Hôm nay,  

Lê Trọng Nguyễn Và “nắng Chiều”

07/10/200600:00:00(Xem: 6750)
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn  khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam  rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ , cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.

Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp. 

Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.

Khoảng năm 1946 ông  gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm "Nắng Chiều”,  “Bến Giang Đầu”…

Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi  là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều  cảnh đẹp ở Hội An,  những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản "Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại  Cung Nội Huế.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và "Lá Rơi Bên Thềm”.  Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết nên bản  “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền  và  một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm đình Chương.  Tác giả kể lại,  theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài  “Chiều Bên Giáo Đường”  vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng  đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản "Lá Rơi Bên Thềm”.

Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại),  Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn,  từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”,  bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki  là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng,  đã trình bày nhạc phẩm "Nắng Chiều”  bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản  “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích   gia đình chị Nga  thực hiện một CD và ra mắt CD này  vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn,  năm 2005. Sự khuyến  khích  của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.

Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông  muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.   Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.   

Quyễn sách được chuẩn bị xong,  ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư  đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” … chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  "Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào lúc 1:00 PM ngày 14 tháng 11 2024 tại Diamond Seafood Palace 3, 6731 Westminster Blvd., công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care), một chương trình Medicare Advantage hàng đầu, đã tổ chức Ngày Tri Ân Hội Viên dành cho cộng đồng gốc Việt. Hàng trăm hội viên đã đến tham dự, cùng với sự tham gia của nhiều tổ chức phi lợi nhuận trong cộng đồng, các nhà cung cấp và đơn vị hợp tác với Clever Care. Nhiều lãnh đạo cao cấp của Clever đã có mặt tại sự kiện quan trong này
Vào lúc 7 giờ tối Thứ Năm ngày 14 tháng 11 năm 2024, Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster trong buổi họp thường lệ đã trao bằng Vinh Danh cho giáo sư Kathy Kiều Diễm, hiện đang dạy tại Santa Ana College.
Chiều Thứ Bảy ngày 16 tháng 11 năm 2024 Đảng Tân Đại Việt do ông Hoàng Đình Khuê làm Chủ Tịch đã tổ chức mừng Đảng Khánh 60 năm thành lập (1964-2024). Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở Cộng Đồng Việt Nam Nam California trên đường Brookhurst, thành phố Garden Grove.
Lễ Tạ Ơn năm nay diễn ra vào thứ năm ngày 28/11/2024. Đây là dịp để bày tỏ sự biết ơn tới mọi điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại và để mọi người suy ngẫm về những điều bản thân mình đã có và trân trọng bảo vệ những điều quý giá đó. Vào ngày Lễ Tạ ơn, mỗi gia đình thường tụ họp, quây quần bên nhau để thưởng thức một bữa ăn ấm áp. Trong bữa ăn này, họ có thể thưởng thức những món ăn đặc biệt như khoai tây nghiền, bánh bí ngô, gà tây… Trong ngày Lễ Tạ ơn, trước khi bắt đầu bữa tiệc, gia đình thường cùng nhau cầu nguyện để bày tỏ lòng biết ơn với những điều tốt lành mà họ đã nhận được trong suốt năm. Đây là lúc mọi người Tạ ơn Chúa hoặc nguồn năng lượng cao cả mà họ tin tưởng, cũng như gửi lời tri ân tới những người đã ở bên cạnh họ.
Học Khu Westminster (WSD) vinh hạnh giới thiệu buổi Trưng Bày Nghệ Thuật thường niên (vào xem tự do) với chủ đề “Cái Giá của Tự Do” (The Price of Freedom Art), một cuộc triển lãm hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng, khuấy động cảm xúc và khơi dậy những câu chuyện về Chiến Tranh Việt Nam và Tự Do tại Hoa Kỳ. Sự kiện này sẽ được tổ chức vào thứ Tư, ngày 20 tháng 11, bắt đầu lúc 5 giờ chiều tại Văn Phòng Học Khu WSD (14121 Cedarwood St. Westminster).
Chiều hôm nay bầu trời Thung Lũng Hoa Vàng trong xanh vì mây đi vắng. Quang cảnh khu vực trường Yerba Buena High School thật là náo nhiệt với kẻ ra người vào. Vài cơn gió nhẹ mơn man như chào đón khách, làm phất phơ những tà áo dài Việt Nam của nhiều giai nhân từ xa đến; và cũng làm mát lòng những đấng mày râu đang tháp tùng “ai đó” làm kẻ xách túi, vác dù, hay dìu tay nàng cho khỏi vấp giày cao gót vào các bậc xi măng cao thấp trong bãi đậu xe...
Chương trính bắt đầu lúc 5 giờ 45 chiều với lễ chào cờ Hoa Kỳ, cờ VNCH và phút mặc niệm do Liên đoàn Hướng đạo Chi Lăng phụ trách. Sau đó, giáo sư Vân Bằng, phu nhân ông chánh án Nguyễn Trọng Nho, Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm đọc diễn văn khai mạc. Trước hết bà có lời kính chào các vị Hòa Thượng Thích Viên lý, Thích Viên Huy, Thích Minh Mẫn, Thích Thông Hải và quý Linh Mục Mai Khải Hoàn, Linh Mục Đặng Văn Chín, cựu Hải Quân Trung Tá QL Hoa Kỳ và quý quan khách cùng toàn thể đồng hương.
10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 tại chánh điện của Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, 1612 N. Spurgeon Street, Santa Ana, CA 92701, do Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê Chủ Tịch Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo, Đốc Sự K.17 trưởng ban tổ chức, tham dự buổi lễ có một số cựu SVQGHC, Bà quả phụ Jackee Bông, và gia đình. Về phía cố Trung Tướng Tôn Thất Đính có bà quả phụ Helen Phạm, một số các cháu trong gia đình và Phật tử Tổng Hội Cư Sĩ, Nhà báo Phan Tấn Hải, Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc và Ca Sĩ Phong Dinh…
Ngày 22 tháng 12, 2024 tới đây vào lúc 6 giờ chiều, Pechanga Resort Casino hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả chương trình nhạc sống mang chủ đề “Mỹ Tâm – My Soul in USA”. Nhắc đến Mỹ Tâm, khán giả quen thuộc với dòng nhạc Việt Nam ngày nay hẳn ít ai không biết nữ ca sĩ với giọng ca rất khoẻ và cũng rất riêng này. Cô đã từng đoạt nhiều giải ca hát hoặc được vinh danh ở Việt Nam và ngoại quốc. Mỹ Tâm không chỉ trình bày nhạc phẩm của các nhạc sĩ sáng tác khác mà cô cũng đồng thời sáng tác nhạc chẳng hạn như nhạc phẩm “Mãi Yêu” được viết cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang, “Vì Đâu”, “Nụ Hôn Bất Ngờ”…. Cô cũng được mọi người biết đến với nhạc phẩm Tóc Nâu Môi Trầm. Với cá tính đặc biệt, Mỹ Tâm đã được một số người ví với nữ danh ca Khánh Ly ở chỗ cô cảm nhận bài hát một cách rất tự nhiên qua âm thanh tiết tấu của nó.
Medicare Open Enrollment Period (Kỳ Ghi Danh Mở) cho Medicare hàng năm diễn ra từ ngày 15 tháng 10 năm 2024 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024. Ngoài ra, Kỳ Ghi Danh Mở cho Bảo Hiểm Y Tế tại Tiểu Bang sẽ diễn ra từ ngày 1 tháng 11 năm 2024 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024, một số Tiểu Bang khác sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 1 năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.