Hôm nay,  

Viễn Ảnh Bi Đát Của Đồng Bào Tại Phi

22/10/200300:00:00(Xem: 4717)
PHOTO: Luật Sư Từ Huy Hoàng trả lời Đài Truyền hình Mỹ ngay sau khi họp báo trong sân của Văn Phòng CADP, Manila, Phi Luật Tân, lúc 11 giờ 47 phút đêm 18 tháng 10 năm 2003.

Manila, Phi Luật Tân (Nguyễn Ngân) -- Như bài báo trước đã tường trình. Cuộc họp báo đã được tổ chức tại văn phòng CADP, Thủ đô Manila vào đêm 18 tháng 10 năm 2003 lúc 7:30.
Trong số trước chúng tôi đã tường thuật lại phần nói về Làng Việt Nam. Hôm nay chúng tôi xin tường thuật tiếp về vấn đề: Người tỵ nạn Việt Nam còn kẹt lại Phi Luật Tân. Tình trạng hiện nay và tương lai của họ qua quan niệm của văn phòng CADP và của nhóm Thiện Nguyện Luật sư Trịnh Hội.
Trước khi đến dự cuộc họp báo, nhóm phóng viên từ Mỹ đã sưu tập một số tài liệu liên quan đến vấn đề này khá nhiều, trước đó chúng tôi cũng đã phỏng vấn đồng bào tỵ nạn còn kẹt lại đang cư trú chẳng những từ Manila, Palawan mà còn nhiều người khác đã đến từ nhiều hòn đảo xa xôi về tham dự văn nghệ cũng như xin nhóm luật sư thiện nguyện giúp đỡ hoàn thành hồ sơ xin tái cứu xét đơn xin định cư tại một nước thứ ba.(Có người đi phi cơ, cũng có người đi xe hết 2 ngày 2 đêm, vượt qua 4 chuyến phà mới tới được Manila).
Trong cuộc họp báo với Sơ Tríu có sự hiện diện của Đức Ông Nguyễn Văn Tài. Chúng tôi cũng nhận được từ Sơ Tríu một hồ sơ về vấn đề này. Đặc biệt trước khi đề cập đến vấn đề thường trú của "Người Việt Tỵ Nan còn kẹt lại" (TNCL=Tỵ nạn còn lại)". Sơ Tríu có phát ra một số bản sao bức thư của Tổng thống Phi Luật Tân ký gởi Thượng Viện yêu cầu nhanh chóng thông qua dự luật thường trú cho TNCL. Bức thư ký ngày 9 tháng 10 năm 2003 nghĩa là chỉ trước khi phái đoàn đến Phi Luật Tân có 4 ngày.
Phía luật sư Trịnh Hội cũng cung cấp một văn kiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi sang Thượng Viện để đưa ra một giải pháp cho 4 nhóm người tỵ nạn mà trong đó có nhóm người tỵ nạn tại Phi. Bản tường trình này đã được thông qua khi chúng tôi đang ở tại Palawan đêm 16 tháng 10.
Khi Sơ Tríu đưa ra bức thư do Tổng Thống Phi gởi sang Thượng Viện cho các phóng viên tham dự và có nói: Dự luật thường trú cho TNCL có thể sẽ được thông qua trong vòng 2 hay 3 tháng. Khi Luật sư Từ Huy Hoàng trong tư cách là phóng viên của đài Truyền hình STBN đặt câu hỏi: Nếu dự luật thông qua có thể sẽ làm cắt đứt cơ hội định cư của TNCL hay không" Có thể nào CADP trì hoãn vấn đề này thêm một thời gian nữa hay không"
Đức Ông Tài đã hỏi lại: Vậy có ai có thể đưa ra một lời cam kết sẽ giải quyết vấn đề TNCL trong vòng 2 hay 3 tháng hoặc 1 thời gian nào chắc chắn hay không" (Dĩ nhiên là trong các phóng viên không ai có thẩm quyền để trả lời câu hỏi này.)
Sơ Tríu cũng tiếp lời: Dự luật có thông qua thì cũng không ảnh hưởng gì hết, ai muốn vô thường trú thì vô không thì thôi. Hơn nữa chúng tôi cũng đã nhận được một danh sách hàng ngàn người ký tên mong muốn được trở thành thường trú nhân tại Phi của TNCL.
