Hôm nay,  

Úc: Cộng Đồng Việt Vận Động Chống Vc Xâm Nhập Giáo Dục

04/09/200400:00:00(Xem: 4741)
(Sydney - VNN) Sáng Thứ Năm 2/9/2004, một phái đoàn Cộng Đồng Người Việt Tự Do đã đến Quốc Hội Tiểu bang NSW tiếp kíến Tiến sĩ Andrew Refshauge, Phó Thủ Hiến tiểu bang NSW, đồng thời cũng là Bộ Trưởng đặc trách Giáo Dục tại NSW, Úc Châu. Mục đích của buổi tiếp kiến này là để nêu lên những quan ngại của người Việt tại NSW trước âm mưu xâm nhập của CSVN về mặt giáo dục. Bên cạnh ông Refshauge còn có cô Reba Meagher, Bộ Trưởng Bộ Thương Mại tiểu bang NSW, đồng thời là Dân Biểu đại diện cho vùng Cabramatta.
Về phía đại diện Cộng Đồng, có ông Phan Đông Bích, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, ông Nguyễn Văn Giáo, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng, đặc trách văn hóa giáo dục, ông Phạm Quang Ngọc, bà Nguyễn Thanh Huế, ông Vĩnh Tiên, bà Phạm Ánh Linh.
Mở đầu buổi tiếp kiến, ông Phan Đông Bích đã phân tích nghị quyết 36 của CSVN, đặc biệt là khoản CSVN sẽ gửi sách giáo khoa và giáo viên ra cộng đồng người Việt hải ngoại. Nghị quyết này là một chỉ thị chính thức của đàng CSVN nhằm lũng đoạn cộng đồng. Ông Bộ Trưởng nghi nhận điều này và cho rằng không thể để cho các tài liệu giảng dậy tại Úc trở thành dụng cụ tuyên truyền cho một chế độ mà đa số người Úc gốc Việt phải chạy trốn.
Ông Phan Đông Bích cũng đề nghị ông Bộ Trưởng để cho giáo trình giảng dạy môn Việt Ngữ tại các trường lớp chính mạch (trong tuần) cũng như cuối tuần có sự tham khảo và góp ý của đại diện Cộng Đồng. Ông Bộ Trưởng hoàn toàn đồng ý sự tham khảo này đối với các chương trình cuối tuần, riêng đối với các chương trình chính mạch thì ông còn phải bàn thảo với bộ phận chính thức về soạn thảo của Bộ Giáo Dục NSW, tuy nhiên ông chắc chắn sẽ nêu lên mối quan tâm của Cộng Đồng Người Việt về những tài liệu có tính các tuyên truyền của CSVN và sẽ làm mọi cách tránh để cho sự việc này xẩy đến.

Ông Nguyễn văn Giáo, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng đặc trách văn hóa đã đề nghị ông Bộ Trưởng hủy bỏ các chương trình gửi giáo chức dậy tiếng Việt về Việt Nam với mục đích "tu nghiệp", bởi vị họ sẽ chẳng học hỏi được gì mà còn bị chế độ hiện hành sử dụng như các công cụ tuyên truyền cho chế độ. Ông cho rằng, Hội Đồng Văn Hóa Gíáo Dục tại NSW và Victoria sẽ thừa khả năng để tổ chức những khóa huấn luyện tu nghiệp trên cho các giáo chức. Ông Bộ Trưởng ghi nhận điều này và cho biết ông đã để ý tới đề nghị này của Cộng Đồng từ nhiều năm nay và đã có quyết định rằng từ nay chính quyền tiểu bang sẽ KHÔNG sử dụng tiền thuế của người dân cho "các chuyến đi tu nghiệp" về Việt Nam cho các giáo chức dậy tiếng Việt nữa.
Bà Thanh Huế, đại diện Hội Phụ Huynh Học Sinh tại NSW đã nói lên mối quan ngại của phụ huynh khi thấy con em mình có viễn ảnh phải học sách giáo khoa của một chế độ phi nhân. Ông Phạm Quang Ngọc, người từng điều hợp chương trình cho các lớp Ngôn Ngữ Cộng Đồng cuối tuần do chính phủ NSW đài thọ, đã giới thiệu với ông Bộ Trưởng những cuốn sách giáo khoa về ngôn ngữ Việt Nam được soạn thảo và ấn loát tại Sydney. Bà Phạm Ánh Linh, từng tiếp xúc với các trường học qua các buổi trình diễn Âm Nhạc Dân Tộc, đã nêu lên nỗi đau lòng của học sinh và cha mẹ Việt Nam trước việc các lớp học treo cờ đỏ. Ông Bộ Trưởng xác quyết rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng duy nhất của cộng đồng người Việt tại Úc. Tuy nhiên trong khuôn khổ học đường, các học đường đành phải dùng là cờ đỏ của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, nhưng điều đó không có nghĩa là phụ huynh và học sinh của trường bắt buộc phải đứng dưới lá cờ đó.
Tóm lại, buổi tiếp kiến với tiến sĩ Andrew Refshauge, Phó Thủ Hiến Tiểu Bang NSW, kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục, đã đem lại những thành quả sau:
- Ông Bộ Trưởng rất quan tâm đến nghị quyết 36 của CSVN về vần đề giáo dục.
- Các đề thi HSC về môn Việt Ngữ từ nay sẽ có sự tham khảo của đại diện Cộng Đồng.
- Các sách giáo khoa Việt ngữ sẽ không tự do lưu hành mà sẽ có sự góp ý của CĐ, đồng thời các sách giáo khoa soạn thảo và in tại nước ngoài sẽ được sử dụng.
- Sẽ không còn cảnh các thầy cô giáo về Việt Nam "tu nghiệp" nữa.
Ngoài ra ông Bộ Trưởng cũng kêu gọi người Úc gốc Việt mau mắn phát hiện và báo cáo mỗi khi thầy những tài liệu (sách giáo khoa, bài vở v.v...) có tính cách tuyên truyền của CSVN. Ông hoàn toàn chống đối việc dùng nhà trường để "tuyên truyền cho những sự dối trá đã từng làm cho cha mẹ các em phải bỏ nước ra đi."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.