Hôm nay,  

Viễn Ảnh Bi Đát Của Đồng Bào Tại Phi

10/22/200300:00:00(View: 5238)
PHOTO: Luật Sư Từ Huy Hoàng trả lời Đài Truyền hình Mỹ ngay sau khi họp báo trong sân của Văn Phòng CADP, Manila, Phi Luật Tân, lúc 11 giờ 47 phút đêm 18 tháng 10 năm 2003.

Manila, Phi Luật Tân (Nguyễn Ngân) -- Như bài báo trước đã tường trình. Cuộc họp báo đã được tổ chức tại văn phòng CADP, Thủ đô Manila vào đêm 18 tháng 10 năm 2003 lúc 7:30.
Trong số trước chúng tôi đã tường thuật lại phần nói về Làng Việt Nam. Hôm nay chúng tôi xin tường thuật tiếp về vấn đề: Người tỵ nạn Việt Nam còn kẹt lại Phi Luật Tân. Tình trạng hiện nay và tương lai của họ qua quan niệm của văn phòng CADP và của nhóm Thiện Nguyện Luật sư Trịnh Hội.
Trước khi đến dự cuộc họp báo, nhóm phóng viên từ Mỹ đã sưu tập một số tài liệu liên quan đến vấn đề này khá nhiều, trước đó chúng tôi cũng đã phỏng vấn đồng bào tỵ nạn còn kẹt lại đang cư trú chẳng những từ Manila, Palawan mà còn nhiều người khác đã đến từ nhiều hòn đảo xa xôi về tham dự văn nghệ cũng như xin nhóm luật sư thiện nguyện giúp đỡ hoàn thành hồ sơ xin tái cứu xét đơn xin định cư tại một nước thứ ba.(Có người đi phi cơ, cũng có người đi xe hết 2 ngày 2 đêm, vượt qua 4 chuyến phà mới tới được Manila).
Trong cuộc họp báo với Sơ Tríu có sự hiện diện của Đức Ông Nguyễn Văn Tài. Chúng tôi cũng nhận được từ Sơ Tríu một hồ sơ về vấn đề này. Đặc biệt trước khi đề cập đến vấn đề thường trú của "Người Việt Tỵ Nan còn kẹt lại" (TNCL=Tỵ nạn còn lại)". Sơ Tríu có phát ra một số bản sao bức thư của Tổng thống Phi Luật Tân ký gởi Thượng Viện yêu cầu nhanh chóng thông qua dự luật thường trú cho TNCL. Bức thư ký ngày 9 tháng 10 năm 2003 nghĩa là chỉ trước khi phái đoàn đến Phi Luật Tân có 4 ngày.
Phía luật sư Trịnh Hội cũng cung cấp một văn kiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi sang Thượng Viện để đưa ra một giải pháp cho 4 nhóm người tỵ nạn mà trong đó có nhóm người tỵ nạn tại Phi. Bản tường trình này đã được thông qua khi chúng tôi đang ở tại Palawan đêm 16 tháng 10.
Khi Sơ Tríu đưa ra bức thư do Tổng Thống Phi gởi sang Thượng Viện cho các phóng viên tham dự và có nói: Dự luật thường trú cho TNCL có thể sẽ được thông qua trong vòng 2 hay 3 tháng. Khi Luật sư Từ Huy Hoàng trong tư cách là phóng viên của đài Truyền hình STBN đặt câu hỏi: Nếu dự luật thông qua có thể sẽ làm cắt đứt cơ hội định cư của TNCL hay không" Có thể nào CADP trì hoãn vấn đề này thêm một thời gian nữa hay không"
Đức Ông Tài đã hỏi lại: Vậy có ai có thể đưa ra một lời cam kết sẽ giải quyết vấn đề TNCL trong vòng 2 hay 3 tháng hoặc 1 thời gian nào chắc chắn hay không" (Dĩ nhiên là trong các phóng viên không ai có thẩm quyền để trả lời câu hỏi này.)
Sơ Tríu cũng tiếp lời: Dự luật có thông qua thì cũng không ảnh hưởng gì hết, ai muốn vô thường trú thì vô không thì thôi. Hơn nữa chúng tôi cũng đã nhận được một danh sách hàng ngàn người ký tên mong muốn được trở thành thường trú nhân tại Phi của TNCL.
Ngay lúc đó LS Hoàng cũng đưa ra một danh sách có khoảng 464 chữ ký của 464 gia đình (hơn 1 ngàn người) xin được đi định cư và một danh sách ký tên phủ nhận quyền đại diện của CADP đối với TNCL vì họ nói là hiện nay đã có Ban Đại Diện chính thức của người Việt Tỵ Nạn trên Đất Phi. (Bản lên tiếng này có chữ ký của hàng ngàn người).