Ngay lúc đó LS Hoàng cũng đưa ra một danh sách có khoảng 464 chữ ký của 464 gia đình (hơn 1 ngàn người) xin được đi định cư và một danh sách ký tên phủ nhận quyền đại diện của CADP đối với TNCL vì họ nói là hiện nay đã có Ban Đại Diện chính thức của người Việt Tỵ Nạn trên Đất Phi. (Bản lên tiếng này có chữ ký của hàng ngàn người).
Các phóng viên liên tiếp đưa ra nhiều câu hỏi bày tỏ sự lo âu nếu cuộc vận động của CADP và Giáo hội Công Giáo Phi tiếp tục đẩy mạnh để xin ra bằng được dự luật thường trú cho TNCL thì sẽ gây rất nhiều khó khăn thậm chí có thể cắt luôn con đường đi định cư của người TNCL thì Sơ Tríu cho biết là: Không thể dừng lại được. Nhưng Sơ Tríu cũng nhấn mạnh là dù có dự luật này thì cũng không cản trở TNCL xin định cư. Mặt khác Đức Ông Tài có nói là: Nếu có một ai đủ thẩm quyền bảo đảm sẽ xin cho TNCL được định cư trong vòng 2 hay 3 tháng tới (như đã nói trên) thì Đức Ông sẽ trình lên Đức Cha để chấm dứt cuộc vận động này.
Sơ Tríu cũng nói thêm: Nếu các ông bảo đảm được thì chúng tôi sẽ "phủi tay".
Dĩ nhiên là các phóng viên cũng đủ kiến thức để hiểu rằng: Lá thư của Tổng thống Phi gởi lên Quốc Hội yêu cầu xúc tiến việc thông qua dự luật thường trú không có nghĩa là Quốc Hội Phi sẽ thông qua ngay tức khắc nhưng cũng sẽ khiến cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lưu ý.
Nói chung về vấn đề này thì trong buổi họp báo các phóng viên được những tín hiệu lúc thì gián tiếp, lúc thì trực tiếp từ Sơ Tríu và Đức Ông Tài cho biết là sẽ tiếp tục vận động để dự luật thường trú được thông qua trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó người Đại diện cho nhóm luật sư Trịnh Hội và ngay cả LS Trịnh Hội cũng cho biết là: Nếu trong thời gian này (nghĩa là thời điểm Thượng viện Mỹ bật đèn xanh để cơ quan di trú cứu xét và nhận người tỵ nạn, nhất là những TNCL có thân nhân tại Hoa kỳ) mà dự luật được thông qua thì có thể cơ quan di trú sẽ ngưng cứu xét và chuyển số visa dành cho TNCL tại Phi qua một nhóm khác. Như thế có nghĩa là TNCL chỉ còn 2 con đường để lựa chọn: 1/ Cư trú vĩnh viễn tại Phi. 2/ Trở về Việt Nam. Luật sư Trịnh Hội cho biết thêm: Nếu trong thời gian này mà sự vận động tạm thời được "đông lạnh", các luật sư thiện nguyện nỗ lực hoàn thành hồ sơ và đơn xin tái định cư thì cơ hội đoàn tụ của TNCL sẽ rất sáng sủa.
Cũng trong cuộc họp báo. Sơ Tríu cho biết là nhóm LS Trịnh Hội chưa làm được gì hết, chỉ đưa ra những lời hứa hẹn, khiến nhiều người tỵ nạn phải bán đồ đạc, xe cộ. Làm đời sống của TNCL xao động, không ổn định.
Các phóng viên đã đặt một câu hỏi: Có thể cho biết ai đã làm như thế (bán đồ đạc) và Sơ nghĩ sao khi chúng tôi thấy có một danh sách khoảng hơn 500 người đã ra đi dưới sự giúp đỡ và vận động của LS Hội" Cũng như chúng tôi đã nhận được ít ra là 2 thông báo chính thức của VP luật sư Hội khẳng định rõ ràng là xin đồng bào đừng cho rằng những thông tin về vấn đề này (Chính sách di trú của Úc và Mỹ) có nghĩa là đồng bào được nhận đi định cư, xin đừng đặt hết hy vọng vào đây.
