngài pháp Phi tưởng Phi phi tưởng xứ định. Chỉ một thời gian ngắn sau, Ngài thành tựu trước sau hai loại Định cao đó. Nhưng Ngài vẫn thất vọng vì nhận ra rằng hai tầng Định này không đáp ứng đúng mục tiêu mà Ngài theo đuổi là làm sao thoát khỏi sinh lão bệnh tử để đạt được Thượng Trí, Niết Bàn. Ngài đành từ giã thầy, bỏ pháp tu và tự mình đi tìm phương thức tu tập riêng. Ngài nhận ra rằng: pháp tu quan trọng hơn thầy d"y. Đây là sự tỉnh ngộ thứ hai.

Rồi một hôm, Ngài tới khu rừng gần thị trấn Uruvel" và gặp được 5 vị đạo sĩ đứng đầu là Ngài Kossanna (Kiều Trần Như), họ dạy Ngài pháp tu khổ hạnh, một phương pháp tự hành hạ mình, nó đòi hỏi người thực hành phải sử dụng ý chí mãnh liệt để chiến thắng những ham muốn của tự ngã về dục lạc. Ngài thực hành một cách quyết liệt hơn, nghĩa là khổ hạnh hơn cả 5 đạo sĩ trên. Một thời gian gần 6 năm sau, thân thể  Ngài chỉ còn da bọc xương, Ngài kiệt lực tới độ té úp mặt xuống đất và bất tỉnh. May nhờ một cô bé chăn cừu cho một bát sữa cừu, Ngài hồi tỉnh. Nhưng nhìn lại thân thể quá gầy yếu, sức khỏe suy tàn, Ngài thấy rằng không thể nào tiếp tục mở cuộc hành trình lâu dài để đi đến Giác Ngộ với tấm thân tiều tụy suy kiệt như vậy. Ngài đã nhận ra sự sai lầm của lối tu khổ hạnh trước đây. Từ đó Ngài nghĩ đến việc phải ăn uống trở lại bình thường để phục hồi sức khỏe. Ngài xem cơ thể là một phương tiện quý báu để nương vào đó mở cuộc hành trình tâm linh. Quan điểm Trung Đạo bắt đầu manh nha từ thời điểm này. Đây là sự tỉnh ngộ lần thứ ba và cũng là chuyển hướng quan trọng nhất trong tiến trình tu tập của Ngài trước khi thành đạo.

Chương thứ ba nhan đề Giai Đoạn Quyết Định.
Sau khi phục hồi sức khỏe, từ khu rừng tu khổ hạnh, Ngài băng qua sông Phalgu, lên bờ, chọn nơi có nhiều cây cổ thụ để ngồi thiền. Nơi đây, Ngài được cô Suj"ta, con gái một ông chủ đất giầu có, cúng dường bánh Kheer có nhiều chất dinh dưỡng, nhờ đó Ngài không cần đi khất thực. Sau đó, ngài băng qua sông Ni Liên Thiền, đến khu rừng vắng vẻ hơn, có nhiều cây cổ thụ pipphala, rất thích hợp để ngồi thiền. Ngài chọn 1 gốc cây cổ thụ, trải cỏ Kusha, ngồi thiền, mặt hướng về hướng đông.

Trong giai đoạn Chứng và trú Thiền thứ nhất, Ngài áp dụng phương pháp Thở với niệm Biết, mà Ngài đã có kinh nghiệm hồi ấu thơ, trong một dịp lễ Hạ điền. Cộng với những thành tựu tích cực đạt được trong những thời gian tu tập trước đó nhất là trong giai đoạn tu khổ hạnh, lần này với chủ tâm thở để tìm trạng thái hỷ lạc, Ngài nhận thấy con đường đi đến Giác Ngộ và Giải Thoát có thể tiến hành bằng pháp Thở dựa trên nguyên tắc Ly Dục và Ly Ác Pháp. Bằng cách sử dụng niệm biết khi hít vào, thở ra liên tục và nói thầm ‘‘Tôi biết tôi hít vào dài’’, ‘‘Tôi biết tôi thở ra dài’’ dần dần Ngài cảm nhận được trạng thái hỷ lạc trong thân tâm. Ngài gọi trạng thái này là Định có tầm có tứ. 

