Hôm nay,  

Chân Dung Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh

7/9/200700:00:00(View: 18113)
Lần đầu tiên tôi dịp gặp Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh  là lúc Cô làm MC cho một Chương trình ca nhạc Video của Asia, thu ở Hoa Thịnh Đốn. Là một khoa học gia nhưng cô giới thiệu chương trình văn nghệ rất duyên dáng, hấp dẫn khán giả. Sau đó tôi có dịp gặp Cô trong  Lễ Hai Bà Trưng , Cô là diễn giả chính chính với đề tài “ Sự thành công của người phụ nữ VN ở hải ngoại”. Cô đã trình bày hơn hai mươi phút mà không cầm giấy, lời phát biểu của cô như xuất phát từ đáy tim một cách  chân thành, lưu loát cho thấy cô là người rất nặng tình với đất nước quê hương Việt Nam. Cô đã thu hút mọi người yên lặng lắng nghe và cùng cô xúc động theo cô.

Một lần khác, trong buổi  gây quỹ  cho Thương Phế Binh  do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Quốc Gia/HTĐ  tổ chức ở Falls Church, VA, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được mời lên phát biểu, cô cũng có những lời phát biểu rất cảm động. Được biết cô là người  hỗ trợ tích cực các chương trình trợ giúp TPB Việt Nam ở quê nhà.

Trong một cuộc tiếp xúc gần đây, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cho biết,  cô cùng gia đình đến Hoa Kỳ vào năm 1975, trong làn sóng tỵ nạn Cộng Sản đầu tiên sau khi miền Nam VN bị thất thủ.  Khi ấy cô mới 15 tuổi. Cô và gia đình định cư ở Maryland và  theo học lớp 10 trường Trung học địa phương với vỏn vẹn vài chục chữ Anh ngữ. Nhưng cô quyết tâm phải thành công vì tự ái dân tộc,  và vì cô không muốn ai khinh thường người tỵ nạn VN.

Với ý chí đó, cô đã tốt nghiệp Trung Học, Kỹ Sư Hóa Học, Điện Toán và Cao Học Quốc Gia Hành Chánh, tất cả đều với hạng danh dự. 

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cũng cho biết , vì lớn lên trong chiến tranh, nên cô rất quý và thương chiến sĩ. Cô luôn tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa  đã bảo vệ cho cô được sống bình an và tự do trong suốt 15 năm ở quê nhà và cô tri ân chiến sĩ Hoa Kỳ ngày nay đang tiếp tục bảo vệ cho cô  và gia đình được sống bình an và tự do ở quê hương mới. Với lòng tri ân đó cô đã chọn làm việc cho Bộ Quốc Phòng để có dịp trả ơn chiến sĩ đã góp phần vào nghĩa vụ bảo vệ nền dân chủ,  tự do cho Hoa Kỳ.

Cho đến nay, KHG Nguyệt Ánh đã đóng góp hơn 24 năm cho Khoa Học và Kỹ Thuật Quốc Phòng. Cô là một trong những chuyên gia chất nổ hàng đầu của Hoa Kỳ, với tầm vóc Quốc Tế.

Trong thập niên 90, cô từng lãnh đạo toàn bộ chương trình nghiên cứu và chế tạo chất nổ của Hải Quân, và đã đem lại 10 chất nổ mới cho 18 loại vũ khí đang được trang bị cho Hải Quân, Lục Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Với  thành tích kỹ luật này, KHG Dương Nguyệt Ánh được Hải Quân trao Giải thưởng cao quý Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000.
Cô cũng từng là đại biểu của Hoa Kỳ ở Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (Tiểu Ban Chất Nổ). Cô là tác giả nhiều bài viết nghiên cứu về chất nổ và đã từng thuyết trình ở rất nhiều hội nghị chuyên môn quốc tế và quốc nội.

KHG Dương Nguyệt Ánh được nhiều người biết đến qua thành quả chế tạo bom Áp Nhiệt cho chiến trường A Phú Hản. Vào Tháng 11 năm 2001, hai tháng sau biến cố 9/11, cô nhận đựơc yêu cầu giúp chế tạo gắp một loại vũ khí mới có khả năng hủy diệt hang động, nơi quân khủng bố thường trù ẩn, để tránh tổn thất nặng nề cho binh sĩ Hoa Kỳ trong những cuộc tảo thanh.

