Hôm nay,  

Thông Báo Về Các Chương Trình Tị Nạn Và Con Lai

16/08/200000:00:00(Xem: 12926)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển — Ngày 14 tháng 8, 2000

Sau khi có sự can thiệp của Quốc Hội Hoa Kỳ vào năm ngoái, Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú đã bắt đầu giải quyết một số hồ sơ tị nạn. Tuy nhiên do nhiều lý do kỹ thuật nên việc cứu xét hồ sơ đã bị chậm trễ khá nhiều. Sau đây là tổng lược về diễn tiến trong chương trình định cư tị nạn và con lai của Hoa Kỳ.

1. Chương Trình McCain Mở Rộng
Toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sàigòn đã bắt đầu phỏng vấn và chấp nhận định cư một số trường hợp con cái HO theo Tu Chính Án McCain mở rộng. Phần lớn số hồ sơ còn lại giờ này đã nhận được thư giới thiệu (LOI) để tiến hành thủ tục vào phỏng vấn.

Nếu trong vòng một hoặc hai tháng nữa những trường hợp nào vẫn chưa có thư giới thiệu thì nên liên lạc với toà Tổng Lãnh Sự để tìm hiểu. Vì số lượng hồ sơ khá lớn nên có thể có sự thất thoát hồ sơ. Một cách hữu hiệu hơn nữa là nhờ thân nhân ở Hoa Kỳ liên lạc trực tiếp với các vị dân cử để can thiệp riêng cho mỗi hồ sơ. Sở di trú bắt buộc phải trả lời thư của các vị dân cử chứ không thể làm ngơ.

Chúng tôi tin rằng chương trình tái xét theo Tu Chính Án McCain mở rộng sẽ được xúc tiến một cách nhanh chóng trong thời gian tới vì đây là chương trình được ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy vẫn có một số hồ sơ bị trở ngại. Chẳng hạn có những trường hợp bị phía Việt Nam chặn lại và không cho vào phỏng vấn với lý do là không cùng hộ khẩu liên tục với cha mẹ. Phía Hoa Kỳ không chấp nhận tái xét cho các trường hợp này, với lý luận rằng trong hồ sơ của Hoa Kỳ không có chứng cớ nào về lý do bị từ chối (vì những người con này đâu đã được phỏng vấn). Hoặc có trường hợp người cha ở Hoa Kỳ đã qua đời và nhân viên phỏng vấn ở Sàigòn nại cớ ấy để đóng hồ sơ.

Chúng tôi đang thu thập các hồ sơ như vậy để vận động riêng cho họ. Dù vậy chúng tôi khuyên cha mẹ ở Hoa Kỳ nếu hội đủ điều kiện làm bảo lãnh cho con cái theo diện di dân thì nên thực hiện việc bảo lãnh càng sớm càng tốt để phòng hờ vì cuộc vận động của chúng tôi không chắc sẽ thành công.

2. Chương Trình Cựu Nhân Viên Chính Phủ Hoa Kỳ
Lẽ ra các hồ sơ đã nằm chờ phỏng vấn từ 4 năm nay đã phải được gọi vào phỏng vấn từ tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên do trục trặc về nhân sự, các hồ sơ này vẫn tiếp tục chờ đợi. Chúng tôi tiếp tục theo rõi và thúc đẩy cho việc phỏng vấn và giải quyết số hồ sơ này một cách nhanh chóng. Khi có diễn tiến thì chúng tôi sẽ thông báo sau.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi khuyến khích các trường hợp này chuẩn bị lời khai và giấy tờ chứng minh sự bị ngược đãi sau năm 1975 vì lý do đã từng hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ. Rất nhiều trường hợp đã bị đánh rớt oan uổng vì nhân viên phỏng vấn không tin là họ bị khó khăn một cách trầm trọng trong cuộc sống sau năm 1975. Trong những năm về sau này, tỉ lệ được nhận định cư thụt hẳn xuống còn có 3% so với tỉ lệ trên 90% trước đây. Một khi được gọi vào phỏng vấn nhưng lại bị phái đoàn phỏng vấn đánh rớt thì cũng như không.

3. Các Trường Hợp Yêu Cầu Tái Xét
Những trường hợp đã vào phỏng vấn nhưng bị đánh rớt có quyền yêu cầu mở lại hồ sơ với điều kiện là phải chưng dẫn được những tin tức hoặc tài liệu mà trước đây chưa hề trình bày tại bàn phỏng vấn. Trên nguyên tắc, các hồ sơ này chỉ có một năm để yêu cầu mở lại hồ sơ. Sau đó Sở Di Trú sẽ huỷ bỏ hồ sơ. Năm ngoái Sở Di Trú đã định huỷ hàng ngàn hồ sơ nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ đã ngăn chặn kịp thời.

Chúng tôi kêu gọi những ai trong trường hợp này nên viết thư sớm và yêu cầu tái xét để tránh tình trạng hồ sơ bị huỷ vĩnh viễn. Điều này áp dụng cho các hồ sơ trong chương trình HO (cựu tù cải tạo), U11 (cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ), và ROVR (thuyền nhân hồi hương).