Các phóng viên liên tiếp đưa ra nhiều câu hỏi bày tỏ sự lo âu nếu cuộc vận động của CADP và Giáo hội Công Giáo Phi tiếp tục đẩy mạnh để xin ra bằng được dự luật thường trú cho TNCL thì sẽ gây rất nhiều khó khăn thậm chí có thể cắt luôn con đường đi định cư của người TNCL thì Sơ Tríu cho biết là: Không thể dừng lại được. Nhưng Sơ Tríu cũng nhấn mạnh là dù có dự luật này thì cũng không cản trở TNCL xin định cư. Mặt khác Đức Ông Tài có nói là: Nếu có một ai đủ thẩm quyền bảo đảm sẽ xin cho TNCL được định cư trong vòng 2 hay 3 tháng tới (như đã nói trên) thì Đức Ông sẽ trình lên Đức Cha để chấm dứt cuộc vận động này.
Sơ Tríu cũng nói thêm: Nếu các ông bảo đảm được thì chúng tôi sẽ "phủi tay".
Dĩ nhiên là các phóng viên cũng đủ kiến thức để hiểu rằng: Lá thư của Tổng thống Phi gởi lên Quốc Hội yêu cầu xúc tiến việc thông qua dự luật thường trú không có nghĩa là Quốc Hội Phi sẽ thông qua ngay tức khắc nhưng cũng sẽ khiến cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lưu ý.
Nói chung về vấn đề này thì trong buổi họp báo các phóng viên được những tín hiệu lúc thì gián tiếp, lúc thì trực tiếp từ Sơ Tríu và Đức Ông Tài cho biết là sẽ tiếp tục vận động để dự luật thường trú được thông qua trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó người Đại diện cho nhóm luật sư Trịnh Hội và ngay cả LS Trịnh Hội cũng cho biết là: Nếu trong thời gian này (nghĩa là thời điểm Thượng viện Mỹ bật đèn xanh để cơ quan di trú cứu xét và nhận người tỵ nạn, nhất là những TNCL có thân nhân tại Hoa kỳ) mà dự luật được thông qua thì có thể cơ quan di trú sẽ ngưng cứu xét và chuyển số visa dành cho TNCL tại Phi qua một nhóm khác. Như thế có nghĩa là TNCL chỉ còn 2 con đường để lựa chọn: 1/ Cư trú vĩnh viễn tại Phi. 2/ Trở về Việt Nam. Luật sư Trịnh Hội cho biết thêm: Nếu trong thời gian này mà sự vận động tạm thời được "đông lạnh", các luật sư thiện nguyện nỗ lực hoàn thành hồ sơ và đơn xin tái định cư thì cơ hội đoàn tụ của TNCL sẽ rất sáng sủa.
Cũng trong cuộc họp báo. Sơ Tríu cho biết là nhóm LS Trịnh Hội chưa làm được gì hết, chỉ đưa ra những lời hứa hẹn, khiến nhiều người tỵ nạn phải bán đồ đạc, xe cộ. Làm đời sống của TNCL xao động, không ổn định.
Các phóng viên đã đặt một câu hỏi: Có thể cho biết ai đã làm như thế (bán đồ đạc) và Sơ nghĩ sao khi chúng tôi thấy có một danh sách khoảng hơn 500 người đã ra đi dưới sự giúp đỡ và vận động của LS Hội" Cũng như chúng tôi đã nhận được ít ra là 2 thông báo chính thức của VP luật sư Hội khẳng định rõ ràng là xin đồng bào đừng cho rằng những thông tin về vấn đề này (Chính sách di trú của Úc và Mỹ) có nghĩa là đồng bào được nhận đi định cư, xin đừng đặt hết hy vọng vào đây.
Sơ Tríu nói là: Không biết gì hết về những người đã được đi, chúng tôi (CADP) cần có thì giờ coi lại có đúng không. (Trong đêm gây quỹ ngày 1 tháng 10 năm 2003, tại Majestic, chúng tôi cũng có cơ hội nói chuyện với 3 gia đình đã đi sang Mỹ qua sự giúp đỡ và vận động của nhóm LS Hội.)