Qua giai đoạn Chứng và trú Thiền thứ hai,  Ngài thực tập chấm dứt niệm nói thầm (tức tầm) và niệm đối thoại thầm lặng (tức tứ). Trong hơi thở vào ra, dài ngắn, Ngài đều biết rõ ràng, nhưng biết mà không nói thầm về sự biết, chỉ thầm nhận biết, hay lặng lẽ biết. Ngài gọi trạng thái này là Định không tầm không tứ. Đặc tính của loại Định này, thuật ngữ gọi là Nội tĩnh nhất tâm nghĩa là trạng thái Tĩnh lặng bên trong với tâm thuần nhất khi tâm ngôn hoàn toàn vắng lặng. Nói theo thuật ngữ Thiền tông, đây là trạng thái khi ý niệm Ta/Nga~ đã hội nhập vào Tánh Giác thành một thể thống nhất. Trong giai đoạn này, Ngài cảm nhận trạng thái hân hoan vui thích (hỷ) thường xuyên khởi lên trong suốt tiến trình Định.

Tới giai đoạn Chứng và trú Thiền thứ ba, Ngài thấy rằng với trạng thái hân hoan vui thích (hỷ) thường xuyên xẩy ra trong tầng Thiền thứ hai vừa nói ở trên, nếu hành giả cứ tiếp tục an trụ trong đó thì lại rơi vào một thứ Khổ, một chứng bệnh. Tình trạng này sẽ là một chướng ngại cho việc tiến lên một tầng Thiền khác cao hơn. Ngài liền tiếp tục chìm sâu trong không tầm không tứ định để tâm ngôn không dính mắc với Hỷ lạc đó, dù Hỷ  lạc vẫn hiện hành. Sau đó trạng thái dính mắc với Hỷ lạc dần dần mờ nhạt và cuối cùng dứt hẳn trong tâm Ngài. Thuật ngữ thiền gọi giai đoạn này là Xả Niệm Lạc Trú. Nghĩa là dù cảm nhận an lạc tràn đầy toàn thân, sự an lạc đó không chi phối tâm Ngài, vì lúc đó Ngài đã thành tựu Chánh Niệm Tỉnh Giác, nghĩa là trạng thái Biết rõ ràng và đầy đủ mà không dính mắc với cảm thọ.

Cuối cùng là giai đoạn Chứng và trú Thiền thứ tư. Sau khi thành tựu vững chắc chi Thiền thứ ba, Ngài tiếp tục chìm sâu trong Xả (Chánh niệm tỉnh giác) để Tâm không còn dính mắc với cảm thọ Lạc, dù trạng thái Lạc đó vẫn hiện hữu trong thân. Kinh gọi trạng thái này là ‘‘Không lạc, không khổ’’ hay ‘‘Xả niệm thanh tịnh’’ nghĩa là lúc bấy giờ chỉ có niệm thanh tịnh do tâm bình thản (Xả) tạo ra . Đây chính là trạng thái Tâm Tathà, tức Tâm Như, mà sau này Phật giải thích dó là Tâm Bất động, có nghia là trạng thái Ba hành không động. Ngài tiếp tục duy trì trạng thái tâm bất động này trong nhiều ngày. Sau đó những năng lực siêu phàm dần dần hiển lộ trên tâm trong sáng và thuần tịnh của Ngài. Ngài thực sự đạt được Giác Ngộ và Giải Thoát.

Tất cả những diễn biến trong cuộc đời của Đức Phật đã được tác giả diễn giải và sau đó dẫn chứng qua các bộ kinh như kinh Trung Bộ 1, kinh Tăng Chi bộ 4, kinh Trường A Hàm 1 và 2, Trung A Hàm, Tương Ưng bộ, Tiểu bộ cùng rất nhiều luận văn của các học giả về Phật học nổi tiếng trên thế giới.

Đặc biệt, trong phần Chú thích gồm 44 trang, tác giả đã giải thích các thuật ngữ từ gốc Pali, Sanskrit, và đối chiếu luôn với Anh ngữ. Đồng thời tác giả còn khai triển rộng thêm để người đọc có thể thấu triệt sâu sắc các thuật ngữ về Thiền nhiều khi rất mơ hồ và phức tạp này. Người đọc sẽ học hỏi thêm được rất nhiều ở phần này.

