Hôm nay,  

Đêm Hội Báo Chí Thủ Đô 2001: Xem Vẽ Tranh Bồ Đề Đạt Ma

12/25/200100:00:00(View: 5665)
PHOTO: Nhà thơ Giang Hữu Tuyên, Hoa Thịnh Đốn Việt Báo (Photo by VTN)

Falls Church, VA (VANN) - Những ngày cận Giáng Sinh, đâu đâu cũng bận rộn sắm sửa mừng ngày Chúa Hài Đồng ra đời. Tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng nhộn nhịp tổ chức các buổi họp mặt, dạ tiệc mừng Noel cũng như những buổi tiệc cuối năm. Tối thứ Sáu, 21 tháng 12, 2001, Đêm Hội Báo Chí Vùng Hoa Thịnh Đốn đã tưng bừng tổ chức đêm dạ tiệc, văn nghệ, dạ vũ tại nhà hàng Maxim Palace thuộc thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Buổi dạ tiệc được sự hưởng ứng nồng nhiệt của gần 300 quan khách và thân hữu với sự góp mặt của các ca sĩ Ngọc Huệ, Diễm Liên, Charles Phạm đến từ vùng đất ấm California cùng các ca sĩ địa phương Như Hương, Diễm Trang qua phần điều khiển âm thanh của ban nhạc the Red Sun.

Buổi khai mạc của chương trình được anh Nguyễn Minh Nữu giới thiệu ông Ngô Phi Đạm, đại diện Sài Gòn Nhỏ tại vùng Hoa Thịnh Đốn, trưởng ban tổ chức đêm dạ tiệc, đại diện Hội Báo Chí ngỏ lời chào mừng quan khách. Sau đó là nghi lễ chào quốc ca Việt Nam - Hoa Ky vàø phút mật niệm. Kế tiếp, ông Nguyễn Việt Quang, đại diện Hội Báo Chí vùng HTĐ ngỏ lời khai mạc và cám ơn quan khách cùng quý đồng nghiệp.

Đến với Đêm Hội Báo Chí quý đồng hương trong vùng còn được thưởng thức bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt 'Trời Mưa Đi Phát Báo' của chính tác gỉa diễn đọc, Nhà Thơ Giang Hữu Tuyên, Hoa Thịnh Đốn Việt Báo. Bài thơ tuy ngắn nhưng nói lên cả một chiều dài của những tháng năm ngậm ngùi của những ai làm báo tại Hoa Thịnh Đốn nói riêng và hải ngoại nói chung.

"Chiều ngã năm đường năm bảy ngã
Ngã nào cũng ướt giọt mưa rơi
Bao mùa mưa đã in giông bão
Sao nước trường giang vẫn khứ hồi
Mười mấy năm làm tên phát báo
Lòng buồn theo thành quách xa xưa
Những trang tin dội từ quá khứ
Rất ngập ngừng cùng những hạt mưa
Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi
Sáng chưa đi chiều lại mưa về
Mưa ngã năm từ năm bảy ngã
Ngã nào cũng mưa và mưa thôi
Xấp báo trên tay vưà ướt hết
Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay
Hình như những mùa mưa thuở trước
Đang về làm ướt trái tim ai!"

Được biết Hội Báo Chí vùng Hoa Thịnh Đốn được thành lập từ năm 1986 và nhà báo Ngô Vương Toại đã được bầu làm chủ tịch đầu tiên của hội. Sau đó, cố Giáo Sư Chử Bá Anh lãnh trách nhiệm ấy cho đến khi ông tạ thế. Sau một thời gian gián đoạn, Hội lại "tái xuất giang hồ" với 8 hội viên tích cực, tuần báo Văn Nghệ, tuần báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, tuần báo Thủ Đô Thời Báo, tuần báo Đời Nay, tuần báo Lẽ Phải, tuần báo Thời Mới-Phụ Nữ Mới, tuần báo Saigon Nhỏ, và Nguyệt San Hoài Hương do chị Minh Nguyệt làm chủ nhiệm; chị cũng là phái nữ độc nhất trong Hội. Đây là lần đầu tiên Hội tổ chức buổi dạ tiệc này nhằm mục đích tạo không khí thân mật giữa các hội viên cùng thân hữu trong mùa lễ trang trọng nhưng tràn đầy niềm yêu và hạnh phúc cũng như để nói lên tinh thần đoàn kết của làng báo chí. Hội cũng nhân cơ hội này dành một phần tiền thu được để giúp các nạn nhân trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 vừa qua và một phần tiền giúp nạn nhân bị bão lụt ở Việt Nam.