4. Chương trình ROVR
Hiện nay còn 400 hồ sơ ROVR vẫn chưa được phỏng vấn vì phía Việt Nam chưa hoàn tất thủ tục cho phép họ vào phỏng vấn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hy vọng sẽ bắt đầu phỏng vấn số hồ sơ này vào tháng 11 năm nay.

Thực ra chúng tôi nghĩ răng còn vài ngàn trường hợp lẽ ra cũng phải được phỏng vấn trong chương trình ROVR. Đây là những thuyền nhân đã ghi danh và đã có số ROVR nhưng lại không được phía Hoa Kỳ lên danh sách cho phỏng vấn vì trong đơn xin tham gia chường trình ROVR đương sự đã không nói rõ về tình trạng bị ngược đãi. Nếu có tin tức bổ túc thì họ vẫn có thể yêu cầu mở lại hồ sơ cho phỏng vấn.

5. Chương trình con lai
Do sự can thiệp bền bỉ từ Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng qua, Sở Di Trú mới đây đồng ý xét lại 800 hồ sơ con lai có thể đã bị từ chối một cách oan ức. Trong thời gian qua Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã cung cấp gần 20 hồ sơ cho Quốc Hội Hoa Kỳ để làm tài liệu chứng minh sự sai sót trong chương trình con lai.

Trên nguyên tắc, nhân viên di trú cứu xét hồ sơ con lai theo một trong hai tiêu chuẩn: hoặc có tướng hình cho thấy là con lai, hoặc có giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên nhân viên di trú nhiều khi đòi hỏi cả hai tiêu chuẩn một lúc. Cho nên có những trường hợp mặt mũi lai rõ ràng nhưng không đủ giấy tờ chứng minh gốc gác thì vẫn bị từ chối.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo rõi việc tái xét của Sở Di Trú đối với các trường hợp con lai vì đồng ý mở lại hồ sơ là một lẽ, còn giải quyết hồ sơ như thế nào lại là một lẽ khác.

6. Chương trình tị nạn tổng quát
Đây là chương trình rất mới mẻ và trên nguyên tắc đã bắt đầu áp dụng vào tháng 2 năm nay. Trong thực tế chưa một ai được cứu xét và tên chính thức cũng chưa được ấn định rõ ràng. Thoạt tiên Bộ Ngoại Giao gọi là Chương Trình Giải Cứu (Rescue Program) nhưng sau này họ tránh không dùng tên này nữa vì sợ xúc phạm phía Việt Nam. Chúng tôi tạm gọi là Chương Trình Tị Nạn Tổng Quát cho đến khi có một tên gọi chính thức.

Chương trình này dành cho những người đang bị ngược đãi hoặc có triển vọng bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính trị hay thành phần xã hội. Những người này không nhất thiết phải có liên hệ gì với Hoa Kỳ hay Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến trước 75.

Những ai muốn tham gia chương trình này thì cần phải chứng minh rằng mình bị ngược đãi theo nguyên tắc của bản Công Ước Quốc Tế về Tị Nạn năm 1951. Điều này khá phức tạp và lỉnh kỉnh. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng để hướng dẫn.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã cung cấp những hồ sơ đầu tiên cho Bộ Ngoại Giao, qua con đường Quốc Hội, để thử nghiệm chương trình mới này. Đến nay vẫn chưa một hồ sơ nào được giải quyết. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với một số vị dân biểu để thúc hối việc thực hiện chương trình mới mẻ này.

7. Phải làm gì"
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho những người trong cuộc tự lượng định được những gì cần làm và phải làm để tự lo cho hồ sơ của mình. Những trường hợp cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, con cái HO, ROVR, và con lai đang chờ vào phỏng vấn thì nên chuẩn bị lời khai và giấy tờ để tránh bị từ chối oan ức. Những trường hợp đã vào phỏng vấn và đã bị từ chối thì nên gởi ngay hồ sơ bổ túc để xin tái xét. Những trường hợp đã có số ROVR và những trường hợp con lai không được gọi phỏng vấn thì có thể nộp đơn xin mở hồ sơ. Tất cả những việc này quý vị có thể tự làm lấy.

Vì tình trạng nhân sự và tài chánh hết sức eo hẹp của Uỷ Ban, hiện nay chúng tôi sẽ chỉ có thể giúp cho những trường hợp như sau.

(1) Những trường hợp có thân nhân ở hải ngoại: chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ cho hệ thống trung tâm dịch vụ S.O.S. để giải quyết. Các thân nhân này sẽ được yêu cầu đóng một lệ phí căn bản để giúp chúng tôi trang trải chi phí hành chánh và nhân sự. Các thân nhân cũng sẽ phải tiếp tay với chúng tôi trong việc lên tiếng với các giới chức chính quyền Hoa Kỳ để yêu cầu can thiệp đặc biệt.

(2) Những trường hợp không có thân nhân ở hải ngoại: chúng tôi sẽ chọn lọc một số ít hồ sơ với cảnh ngộ thật đặc biệt để giúp miễn phí. Tuy nhiên việc này sẽ tuỳ thuộc hoàn cảnh tài chánh và nhân sự thiện nguyện vào mỗi giai đoạn của Uỷ Ban. Chúng tôi hy vọng quý vị đồng hương thông cảm với tình trạng này vì từ trước đến giờ chúng tôi hoàn toàn không có một cấp khoản nào để lo cho các hồ sơ như kể trên.