Kính thưa quý liệt vị,
Thưa quý đạo hữu,
Rất thành thực, tôi xin thưa ngay rằng, tất cả những gì vừa trình bầy, tôi chỉ góp nhặt những lời giảng của chính thầy đã viết ra trong sách và tóm tắt lại để quý vị có thể có một nhận định tổng quát về tác phẩm trước khi tự mình đọc. Với thời gian giới hạn của chương trình hôm nay, tôi không dám nói dài dòng thêm nữa. 
Nguyện cầu chư Phật gia hộ cho quý vị và quý đạo hữu thân tâm an lạc, đạo quả viên thành.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

*
Sau đây là bài nói chuyện của sư cô Triệt Như về máy chụp bộ não khi nhập định.
Bài giới thiệu Slide show đo não bộ bằng máy f- MRI.
Kính thưa chư tôn đức tăng ni,
Kính thưa quí quan khách,
Kính thưa tất cả thiền sinh các đạo tràng Tánh Không,

Thầy Thiền Chủ, từ  năm 1995, đã muốn chứng minh khi tọa thiền vào Định, thì vùng suy nghĩ, vùng ý thức và những cơ chế phụ thuộc phát ra ý ngôn hay tâm ngôn đều không hoạt động. Trái lại, khi đó, vùng nhận thức biết, vùng tánh thấy, tánh nghe hay tánh xúc chạm hoạt động.

Mãi đến tháng 6 năm 2007, đủ duyên, qua nhiều giai đoạn tìm hiểu, và thử nghiệm chụp hình não bộ cho 2 thiền sinh đạo tràng Stuttgart thuộc nước Đức, phòng thử nghiệm thuộc trường đại học Tuebingen, ở miền Nam nước Đức, đã bố trí chụp hình não bộ cho Thầy Thiền chủ và tăng đoàn, nhân dịp Thầy Thiền chủ qua Đức mở khóa tu học.

Phòng thử nghiệm này do 2 nhà Vật lý học là ông Tiến sĩ Michael Erb và ông Ranga điều hành máy f- MRI.
f-MRI (là chữ viết tắt của functional- Magnetic Resonance Imaging) có thể tạm hiểu như 1 phương pháp cấu tạo hình, thông qua hiệu ứng cộng hưởng dưới tác động của từ trường.

Chúng tôi xin trình bày sơ qua về tiến trình đo não bộ như sau:
+ Người được đo trong tư thế nằm, đầu không nhúc nhích trong suốt thời gian đo. Thân và tay chân đều nằm yên. Họ che 2 tai lại để bớt nghe tiếng máy chạy ồn ào.
+ Bắt đầu họ chụp vị trí các định khu trong não bộ .
+ Tiếp theo đo tuần tự qua 4 giai đoạn: 4 tánh: xúc chạm, thấy, nghe và nhận thức
+ Mỗi giai đoạn kéo dài 12 phút, tức là:
- 2 phút không thiền, 3 phút thiền, 2 phút không thiền, 3 phút thiền, 2 phút không thiền.
Điều này có nghĩa họ muốn thấy sự khác biệt giữa lúc chúng ta có suy nghĩ, có tập trung hay có lời nói thầm, trong 2 phút; rồi tắt niệm, vào định lập tức, trong 3 phút; rồi trở ra suy nghĩ  …trong 2 phút; lại tắt niệm vào định trong 3 phút, cuối cùng trở lại suy nghĩ trong 2 phút cuối.

+ Khi đo tánh xúc chạm, họ cho 1 người cầm bàn chải nhỏ cào vào tay mình, mình có thể mở mắt hay nhắm mắt. Khi đo tánh thấy, họ chiếu hình cảnh núi có ánh nắng, mình phải mở mắt trong suốt 12  phút. Khi đo tánh nghe, họ mở nhạc. Khi đo tánh nhận thức thì không có đối tượng nào cả . Cả 2 lần này có thể mở mắt hay nhắm mắt trong suốt 12 phút, chớ không được khi mở khi nhắm.
+ Thầy Thiền chủ và tăng đoàn đã được chụp hình não bộ, vùng nào không hoạt động thì hiện ra màu xanh, vùng nào hoạt động hiện ra màu đỏ. Theo đúng thời gian và cách thức như trên.
+ Tuy nhiên sau đó, họ mời Thầy Thiền chủ trở lại 1 ngày khác đo theo sự bố trí khác hơn. Đó là: 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định, 30 giây không thiền, 30 giây thiền vào định.
+ Tất cả những lần đo này, kết quả là vùng Dưới Đồi (tên khoa học là Hypothalamus)  và vùng tiền trán đều không hoạt động, hoàn toàn yên lăng, hiện ra màu xanh. Vùng tiền trán của bán cầu não phải và bán cầu não trái là cơ chế suy nghĩ, ý thức và trí năng, bao gồm luôn vùng Broca giải mã khái niệm, liên hệ đến vùng nói thầm, cũng như cơ chế ký ức vận hành. Đây là các cơ chế tạo ra ý ngôn và tâm ngôn. Đồng thời vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động, hiện ra màu đỏ. Đó là vùng tánh giác, nói theo Thiền tông, gồm 4 tánh: thấy, nghe, xúc chạm và nhận thức biết.
Sau đây chúng tôi xin kính mời quí vị xem hình não bộ chụp qua máy f- MRI.