Đặc biệt tại Đêm Hội Báo Chí Vùng Hoa Thịnh Đốn có sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Luyện, "người tù kiệt xuất" một danh tặng từ Nhà Văn Phan Lạc Phúc hiện đang định cư tại Úc Đại Lợi. Gần đây nhất, danh tiếng của ông được biết nhiều hơn qua sự tranh đấu bất khuất của ông cùng với cộng đồng Người Việt ở Boston trong vụ "William Joyner Center", khi đại học UMass tại Boston, tiểu bang Massachusetts mướn giáo sư Cộng Sản Việt Nam soạn thảo về bộ tài liệu Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ. Hiện ông đang cố gắng vận động cũng như kêu gọi đồng bào hỗ trợ tinh thần và tài chánh để cùng nhau đấu tranh cho vụ kiện này. Ông Luyện cho biết theo luật pháp Hoa Kỳ, các trung tâm giáo dục không được quyền mướn giáo chức Cộng Sản giảng dạy tại học đường. Nếu có thể chứng minh đại học Boston đã phạm điều này, chúng ta có thể nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Tuy nhiên, phái đoàn gặp khó khăn vì tòa thẩm địa phương có vẻ thiên vị nên nếu không có một hội đoàn mạnh dạn cùng một luật sư đoàn hùng biện thì vấn đề này sẽ khó thành đạt. Ông Nguyễn Hữu Luyện, sinh trưởng tại Hà Nội, là sinh viên Võ Bị Đà Lạt từ tháng 3 cho đến tháng 10 năm 1954. Ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Năm 1964 gia nhập toán huấn Biệt Kích để đi công tác tại Bắc Việt, một đội binh cảm tử của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1966, ông cùng một số đồng đội được thả xuống Bắc Việt và một tháng sau thì bị bắt. Đến tháng 11 năm 1987, ông được nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thả tự do. Vào năm tháng 3 năm 1993, ông và phu nhân đến định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian cư ngụ tại vùng phụ cận Boston, Massachusett, vợ chồng ông lam lũ cực nhọc nhưng ông vẫn bền chí ngày làm đêm học và cuối cùng đạt được bằng Cao Học về Khoa Xã Hội Nhân Văn. Có lẽ, nhờ thế mà trình độ diễn thuyết của ông rất vững vàng; lối diễn giải của ông gọn ghẽ và lưu loát. Trong bài nói chuyện của ông, chúng tôi thấy rõ ràng đường nét mạch lạc, trực tiếp, và dễ hiểu.

Ngoài những món ăn ngon do nhà hàng cung tiếp, quan khách còn được thưởng thức một chương trình văn nghệ giải trí lành mạnh. Đặc biệt một vị họa sĩ người Trung Hoa đã có nhã ý tặng anh Hùng, chủ nhà hàng Maxim Palace, một bức tranh được họa bằng chính những ngón tay của ông. Anh Hùng lại có một nghĩa cử cao dành tặng bức tranh ấy cho Hội để đấu giá. Trong lúc các ca nghệ sĩ trình diễn, quan khách cũng được ngưỡng mộ tài nghệ của họa sĩ trên màn ảnh truyền hình trực tiếp. Nghệ thuật phác họa bằng ngón tay là một trong những phương thức hội họa truyền thống của Trung Hoa. Tuy nhiên, chỉ còn rất ít họa sĩ áp dụng phương thức này, và đa số chỉ chuyên về những bức họa tranh hoa và các loài chim. Họa Sĩ Naichang Gong là vị họa sĩ duy nhất trên thế giới đã sáng lập ra thuật vẽ chân dung bằng những ngón tay. Họa sĩ Naichang Gong sanh năm 1932 tại Changsha Hunan. Năm 1948, ông theo học hội họa Tây phương tại Trường Hội Họa Beiping, Trung Hoa, và là đệ tử của danh họa Xu Beihong. Năm 1961, ông hoàn tất khóa học tranh Sơn Dầu tại phòng họa của họa sĩ Wu Zuoren tại trường Hội Họa Trung Ương ở Trung Hoa. Từ năm 1982, ông bắt đầu nghiên cứu về nghệ thuật sơn tranh bằng ngón tay. Kinh nghiệm 40 năm về hội họa đã giúp ông sáng kiến nhiều điều mới lạ qua lối uyển chuyển và dung hòa của hai nền nghệ thuật Đông Tây. Luôn luôn, tranh của ông đều thể hiện những kỹ thuật khác nhau nhưng rất đơn giản và thô sơ; tuy thế tranh vẫn đem lại nét sống động như gắn liền người xem với những nhân vật trong tranh vậy. Tranh của ông đã từng xuất hiện trên rất nhiều báo chí Trung Hoa và được triển lãm tại nhiều nơi trên giới.

Sau gần hai tiếng mê say, ông Naichang đã hoàn tất bức tranh trên giấy gạo. Một bức tranh thật to với hình ảnh Sư Tổ Đạt Ma thật sống động. Nét mặt từ bi, thảnh thơi khiến cho khách ngưỡng mộ cũng cảm thấy chút bình an. Vài vị quan khách cho rằng đó cũng là một điều lý thú vì chúng ta đang ăn tiệc mừng Giáng Sinh mà bức hình lại là một sư tổ ngành Thiền Tông Phật Giáo. Có phải chăng trong bất cứ đạo giáo nào, từ bi hỉ xả vẫn là châm ngôn cho kiếp làm người"

Bức tranh họa xong cũng là khởi điểm của phần đấu giá. Ban tổ chức mở hàng với giá $100.00 và càng về đêm cuộc đấu giá trở nên gay cấn hơn giữa 3 vị thân chủ "xộp" nhất. Trong vị trí tam giác của nhà hàng, ông Ken của Lucky World, chị Mỹ Châu và anh Tùng giằng co để được rước sư tổ về phù hộ cho gia quyến. Tu mi nam tử chạm trán với thục nữ má hồng chẳng thua gì "Hổ Vờn Long Ẩn". Và cuối cùng "một lưng, một vốc, kém chi mô. Cho biết chanh chua, khế cũng chua." Thế là chị Mỹ Châu đã có duyên lành với sư tổ Đạt Ma. Cuộc đấu giá chấm dứt với số tiền thâu được là $3,000.00 đến từ tấm lòng ưu ái của chị Mỹ Châu. Buổi dạ tiệc được kết thúc với phần dạ vũ sống động dưới sự điều hợp của Diễm Liên, Ngọc Huệ và Charles Phạm.

(LTL & VTN tường thuật)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.