Hôm nay,  

Việt Học Triển Lãm: Họa Sĩ Văn Mộch In Ảnh Phật

12/07/200500:00:00(Xem: 5816)
WESMINSTER (VB). - "Thuở xưa người ta in kinh sách và tranh như thế nào""
Mối thắc mắc đó đã được giải tỏa phần nào trong khoảng một trăm người đến theo dõi sinh hoạt văn hóa và hội họa Việt Nam tại Viện Việt Học, tọa lạc ngay trung tâm Little Saigon, vào chiều Thứ Bảy vừa qua.
Họa sĩ NGUYỄN VĂN MỘCH, một cựu sĩ quan Hải Quân, được giới thiệu là môn sinh của các họa sĩ nổi danh Nguyễn gia Trí và Tú Duyên hiện có lớp giảng dạy Thư Pháp Họa,Thiền họa, Tranh Khắc Gỗ tại San Diego, đã mang đầy đủ "đồ nghề" trong kỹ thuật in tranh và chữ khắc gỗ cùng nhiều tác phẩm của ông về Viện Việt Họctriển lãm. Ông vừa giảng giải, vừa biểu diễn cách in tranh tượng Phật của người thời xưa, hoặc của người Nhật Bản thời nay nhưng đam mê một nghệ thuật cổ điển của lối khắc tranh trên gỗ rồi in ra trên một loại giấy đặc biệt tồn tại nhiều thế kỷ!
Họa sĩ MỘCH, (người từng được huy chương đồng giải Văn Học Nghệ Thuật 1973 VN, huy chương vàng Triển lãm Hội Họa Quân Đội 1974, giải nhì đồng hạng tranh Khắc gỗ Triển lãm Quốc tế OSAKA Nhật bản năm 1987,...) cho biết loại gỗ tốt nhất để thực hiện Tranh khắc gỗ là gổ cây MÍT và cây THỊ của Việt Nam ta. Mực in vẫn là mực xạ như ai cũng biết, nhưng nay thì ngưới ta pha thêm một hóa chất để giữ được lâu dài hơn. Bàn chà cầm tay để in, người xưa dùng "cái xơ mướp", nay thì Nhật có sản xuất một bàn chà công dụng như xơ mướp, gọi là bàn chà kubé.

Rồi họa sĩ Mộch bắt tay ngay vô việc in tranh tượng. Cả trăm đôi mắt chú mục vào những động tác gọn gàng uyển chuyển của công việc in thô sơ mà người họa sĩ đang thực hiện. Ông chẳng cần đeo găng tay hoặc xắn tay áo lên khi hòa trộn mực. Rồi ông bôi một lớp nhẹ nhàng lên tranh gỗ, phủ tấm giấy mỏng lên, dùng "kubé" chà vuốt đều đặn. Chỉ ít phút thôi, ông đã in xong bức tranh tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, giơ lên cao trước sự thích thú của mọi người. Rồi ông in tiếp các ảnh tượng Phật A Di Đà, và cho biết, "ngày xưa người ta in Kinh sách, Tranh tôn giáo theo kiểu như thế. Riêng chữ, thì phải khắc ngược nét trên bản gỗ, khi in ra mới đọc thuận chiều được."
Họa sĩ Nguyễn văn Mộch đã trưng bày khá nhiều tác phẩm khắc gỗ và bức thư pháp họa. Vài tấm tranh khắc gỗ, ông đã khắc vẽ cả hai mặt gỗ. Đấy chẳng phải là một loại tranh mới gì cả, mà thực ra theo lời họa sĩ Mộch tâm sự: "Hai loại gỗ mít và thị ở Hoa Kỳ này trở thành hiếm và khó tìm, nên tôi khắc hai mặt chỉ là một cách tiện tặn gỗ".
Họa sĩ Duyên Hà
Cuộc biễu diễn về kỹ thuật tranh khắc gỗ, nằm trong đề tài SUY CẢM VỀ HỘI HỌA VN XƯA VÀ NAY, mà ngoài Họa sĩ Mộch, còn có họa sĩ DUYÊN HÀ tức tiến sĩ Lê phục Thủy, từng giảng dạy các Trường Đại Học Y Khoa, Dược Khoa, Minh Đức,Canh Nông tại Saigon trước 75,...
Họa sĩ Duyên Hà đã trình bày về hội họa hiện đại, và triển lãm một số tác phẩm bột màu về tranh chân dung.
Tham dự đề tài về hội họa tại Viện Việt Học nói trên, ngoài Giáo sư Trần ngọc Ninh, còn có các họa sĩ Ngô Bảo, Hs Minh Tuyền, Hồ Anh, Giáo sư tại ĐH Oklahoma Xuân Bích, ...Buổi họp do cô Kim Ngân điều hợp. (Nguyên Hiền thuật)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.