Hôm nay,  

Lê Trọng Nguyễn Và “nắng Chiều”

07/10/200600:00:00(Xem: 7105)
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn  khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam  rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ , cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.

Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp. 

Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.

Khoảng năm 1946 ông  gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm "Nắng Chiều”,  “Bến Giang Đầu”…

Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi  là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều  cảnh đẹp ở Hội An,  những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản "Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại  Cung Nội Huế.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và "Lá Rơi Bên Thềm”.  Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết nên bản  “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền  và  một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm đình Chương.  Tác giả kể lại,  theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài  “Chiều Bên Giáo Đường”  vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng  đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản "Lá Rơi Bên Thềm”.

Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại),  Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn,  từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”,  bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki  là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng,  đã trình bày nhạc phẩm "Nắng Chiều”  bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản  “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích   gia đình chị Nga  thực hiện một CD và ra mắt CD này  vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn,  năm 2005. Sự khuyến  khích  của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.

Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông  muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.   Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.   

Quyễn sách được chuẩn bị xong,  ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư  đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” … chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  "Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng Thứ Bảy 22/07/2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam California (MPC- 12221 Brookhurst Street Ste. 240 Garden Grove, trên lầu Tommy Mai Financial) đã có buổi nói chuyện của Bác Sĩ Tâm Lý Đông Xuyến với chủ đề “Chia Sẻ Với Phụ Huynh Có Con Em Tuổi Teen Gặp Khó Khăn Về Tâm Lý”. Buổi chia sẻ thu hút hơn 50 người tham dự; nhiều người trong số này có con em đang ở độ tuổi teen.
Chúa nhật ngày 23/7/2023 là ngày mát nhất trong mấy tuần lễ nóng như lửa ở miền Nam California, Trời đãi những buổi họp mặt ngoài trời. Hội đồng hương Quảng Ngãi họp mặt ở công viên thành phố Garden Grove...
Một buổi ra mắt sách thực hiện dưới hình thức buổi trà đàm tại Quán Cành Nam trong Viện Viêt Học hôm thứ Năm 13 tháng 7/2023 đã trình bày một hình thức mới của văn học Việt Nam: một tuyển tập dịch sang Anh văn 3 truyện kể từ 3 nhà văn Phạm Thành Châu, Phạm Tín An Ninh, Phan Nhật Nam do dịch giả Kim Vũ thực hiện nhằm cho thế hệ trẻ gốc Việt chỉ đọc dược tiếng Anh hiểu được sự thật lịch sử tại quê nhà Việt Nam, nơi cha anh của họ đã rời nước ra đi. Chương trình dịch sang tiếng Anh các chuyện kể sẽ được dịch giả Kim Vũ thực hiện liên tục, và dự kiến sẽ có thêm hỗ trợ từ Tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
Trung Tâm Phật Giáo Đại Thừa Đại Từ Bi, tọa lạc tại số 1951 Davmor Ave, Stanton, CA 90680-3112, điện thoại số (714) 622-4022 do Ven. Geshe Norbu Chophol làm Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ khánh thành vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 15 tháng 7 năm 2023. Tham dự buổi lễ ngoài quý vị Sư Tây Tạng còn có sự tham dự của Hòa Thượng Thích Quảng Mẫn, Thượng Tọa Thích Trung Duệ, TT. Thích Phước Hậu cùng một số quý Thượng Tọa đến từ các chùa và tự viện Nam California, rất đông đồng hương Phật tử thường xuyên tu học tại trung tâm, trong đó có những khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng như: Bà Lê Vân, Bà Từ Dung, một số Bác Sĩ, Nha Sĩ, v.v…
Sau Thánh Lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ hai tại Giáo Phận Orange với chủ đề Cùng Mẹ Lên Đường” do Đức Giám Mục Oscar Cantú (San Jose) chủ tế tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang vào tối Thứ Sáu ngày 14 tháng 7 năm 2023. Ngày Thứ Bảy 15 tháng 7 năm 2023 bắt đầu từ 8 giờ sáng có Thánh Lễ Chữa Lành do Đức Giám Mục Thomas Nguyễn Thái Thành chủ tế cũng tại Linh Đài Đức Mẹ, sau đó liên tục có nhiều cuộc hội thảo với nhiều đề tài khác nhau do các diễn giả là những linh mục nổi tiếng về thần học và tín lý như Fr. Nguyễn Khắc Hy, P.S.S; Fr. Nguyễn Đình Anh Nhuệ, O.F.M.Conv; Fr.Phạm Đức Thịnh, S.J, PhD; Msgr.Phạm Mạnh Cương J.C.L và nhạc sĩ Lê Tín Hương. Ngoài ra có một số linh mục không phải người Việt Nam giúp giới trẻ hội thảo bằng tiếng Anh như Fr. Greg Boyle,S.J.,Michael Ketterer...
Sở Cảnh Sát Garden Grove mời cộng đồng đến tham dự đêm ‘National Night Out’ vào ngày Thứ Ba, 1 tháng Tám, 2023, từ 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối, trước Sở Cảnh Sát, tại địa chỉ 11301 Acacia Parkway. Cư dân trong cộng đồng có thể tham gia vào những trò chơi giải trí dành cho gia đình, gặp gỡ trò chuyện cùng các nhân viên cảnh sát, có cơ hội trúng các giải thưởng. Chương trình miễn phí này tạo cơ hội để cộng đồng gặp gỡ các nhân viên tuần tra và phòng chống tội phạm, cũng như tìm hiểu về các chương trình bảo vệ khu phố và cách tham gia. Các hoạt động khác bao gồm hướng dẫn an toàn công cộng của đơn vị K-9 và SWAT. Ngoài ra, ban phòng chống tội phạm (Crime Prevention) cũng có mặt để chia sẻ thông tin bên sở cảnh sát với cộng đồng.
Đối với tín đồ PGHH cũng như đa số nhân dân miền Nam Việt Nam, nhứt là nhân loại quần sanh thời mạt pháp chắc không bao giờ quên được ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939. Ngày mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã hóa hiện ra đời để hoằng dương chánh pháp, khai mở mối Đạo canh tân giáo điều...
Vào trưa ngày 14/07/2023, tổ chức Ethnic Media Services (Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc - EMS) đã có buổi họp báo qua zoom về cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ cộng đồng sắc tộc.
Tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) đã có buổi họp báo qua zoom về tình hình nắng nóng nguy hiểm đang diễn ra tại California trong mùa hè năm nay.
Nhà hàng Dragon Beaux vừa khai trương qua sự hợp tác giữa Sky River Casino và Willy Ng, một chủ nhân nhà hàng nổi tiếng và cũng là chủ tịch của Tổ Hợp The Palette đã từng được ông James Beard vinh danh. Nhà hàng chuyên nấu các loại lẩu truyền thống, các món điểm tâm Hương Cảng, nhiều hiệu bia Á châu và rất nhiều các món ăn khác nữa. Nhân dịp này, Chủ Tịch đồng thời là Tổng Giám Đốc Điều Hành của Sky River Casino là ông Chris Gibase tuyên bố: “Hôm nay chúng tôi rất lấy làm phấn khởi khi chính thức khai trương nhà hàng nổi tiếng nhất chuyên về các món điểm tâm chính gốc Quảng Đông từ vùng Vịnh lên đây. Nhà hàng Dragon Beaux là thêm một lựa chọn nữa cho thực khách trong số các nhà hàng của chúng tôi, và chúng tôi rất mong muốn được tiếp đón quý khách ghé ăn nơi đây.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.