Trước và sau khi họp báo với Sơ Tríu, các phóng viên đã bỏ rất nhiều thì giờ để phỏng vấn TNCL tại Manila và nhiều người từ các đảo xa về, TNCL tại Palawan, TNCL đang cư trú ngay tại Làng Việt Nam thì nhận thấy toàn bộ 100% người được hỏi đều mong mỏi được đi định cư. Họ cũng cho biết thêm giải pháp cuối cùng là trở thành thường trú không mấy được hoan nghênh và mong là Sơ Tríu sẽ tiếp tay với nhóm LS thiện nguyện tạm thời để đông lạnh dự luật này để họ có thêm hy vọng được chấp thuận ra đi đoàn tụ với gia đình. Nhưng như đã nói trên, Sơ Tríu khẳng định lại vấn đề vận động đang tiến hành thuận lợi và sẽ không thể ngưng lại vì đã nằm ra ngoài tầm tay của Sơ, còn Đức Ông Tài thì cho biết nếu có ai cam kết thì Đức Ông sẽ thưa lại với Đức Cha và sẽ bỏ qua luôn vĩnh viễn dự luật này.
Trên xe khi đến nơi họp báo, các phóng viên có nói là sẽ cố gắng ghi nhận từ nơi Sơ Pascale Lê Thị Tríu một tín hiệu và nơi Đức Ông Tài một giải pháp khả dĩ làm cho các TNCL thêm niềm hy vọng nhất là sau khi nhận được bản tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau cuộc họp báo chúng tôi thấy tình hình không thay đổi gì mấy. Có nghĩa là phía CADP và Giáo Hội Phi vẫn đẩy mạnh việc vận động dự luật thường trú cho TNCL. Phía Luật sư Trịnh Hội cũng nỗ lực vận động và hy vọng sẽ có tín hiệu tốt từ Hoa Kỳ, Úc Châu trước khi Dự luật của Chính phủ Phi ban hành.
Đến đây chúng tôi xin dành lại quyền nhận định cho đồng hương để quay sang tường trình về đời sống của người Việt tỵ nạn hiện đang ở tại Phi Luật Tân. Trong vài ngày nữa, các chương trình TV và radio Việt Ngữ có phóng viên trong phái đoàn sẽ tường thuật thêm về tình hình đồng bào TNCL.
Như đã viết trong mấy số báo trước chúng ta có thể biết hiện nay TNCL đang sống ở Phi chia ra như sau: Khoảng 50 gia đình đang sống trong Làng Việt Nam, 4 gia đình vẫn sống trong trại củ Palawan của Bộ Tư Lệnh Westcom và được biết sẽ bị cưỡng bách rời khỏi nơi đây vào hạn chót là ngày 31 tháng 10. Số còn lại đang sống tại thành phố Pueto Prinseca (Palawan), Manila và nhiều nơi khác như là: Cubao, Bacolon, Davao..v.. v... và hàng chục thành phố, đảo rải rác khắp Phi Luật Tân.
Dĩ nhiên là dù sống ở đâu tất là đều là bất hợp pháp, hiểu theo nghĩa là không có giấy tờ tùy thân chính thức, nhưng cũng không bị làm khó dễ về nơi cư trú hay đi lại. Nghề nghiệp có nhiều người theo đuổi nhất là bán hàng trả góp cho dân Phi, các em cũng được đi học nhưng phải trả tiền, một số ít cũng lên được đại học nhưng ra trường thì không có bằng cấp vì họ không có một giấy tờ gì, do đó cũng không thể xin việc theo khả năng của mình và phần lớn cũng lại quay về với lối bán hàng rong trả góp.
Trước khi chúng tôi sang Phi luật Tân có nghe Làng Việt Nam sau khi nhận được tiền trợ giúp của đồng hương sẽ mở vài cơ sở sản xuất nhưng đến nơi thì chúng tôi không thấy có cơ sở gì ngoài 2 nhà hàng. Một gần trại tỵ nạn cũ và một ngay trong làng Việt Nam. Chúng tôi không có dịp thăm nhà hàng gần trại nhưng có vào tận nhà hàng trong LVN. Tại đây chúng tôi gặp 1 người Phi và 3 nhân viên Việt Nam thì được biết là nhà hàng hiện nay do một người Phi làm Quản lý và 2 phần ba nhân viên là người Phi.
Trong làng cũng có một quày bán hàng tạp hóa và lưu niệm của CADP nhưng khi chúng tôi có mặt thì cửa hàng này đóng cửa, Trong làng cũng có một nơi sản xuất bánh tráng và bánh phở do một người tỵ nạn Việt mở ra. Nhưng người làm công là 2 người Phi, cơ sở sản xuất xập xệ, trong 1 căn nhà vách nứa, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Chúng tôi cũng không thể kiểm chứng là nơi sản xuất đang sử dụng nguồn nước nào" Vì theo chỗ chúng tôi biết toàn thể khu vực này dân chúng không được phép dùng nước vào nhu cầu ăn uống (nước bị nhiễm độc thủy ngân do mỏ thủy ngân cũ cách khoảng 1 cây số đường chim bay).