Mọi hồ sơ xin gởi đến Trung Tâm Dịch Vụ S.O.S. tại địa chỉ 2800 Juniper Street # 8, Fairfax, VA 22031-4411. Attn: Tri Vu

Chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến tin tức về các diễn tiến trong những chương trình kể trên. Để theo rõi đều đặn tin tức của Uỷ Ban, quý vị có thể vào hội trang (web site) http://bpsos.org hoặc mua dài hạn bản tin hàng tháng của Uỷ Ban (10 Mỹ kim một năm).

Ý kiến bạn đọc
01/07/201115:48:47
Khách
kính thưa Quý vi !
Làm thế nào dể giúp đỡ thêm trường hợp của 52 thuyền nhân được đệ thất hạm đội vớt vào ngày 27 June 1989...Tên của hạm đội là USS-FIFE -DD 991 .Số phận kém may mắn kính mong quý vị vận động và cứu vớt.
Tôi xin chân thành cám ơn.


Tran van Dung
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân Biểu Alan Lowenthal sanh năm 1941 và lớn lên tại Queens Borough thuộc thành phố New York. Ông tốt nghiệp cử nhân từ Đại Học Hobart and William Smith và có bằng tiến sĩ từ The Ohio State University. Năm 1969, ông đến California và trở thành giáo sư khoa tâm lý học cộng đồng tại Đại học Cal State Long Beach cho đến năm 1998. Năm 1992, ông đắc cử Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Long Beach. Sau đó, ông tiếp tục đắc cử vào các chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang và Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California. Năm 2012, ông Alan Lowenthal đắc cử Dân Biểu Liên Bang, đại diện địa hạt 47 bao gồm các thành phố và khu vực như Westminster, Midway City, Garden Grove, Stanton, Cypress, Buena Park, Anaheim, Los Alamitos, Rossmoor, Lakewood, Signal Hill, Long Beach, và Avalon. Tại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Alan Lowenthal đã phục vụ trong Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, Hội Đồng Ngoại Giao Á Châu Thái Bình Dương, Ủy Ban Vận Chuyển và Hạ Tầng Cơ Sở, Ủy Ban Tài Nguyên Thiên Nhiên ...
Người đàn ông 69 tuổi đứng dậy khỏi bàn làm việc tại trạm bảo vệ ở sảnh trước của Veterans Administration Medical Center ở Birmingham, Ala. Ông thường tuần tra lối vào đông đúc của phòng khám, mỗi tiếng một hoặc hai lần. Lần này, chưa đi được chục bước thì ông cảm thấy những triệu chứng quen thuộc và bắt đầu sợ hãi. Tầm nhìn mờ đi. Ông thấy lâng lâng, đồng thời cảm nhận được đôi chân của mình đang run lên như thể ông nặng hơn bình thường rất nhiều. Ông dựa vào tường nhưng biết rằng mình sẽ không trụ được lâu. Ông rút điện thoại ra và kêu cứu.
Với nhu cầu về thông dịch viên và phiên dịch viên chuyên nghiệp đang tăng ở Quận Cam và hơn thế nữa, Đại Học Santa Ana (SAC) đang đáp ứng nhu cầu quan trọng của cộng đồng với các chương trình đào tạo mới về Thông Dịch và Phiên Dịch Tiếng Việt / Tiếng Anh. Là trường đại học cộng đồng duy nhất ở Nam California có các chương trình này, Đại Học Santa Ana đã thu hút sinh viên trực tuyến từ phía bắc như San Jose và phía nam như San Diego.
Cô Daisy Tống vừa được tuyên thệ nhậm chức Ủy Viên Giáo Dục Đại Học Cộng Đồng Rancho Santiago Community College District (RSCCD), và trở thành ủy viên giáo dục gốc Việt đầu tiên trong hệ thống đại học cộng đồng tại Quận Cam.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream. Không chỉ như thế, hy hữu là rất nhiều bài viết gửi về dự thi đều hay tuyệt vời, nêu lên được những trải nghiệm gian nan và hạnh phúc của người con Phật.
Chiều Chủ Nhật, 11 tháng 12 năm 2022 tại hội trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, Nam California, Đại Việt Quốc Dân Đảng tổ chức lễ bế mạc đại hội Lần Thứ IX, ra mắt tân Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương nhiệm kỳ 2022-2026 và Ngày Đại Việt để tưởng niệm các chiến sĩ Đại Việt đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc.
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt-Mỹ Chùa Bảo Quang do Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh khai sơn, Viện Chủ. Sau khi Hòa Thượng viên tịch, một số chướng duyên xảy ra cho chùa, cộng thêm vào đó là mùa đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới nên mọi sinh hoạt Phật sự cũng đã cùng chung số phận trên.
Frankfurt (10-12-2022). Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã phối hợp với Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 74 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền năm 2022 tại TP Frankfurt vào ngày 10-12-2022.
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì c
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.