Hôm nay,  

Lê Trọng Nguyễn Và “nắng Chiều”

10/7/200600:00:00(View: 6804)
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn  khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam  rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ , cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.

Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp. 

Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.

Khoảng năm 1946 ông  gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm "Nắng Chiều”,  “Bến Giang Đầu”…

Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi  là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều  cảnh đẹp ở Hội An,  những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản "Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại  Cung Nội Huế.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và "Lá Rơi Bên Thềm”.  Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết nên bản  “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền  và  một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm đình Chương.  Tác giả kể lại,  theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài  “Chiều Bên Giáo Đường”  vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng  đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản "Lá Rơi Bên Thềm”.

Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại),  Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn,  từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”,  bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki  là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng,  đã trình bày nhạc phẩm "Nắng Chiều”  bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản  “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích   gia đình chị Nga  thực hiện một CD và ra mắt CD này  vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn,  năm 2005. Sự khuyến  khích  của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.

Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông  muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.   Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.   

Quyễn sách được chuẩn bị xong,  ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư  đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” … chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  "Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thành Phố Garden Grove hiện đang nhận đơn trực tuyến cho các vị trí cảnh sát tuyên thệ (sworn) và không tuyên thệ (non-sworn.) Hạn chót nộp đơn là Thứ Năm, 29 Tháng Tám, 2024.
Buổi họp báo nhắc nhở sinh viên đại học cộng đồng California về ngày 3 tháng 9 2024 là thời hạn chót để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính thông qua FAFSA hoặc Đạo Luật Giấc Mơ California (California Dream Act, CADAA).
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
Các lớp Thiền Thực Nghiệm (hệ giáo dục cộng đồng) do Thầy Thiện Trí giảng dạy đang được nhiều người Việt sinh sống tại California quan tâm, đặt biệt tại vùng Los Angeles và Orange County.
Cũng như cách đây hai năm, cuộc đua giành chiếc ghế dân biểu liên bang đại diện Địa Hạt 45 bao gồm toàn bộ khu vực Little Saigon hứa hẹn sôi nổi, gây cấn cho đến tận ngày bầu cử 5 tháng 11 2024. Người đương nhiệm là bà dân biểu Michelle Steel, một chính trị gia kỳ cựu của Đảng Cộng Hòa tại Quận Cam, sẽ đối đầu với ứng cử viên Dân Chủ Derek Tran, một cựu chiến binh gốc Việt xuất thân từ một gia đình người Việt tị nạn. Vào đầu tháng 8, ứng cử viên Derek Tran có một buổi vận động tranh cử tại vùng Little Saigon, với sự có mặt của dân biểu Adam Schiff. Nhân dịp này, Derek đã dành cho Việt Báo một cuộc phỏng vấn ngắn.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Sức mạnh và sự thật được thể hiện qua các con số, độ an toàn cũng vậy. Và khi nói đến việc đào đất an toàn, số điện thoại quan trọng nhất là 811. Đây là số mà quý vị luôn luôn cần gọi trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào đất nào — đó là luật. 11 tháng Tám là Ngày Quốc Gia 811 và trong một cuộc khảo sát quốc gia, Ground Common Alliance cho biết 26.9 triệu chủ nhà có kế hoạch tự làm các dự án đào đất mà không có kế hoạch gọi 811, đây là một lời nhắc nhở cần thiết.
Đại Lễ Vu Lan đã được tổ chức trang nghiêm tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật 11/8/2024. Bên cạnh những bài pháp thoại đầy Thiền vị, còn có các tiết mục văn nghệ công phu và xúc động để ngợi ca tấm lòng bao la của tình mẹ thương con và tấm lòng người con hiếu hạnh với mẹ cha. Với sự điều hợp tài tình của hai MC Đỗ Phước và Ni sư Chân Minh. Truyền thống Thiền Viện Sùng Nghiêm là mỗi năm tổ chức 2 lễ hội: Phật Đản và Vu Lan. Đây cũng là hai ngày lễ lớn nhất trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam.
Một trong những đức tính đáng quý của người Việt Nam chúng ta là lòng biết ơn và trọng nghĩa. Điều này đã được thể hiện rõ vào tối Thứ Bẩy, ngày 10 tháng Tám, 2024 vừa qua, trước gần 500 người tham dự buổi dạ tiệc có chủ đề là “Thank You Canada”, do các cựu thuyền nhân từ Thái Lan và Nam Dương tổ chức. Họ là những người tỵ nạn đã được quốc gia này đón nhận từ hơn 10 năm qua cho đến những ngày gần đây. Một số rất đông đã nhập quốc tịch Canada, có công ăn, việc làm và nghề nghiệp vững chắc. Mục đích của buổi dạ tiệc này là để vinh danh quý vị ân nhân đã góp phần trong việc định cư và giúp cho họ được đặt chân đến bến bờ tự do.
Thứ bảy, ngày 10/8/2024, thi sĩ Chinh Nguyên, nguyên chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose, cùng phái đoàn gồm có Không Quân Lê Văn Hải, Mỹ Thanh, Nguyễn Diệu Hương, chị Ngọc Bích, ông Hùng, tổ chức Ra Mắt Sách, lúc 1 giờ, tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suites 214 & 215, Garden Grove, CA 92843.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.