* Đây là hình số 1:
Thầy Thiền chủ sắp được đưa vào máy để chụp hình vùng tánh nhận thức. Giáo sư Michael Erb và ông Ranga phụ trách. Cô Minh Huệ là 1 thiền sinh thông dịch tiếng Đức.

* Đây là hình số 2:
Vùng Broca, thuộc tiền trán não trái, không hoạt động khi vào định, hiện ra màu xanh. Đồng thời, Vùng Dưới Đồi (Hypothalamus) bên trong giữa não, cũng không động khi vào định, và hiện ra màu xanh.

* Đây là hình số 3:
Có 2 hình : hình bên trái, chụp từ sau ót, chúng ta nhìn thấy đốm màu đỏ, đó là vùng nhận thức biết không lời hoạt động khi vào định sâu. Nó nằm ở phía sau bán cầu não trái.
Hình bên mặt : chụp ngang, chúng ta cũng nhìn thấy đốm màu đỏ nằm ở phía sau bán cầu não trái, là vùng nhận thức không lời. 

* Đây là hình số 4:
Chúng ta nhìn thấy vùng Wernicke và vùng Broca không động khi vào định sâu, hiện ra màu xanh. Đồng thời vùng phía sau bán cầu nãi trái hoạt động hiện ra màu đỏ.
Tóm lại, chúng tôi giới thiệu vài hình ảnh được chụp khi vào định để chứng minh rằng khi ta vào định sâu, những vùng phát ra ý ngôn và tâm ngôn, thuộc vùng tiền trán, đều yên lặng, đồng thời ngay lúc đó, vùng phía sau bán cầu não trái hoạt động , đó là vùng tánh thấy, tánh nghe , tánh xúc chạm và tánh nhận thức.