Một cư dân trong làng khi được hỏi về kế hoạch sản xuất thì cho biết: Trước đây Sơ Tríu có mua một khu đất khá rộng bên cạnh định mở cơ sở (hình như là nhà máy đóng cá hộp, không biết chính xác) nhưng sau đó thì không tiến hành, bỏ hoang và bây giờ thì đã bán đi rồi.
Còn lại dân chúng tại Palawan, một số theo nghề hàng rong trả góp, một số rất ít có tiệm bán hàng tạp hóa, một số khác thì làm công trong các tiệm ăn của Phi và Tàu.
Các nơi khác cũng tương tự nhưng có vẻ khấm khá hơn tại Palawan.
Được biết dù là nghèo hay khá giả, TNCL vẫn vướng vào 1 vấn đề nan giải là sự lo âu bất tận về đời sống. Nhiều người Việt Nam bị hành hung và thậm chí bị giết chết mà không có ai truy cứu gì hết.
Ngay hôm chúng tôi có mặt tại Manila. Khi một TNCL hướng dẫn mấy người trong đoàn đi bộ từ VP luật sư Hội về khách sạn lúc 7 giờ tối (đoạn đường xuyên qua chợ trời rất đông người khoảng 1 cây số) đã bị 4 người Phi dí dao vào người lấy hết tiền và một sợi dây chuyền trị giá khoảng 100 Mỹ Kim. May là những người trong đoàn không ai bị trấn lột. Tôi có hỏi em này: Sao không báo cảnh sát" thì em trả lời một cách tỉnh bơ: Báo làm gì" Họ (cảnh sát) đâu có giải quyết. May mà nó không lụi cho 1 dao!
Cũng có vài người Việt Nam mua được xe hơi nhưng nhờ bạn bè, phần lớn là người Việt có chồng Phi trước 75 đứng tên để làm ăn, nhưng số này đếm được trên đầu ngón tay.
Câu chuyện về Người Tỵ Nạn tại Phi coi bộ thê thảm và bế tắc hơn chúng tôi suy nghĩ, và nhiều hơn những dòng chữ mà độc giả đang đọc.
Số tiền quyên góp khá nhiều của đồng hương hải ngoại dường như không giúp ích gì nhiều cho đồng bào chúng ta! Cũng như mọi người, chúng tôi rất muốn biết số tiền hơn 2 triệu Mỹ kim đã đi về đâu" Số phận của TNCL sẽ đi về đâu nếu họ vẫn ở tình trạng này" Chúng ta có thể làm gì trong những ngày sắp tới"
Mỗi gia đình, mỗi con người tại đây đều có một câu chuyện để kể lại với nhiều nước mắt. Chúng tôi xin nhường lại để các vị cao minh suy gẫm, tìm cho ra một giải pháp tương đối hầu có thể khép lại hồ sơ của: "Người Việt Tỵ Nạn Trên Đất Phi".
Chúng tôi cảm nhận và mang ơn tấm lòng ưu ái của Đất nước và Dân tộc Phi, của Giáo hội Phi, của Sơ Lê Thị Tríu, và của tất cả anh chị em thiện nguyện trẻ đã tạm bỏ sự nghiệp của mình để cố gắng làm những gì tốt nhất mà họ có thể làm được cho người "Người Tỵ Nạn Việt Trên Đất Phi".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 tại chánh điện của Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, 1612 N. Spurgeon Street, Santa Ana, CA 92701, do Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê Chủ Tịch Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo, Đốc Sự K.17 trưởng ban tổ chức, tham dự buổi lễ có một số cựu SVQGHC, Bà quả phụ Jackee Bông, và gia đình. Về phía cố Trung Tướng Tôn Thất Đính có bà quả phụ Helen Phạm, một số các cháu trong gia đình và Phật tử Tổng Hội Cư Sĩ, Nhà báo Phan Tấn Hải, Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc và Ca Sĩ Phong Dinh…
Ngày 22 tháng 12, 2024 tới đây vào lúc 6 giờ chiều, Pechanga Resort Casino hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả chương trình nhạc sống mang chủ đề “Mỹ Tâm – My Soul in USA”. Nhắc đến Mỹ Tâm, khán giả quen thuộc với dòng nhạc Việt Nam ngày nay hẳn ít ai không biết nữ ca sĩ với giọng ca rất khoẻ và cũng rất riêng này. Cô đã từng đoạt nhiều giải ca hát hoặc được vinh danh ở Việt Nam và ngoại quốc. Mỹ Tâm không chỉ trình bày nhạc phẩm của các nhạc sĩ sáng tác khác mà cô cũng đồng thời sáng tác nhạc chẳng hạn như nhạc phẩm “Mãi Yêu” được viết cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang, “Vì Đâu”, “Nụ Hôn Bất Ngờ”…. Cô cũng được mọi người biết đến với nhạc phẩm Tóc Nâu Môi Trầm. Với cá tính đặc biệt, Mỹ Tâm đã được một số người ví với nữ danh ca Khánh Ly ở chỗ cô cảm nhận bài hát một cách rất tự nhiên qua âm thanh tiết tấu của nó.