Sơ Tríu nói là: Không biết gì hết về những người đã được đi, chúng tôi (CADP) cần có thì giờ coi lại có đúng không. (Trong đêm gây quỹ ngày 1 tháng 10 năm 2003, tại Majestic, chúng tôi cũng có cơ hội nói chuyện với 3 gia đình đã đi sang Mỹ qua sự giúp đỡ và vận động của nhóm LS Hội.)


Trước và sau khi họp báo với Sơ Tríu, các phóng viên đã bỏ rất nhiều thì giờ để phỏng vấn TNCL tại Manila và nhiều người từ các đảo xa về, TNCL tại Palawan, TNCL đang cư trú ngay tại Làng Việt Nam thì nhận thấy toàn bộ 100% người được hỏi đều mong mỏi được đi định cư. Họ cũng cho biết thêm giải pháp cuối cùng là trở thành thường trú không mấy được hoan nghênh và mong là Sơ Tríu sẽ tiếp tay với nhóm LS thiện nguyện tạm thời để đông lạnh dự luật này để họ có thêm hy vọng được chấp thuận ra đi đoàn tụ với gia đình. Nhưng như đã nói trên, Sơ Tríu khẳng định lại vấn đề vận động đang tiến hành thuận lợi và sẽ không thể ngưng lại vì đã nằm ra ngoài tầm tay của Sơ, còn Đức Ông Tài thì cho biết nếu có ai cam kết thì Đức Ông sẽ thưa lại với Đức Cha và sẽ bỏ qua luôn vĩnh viễn dự luật này.
Trên xe khi đến nơi họp báo, các phóng viên có nói là sẽ cố gắng ghi nhận từ nơi Sơ Pascale Lê Thị Tríu một tín hiệu và nơi Đức Ông Tài một giải pháp khả dĩ làm cho các TNCL thêm niềm hy vọng nhất là sau khi nhận được bản tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau cuộc họp báo chúng tôi thấy tình hình không thay đổi gì mấy. Có nghĩa là phía CADP và Giáo Hội Phi vẫn đẩy mạnh việc vận động dự luật thường trú cho TNCL. Phía Luật sư Trịnh Hội cũng nỗ lực vận động và hy vọng sẽ có tín hiệu tốt từ Hoa Kỳ, Úc Châu trước khi Dự luật của Chính phủ Phi ban hành.
Đến đây chúng tôi xin dành lại quyền nhận định cho đồng hương để quay sang tường trình về đời sống của người Việt tỵ nạn hiện đang ở tại Phi Luật Tân. Trong vài ngày nữa, các chương trình TV và radio Việt Ngữ có phóng viên trong phái đoàn sẽ tường thuật thêm về tình hình đồng bào TNCL.
Như đã viết trong mấy số báo trước chúng ta có thể biết hiện nay TNCL đang sống ở Phi chia ra như sau: Khoảng 50 gia đình đang sống trong Làng Việt Nam, 4 gia đình vẫn sống trong trại củ Palawan của Bộ Tư Lệnh Westcom và được biết sẽ bị cưỡng bách rời khỏi nơi đây vào hạn chót là ngày 31 tháng 10. Số còn lại đang sống tại thành phố Pueto Prinseca (Palawan), Manila và nhiều nơi khác như là: Cubao, Bacolon, Davao..v.. v... và hàng chục thành phố, đảo rải rác khắp Phi Luật Tân.
Dĩ nhiên là dù sống ở đâu tất là đều là bất hợp pháp, hiểu theo nghĩa là không có giấy tờ tùy thân chính thức, nhưng cũng không bị làm khó dễ về nơi cư trú hay đi lại. Nghề nghiệp có nhiều người theo đuổi nhất là bán hàng trả góp cho dân Phi, các em cũng được đi học nhưng phải trả tiền, một số ít cũng lên được đại học nhưng ra trường thì không có bằng cấp vì họ không có một giấy tờ gì, do đó cũng không thể xin việc theo khả năng của mình và phần lớn cũng lại quay về với lối bán hàng rong trả góp.
Trước khi chúng tôi sang Phi luật Tân có nghe Làng Việt Nam sau khi nhận được tiền trợ giúp của đồng hương sẽ mở vài cơ sở sản xuất nhưng đến nơi thì chúng tôi không thấy có cơ sở gì ngoài 2 nhà hàng. Một gần trại tỵ nạn cũ và một ngay trong làng Việt Nam. Chúng tôi không có dịp thăm nhà hàng gần trại nhưng có vào tận nhà hàng trong LVN. Tại đây chúng tôi gặp 1 người Phi và 3 nhân viên Việt Nam thì được biết là nhà hàng hiện nay do một người Phi làm Quản lý và 2 phần ba nhân viên là người Phi.