Trước khi dứt lời, chúng tôi xin cảm ơn quí vị đã theo dõi buổi trình chiếu đặc biệt này.
Xin kính chào quí vị .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những tháng qua, giới truyền thông báo chí đã cảnh báo rằng không ai còn an toàn trước mục tiêu to lớn của chính quyền Trump là "đàn áp người nhập cư". Họ sẵn sàng sử dụng các hình thức kiểm tra gắt gao, thậm chí là phi pháp đối với những người đến và rời nước Mỹ mà chưa phải là công dân Hoa Kỳ.
Tại phòng học trường Sunnyside số 9972 Russell Ave, Garden Grove, vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba ngày 6 tháng 5 năm 2025 trường Sunnyside, một trong 4 trường trong Học Khu Garden Grove (Sunnyside, Post, Excelsior và Carrillo) có chương trình Khóa Học Việt Ngữ đã tổ chức bế giảng kỳ 2, mang lại niềm vui và hy vọng cho các em, thầy cô và phụ huynh.
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại 4717 W. First, Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Bát Nhã đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2569-DL.2025 vào lúc 5 giờ chiều Thứ Hai ngày 12 tháng 5 năm 2025 (nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch năm Ất Tỵ), Theo thông lệ hằng năm Chùa Bát Nhã tổ chức ngày lễ Phật Đản cũng như ngày Lễ Vu Lan đều đúng vào ngày Rằm âm lịch.
Tại nhà hàng Golden Sea 9802 Katella Ave vào lúc 5 giờ chiều Thứ Năm ngày 8 tháng 5 năm 2025. Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ và Nhóm Hát Quỳnh Hoa đã tổ chức lễ thắp nến Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận, khoảng 600 người tham dự, trong đó có: Quý niên trưởng: Cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, Trung Tá Nguyễn Văn Ức… một số quý niên trưởng, thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng, Hội Đồng Hương Quảng Trị, Cộng Đồng Người Việt Quôc Gia Nam California, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove Cindy Trần, Hội Cựu Học Sinh các trường Trung Học Việt Nam Cộng Hòa, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Hội Cựu Sinh Viên Võ Bị Đà Lạt, Ban hợp ca Lạc Hồng, Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Trung Tâm Văn Hóa Cộng Đồng Điều Ngự, Nhóm Hậu Duệ Vì Dân, Lớp Thanh Nhạc Lê Hồng Quang, Nhóm cựu học sinh Liên Trường, Câu lạc Bộ Hùng Sử Việt, Việt Tân… một số các cơ quan truyền thông…
Trung Tâm Nghệ Thuật Segerstrom (Segerstrom Center for the Arts) hân hoan ghi nhận và tôn vinh cộng đồng người Mỹ gốc Á, người bản địa Hawaii và các đảo Thái Bình Dương (Asian American, Native Hawaiian, and Pacific Islander - AANHPI) cùng những di sản và đóng góp tuyệt vời của họ cho nghệ thuật trong suốt tháng Năm.
Trường Trung Học Cấp II Bolsa Grande: Andrew Huynh sẽ theo học tại Trường Đại Học John Hopkins vào mùa thu với ngành chính là Sinh Học Tế Bào và ngành phụ là Giải Phẫu với Ứng Dụng Điện Toán. Em mong sẽ tốt nghiệp với cả hai bằng y khoa và bằng tiến sĩ để trở thành một Khoa Học Gia nghiên cứu về Biểu Sinh. Những thành tích nổi bật của Andrew gồm có gây quỹ tài trợ 125,000 phần ăn cho Trường Học Hope Mead tại Kenya khi giữ vai trò Trưởng Ban Tài Chính cho chương trình bất vụ lợi Quỹ Giúp Trẻ Em Mồ Côi (Orphan Assistance Fund), đạt điểm cao nhất trong Nhóm Thi Đua Mười Môn Học (Academic Decathlon Team) suốt 4 năm liền và thuộc 8% học sinh ưu tú của tiểu bang, cũng như nhận bằng khen danh dự của tiểu bang trong Kỳ Thi Dương Cầm Trình Độ Cao do Hiệp Hội Giáo Sư Âm Nhạc California tổ chức (Music Teachers’ Association of California).
Sky River Casino vui mừng công bố loạt khuyến mãi và sự kiện đặc biệt trong tháng 5, bao gồm các ưu đãi ẩm thực nhân Ngày của Mẹ kèm nhiều phần quà hấp dẫn. Các thực đơn đặc biệt nhân Ngày của Mẹ sẽ được phục vụ tại hai nhà hàng hàng đầu vào Chủ Nhật, ngày 11 tháng 5. SR Prime Steakhouse sẽ giới thiệu thực đơn ba món sang trọng bao gồm Sò Điệp Áp Chảo, Thăn Bò 8oz, và Bánh Kem Hạt Dẻ Cười. Nhà hàng cũng sẽ phục vụ bữa sáng muộn bắt đầu từ 10 giờ sáng. Trong khi đó, 32 Brews Street sẽ phục vụ món Tôm Chiên Cay Firecracker, Thăn Bò Ribeye kiểu Oscar với thịt thân cua, sốt hollandaise, măng tây và khoai tây nghiền, cùng với Bánh Phô Mai Crème Brûlée. Khuyến khích đặt bàn trước tại SR Prime Steakhouse qua trang web www.SkyRiver.com.
Vào sáng Thứ Bảy, ngày 17 tháng Năm, từ 9:00 giờ sáng đến 11:00 giờ trưa, Thành phố Garden Grove hợp tác với Garden Grove Sanitary District & Republic Services, tổ chức một ngày dọn dẹp cộng đồng (Community Cleanup day) để cư dân mang bỏ những đồ cồng kềnh (bulky item) miễn phí đúng cách. Sự kiện này chỉ dành cho cư dân Garden Grove và tổ chức tại Garden Grove Park, địa chỉ 9301 Westminster Avenue.
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.