Medicare Open Enrollment Period (Kỳ Ghi Danh Mở) cho Medicare hàng năm diễn ra từ ngày 15 tháng 10 năm 2024 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024. Ngoài ra, Kỳ Ghi Danh Mở cho Bảo Hiểm Y Tế tại Tiểu Bang sẽ diễn ra từ ngày 1 tháng 11 năm 2024 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024, một số Tiểu Bang khác sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 1 năm 2025.
Sky River Casino hào hứng thông báo chương trình khuyến mãi mới thú vị, các chương trình biếu tặng đang tiếp diễn và giải độc đắc lũy tiến gần đây, các yếu tố củng cố vị thế sòng bạc Sky River làm điểm đến đánh bạc hàng đầu ở Bắc California.
Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như tại vị đến trước giờ khai mạc cùng trò chuyện vui vẻ, trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân, hoặc có cha mẹ, gia đình cùng hiện diện. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Hàng ngàn người từ khắp nơi tập trung về Freedom Plaza. Phụ nữ, thanh niên, trẻ em, và cả nam giới – những người cấp tiến, tôn trọng tự do, sự tiến bộ, và quyền của người phụ nữ. Với tòa nhà Điện Capitol Hill xa xa làm phong nền vững chắc, khoảng 17,000 người trong buổi chiều Chủ nhật liên tục hô vang “We Won’t Go Back!” – khẩu hiệu vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris. Thời tiết Washington, D.C. chiều Chủ nhật rất đẹp. Ánh nắng soi rọi thẳng vào khu vực Freedom Plaza, làm nổi bật một rừng người đầy màu sắc. Không cần biết quen hay lạ, chỉ cần có mặt nơi đó, lúc đó, người ta có thể dễ dàng bắt nhịp với nhau, bởi vì họ hiểu “chúng ta đến đây là đang kiếm tìm cùng một giá trị.” Có những người phụ nữ tóc bạc trắng, trên tay cầm tấm bảng nhỏ đơn giản ghi dòng chữ KAMALA HARRIS. Dù tuổi đời không cho phép họ được năng động hơn, hoặc mang những tấm bảng to hơn, như những người trẻ tuổi khác trong sự kiện, nhưng sự có mặt của họ, ánh mắt của họ đã là một sức mạnh vô hình
Nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng phương cách giao tiếp chánh niệm giúp cho cha mẹ và con cái rất nhiều. Chẳng hạn, nó giúp cha mẹ ít cáu kỉnh, thất vọng và bất lực; nó cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái; nó giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái đậm đà hơn; nó sửa đổi những sai sót trong hành xử; và nó làm cho cha mẹ giảm bớt căng thẳng.
California tin vào nền dân chủ. Tiểu bang nỗ lực để bảo đảm việc nhận và gởi lại lá phiếu một cách dễ dàng. Tiểu bang có Luật Về Quyền Của Cử Tri.
Clever Care chính thức khởi động Giai Đoạn Ghi Danh Hàng Năm (AEP) 2025, với thế mạnh từ hơn 140 năm kinh nghiệm tổng hợp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và nền tảng tài chính vững mạnh. Công ty đổi mới diện mạo thương hiệu để phù hợp với sứ mệnh cung cấp các chương trình Medicare Advantage đặc biệt dành cho người Mỹ gốc Á, với sự thấu hiểu văn hóa sâu sắc từ cộng đồng này. Sự chuyển mình trong thương hiệu cho thấy tâm huyết của đội ngũ Clever Care, trong việc kết hợp hài hòa hai nền y học, phương Đông và phương Tây, với truyền thống văn hóa lâu đời, nâng tầm giá trị của hội viên trên hành trình vươn tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ trực tiếp thu hình vào hai ngày thứ bảy 23 tháng 11, 2024 vào lúc 7:00 tối và Chủ Nhật 24 tháng 11, 2024 vào lúc 1:30 giờ trưa với chủ đề “PBN 138: Hoài Linh – 30 Năm Sân Khấu” trên sân khấu lộng lẫy của rạp Pechanga Casino Theater.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.