Trong làng cũng có một quày bán hàng tạp hóa và lưu niệm của CADP nhưng khi chúng tôi có mặt thì cửa hàng này đóng cửa, Trong làng cũng có một nơi sản xuất bánh tráng và bánh phở do một người tỵ nạn Việt mở ra. Nhưng người làm công là 2 người Phi, cơ sở sản xuất xập xệ, trong 1 căn nhà vách nứa, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Chúng tôi cũng không thể kiểm chứng là nơi sản xuất đang sử dụng nguồn nước nào" Vì theo chỗ chúng tôi biết toàn thể khu vực này dân chúng không được phép dùng nước vào nhu cầu ăn uống (nước bị nhiễm độc thủy ngân do mỏ thủy ngân cũ cách khoảng 1 cây số đường chim bay).
Một cư dân trong làng khi được hỏi về kế hoạch sản xuất thì cho biết: Trước đây Sơ Tríu có mua một khu đất khá rộng bên cạnh định mở cơ sở (hình như là nhà máy đóng cá hộp, không biết chính xác) nhưng sau đó thì không tiến hành, bỏ hoang và bây giờ thì đã bán đi rồi.
Còn lại dân chúng tại Palawan, một số theo nghề hàng rong trả góp, một số rất ít có tiệm bán hàng tạp hóa, một số khác thì làm công trong các tiệm ăn của Phi và Tàu.
Các nơi khác cũng tương tự nhưng có vẻ khấm khá hơn tại Palawan.
Được biết dù là nghèo hay khá giả, TNCL vẫn vướng vào 1 vấn đề nan giải là sự lo âu bất tận về đời sống. Nhiều người Việt Nam bị hành hung và thậm chí bị giết chết mà không có ai truy cứu gì hết.
Ngay hôm chúng tôi có mặt tại Manila. Khi một TNCL hướng dẫn mấy người trong đoàn đi bộ từ VP luật sư Hội về khách sạn lúc 7 giờ tối (đoạn đường xuyên qua chợ trời rất đông người khoảng 1 cây số) đã bị 4 người Phi dí dao vào người lấy hết tiền và một sợi dây chuyền trị giá khoảng 100 Mỹ Kim. May là những người trong đoàn không ai bị trấn lột. Tôi có hỏi em này: Sao không báo cảnh sát" thì em trả lời một cách tỉnh bơ: Báo làm gì" Họ (cảnh sát) đâu có giải quyết. May mà nó không lụi cho 1 dao!
Cũng có vài người Việt Nam mua được xe hơi nhưng nhờ bạn bè, phần lớn là người Việt có chồng Phi trước 75 đứng tên để làm ăn, nhưng số này đếm được trên đầu ngón tay.
Câu chuyện về Người Tỵ Nạn tại Phi coi bộ thê thảm và bế tắc hơn chúng tôi suy nghĩ, và nhiều hơn những dòng chữ mà độc giả đang đọc.
Số tiền quyên góp khá nhiều của đồng hương hải ngoại dường như không giúp ích gì nhiều cho đồng bào chúng ta! Cũng như mọi người, chúng tôi rất muốn biết số tiền hơn 2 triệu Mỹ kim đã đi về đâu" Số phận của TNCL sẽ đi về đâu nếu họ vẫn ở tình trạng này" Chúng ta có thể làm gì trong những ngày sắp tới"
Mỗi gia đình, mỗi con người tại đây đều có một câu chuyện để kể lại với nhiều nước mắt. Chúng tôi xin nhường lại để các vị cao minh suy gẫm, tìm cho ra một giải pháp tương đối hầu có thể khép lại hồ sơ của: "Người Việt Tỵ Nạn Trên Đất Phi".
Chúng tôi cảm nhận và mang ơn tấm lòng ưu ái của Đất nước và Dân tộc Phi, của Giáo hội Phi, của Sơ Lê Thị Tríu, và của tất cả anh chị em thiện nguyện trẻ đã tạm bỏ sự nghiệp của mình để cố gắng làm những gì tốt nhất mà họ có thể làm được cho người "Người Tỵ Nạn Việt Trên Đất Phi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.