Cô đã gắp  rút thành lập và lãnh đạo một toán gồm hơn 100 khoa học gia, kỹ sư, chuyên gia và đã đi từ khái niệm rồi thực hiện, đến thử nghiệm và chế  tạo thành công một loại vũ khí mới, được gọi là “Bom Áp Nhiệt”. Tất cả đã  thực hiện được trong thời gian kỷ luật 67 ngày!

Để vinh danh sự thành công rực rỡ này, Bộ Trưởng Hải Quân đã gắn huy chương Military Commendatin Unit cho Trung Tâm Nghiên  Cứu  và Chế Tạo vũ khí Hải Quân, nơi Cô Nguyệt Ánh làm việc. Toán  khoa học gia dưới quyền cô được giải Roger Smith Team Award và riêng Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được trang trọng gắn huy chương Civilian Meritorious Medal.

Năm 2002, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Đốc Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên  Cứu và Chế Tạo Vũ Khí Hải Quân ở Maryland.  Ở chức vụ này , Cô là người định hướng và điều khiển tất cả các chương trình nghiên cứu trên mọi lãnh vực khoa học và kỹ thuật của Trung Tâm này  với mục đích áp dụng vào việc chế tạo những vũ khí tương lai cho Hoa Kỳ.
Kể từ Tháng 11 năm 2006 cho đến nay, KHG  Nguyệt Ánh về làm ở Ngũ Giác Đài và hiện đãm nhận chức vụ Cố Vấn Khoa Học Kỹ Thuật cho Phó Đô Đốc John Morgan, Tư Lệnh Phó Hải Quân, Đặc Trách về Kế Hoạch và Chiến Lược, và cho Tổng Giám Đốc Thomas Betro, Chỉ Huy Trưởng Cơ Quan Điều Tra  Tội Phạm và Phản  Gián của Hải Quân. Ở chức vụ hiện tại Cô Nguyệt Ánh hoàn toàn chú tâm vào chiến tranh chống khủng bố, kể cả việc áp dụng khoa học kỹ thuật của tình báo, phản gián và điều tra tội phạm vào công tác chiến trường và các sứ mạng chống khủng bố toàn cầu.

Ngoài kiến thức khoa học chế tạo bom, KHG Dương Nguyệt Ánh còn đựơc biết đến rất nhiều qua  khả năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ quốc gia. Năm 2004, cô được vinh danh với giải thưởng Award of Excellence for Public Service bởi U.S. Pan Asian American Chamber of Commerce. Cô từng xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn như The Washington Post, The Sun, Asian Week, vv…và các đài truyền thanh và truyền hình như BBC London, Voice Of America, SBTN …

Cô cũng được mời trình bày quan điểm của mình về chiến tranh trong cuốn phim tài liệu đoạt giải thưởng Sundance Film Festival tựa đề là “Why We Fight” và là một trong những nhân vật được đề cao trong cuốn sách mới xuất bản của The American Society of Civil Engineers năm 2006, tựa đề là “Thay Đổi Thế Giới Của Chúng Ta: Những Câu Chuyện Thật Về Những Nữ Kỹ Sư” (“Changing Our Word: True Stories of Women Engineers”).

Tháng 3, 2006 KHG Dương Nguyệt Ánh được Bộ Chỉ Huy Hải Quân “Naval Sea System Command”  dàn chào để vinh danh cô nhân dịp Tháng 3 là tháng của lịch sử Phụ Nữ Hoa Kỳ.  Gần đây nhất, Đài Truyền  Hình Discovery và Military Channel đã cho trình chiếu thành quả khoa học của vũ khí Áp Nhiệt và tường thuật về KHG Dương Nguyệt Ánh trong loạt phim tài liệu về những bộ óc đàng sau những vũ khí tưong lai của thế giới. (“Future Weapons”).

KHG Dương Nguyệt Ánh được  mời phát biểu trong “Ngày Nhân Quyền cho VN, 11
Tháng 5 “ ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng Cô bận đi công tác xa không dự được. Cô khiêm tốn cho biết,  cô chỉ là người làm tròn công việc của mình  thôi. Những phụ nữ đáng cho chúng ta cảm phục là Luật sư Lê Thị Công Nhân và những người trẻ khác đang tranh đấu ở  quê nhà,  trong hoàn cảnh bị bắt bới tù đày mà vẫn bất khuất.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh là niềm hãnh diện cho tập thể người Việt Quốc Gia tỵ nạn ở hải ngoại.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.