Hôm nay,  

Xin Đừng Ép Hồi Hương Về Vn Dân Thượng Tị Nạn Ở Cam Bốt

4/12/200500:00:00(View: 6019)
Bản tin sau đây của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển - Ngày 11 tháng 4, 2005, kêu gọi Cao Ủy Tị Nạn LHQ ngưng cưỡng bách hồi hương người Thượng tị nạn về VN. Bản văn như sau.
Trong văn thư gởi Văn Phòng Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 4, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển kêu gọi cơ quan quốc tế này hãy đình chỉ mọi dự tính cưỡng bách hồi hương các người Thượng đang lánh nạn ở Cambốt.
Hiện nay có gần 800 người Thượng đang sống dưới sự bảo vệ của CUTN/LHQ, phần lớn họ là nạn nhân của vụ đàn áp vào Lễ Phục Sinh năm ngoáị Trong số này một số người đã bị từ chối quyền tị nạn trong một tiến trình “thanh lọc” không có sự bảo đảm là công minh. Đồng thời cũng có trên hai trăm người Thượng ngỏ ý muốn hồi hương nhưng với điều kiện phải được quốc tế bảo vệ; phần lớn họ không muốn mất nhà cửa hay xa rời vợ con ở Việt Nam.
Ngày 25 tháng Giêng vừa qua, CUTN/LHQ đã ký hợp đồng thoả thuận với chính quyền Cambốt và Việt Nam, cho phép cưỡng bách hồi hương những người Thượng không chấp nhận đi định cư mà cũng không tình nguyện hồi hương, kể cả những trường hợp đã được CUTN/LHQ thừa nhận quyền tị nạn.
Trong văn thư gởi Bà Wendy Chamberlin, Quyền Cao Uỷ Trưởng CUTN/LHQ, TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, nhận định rằng Cambốt có nhiệm vụ định cư tại chỗ người tị nạn chiếu theo Công Ước Năm 1951 Của LHQ Về Người Tị Nạn, mà Cambốt là thành viên ký kết. Cũng theo TS. Thắng, việc tiếp tay với chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn là vi phạm chính sách “không đẩy lùi”, một nguyên tắc rường cột của CUTN/LHQ.
Thay vào đó, UBCNVB kêu gọi CUTN/LHQ:
- Dùng quyền phủ quyết tối hậu để cứu xét lại những trường hợp bị từ chối quyền tị nạn một cách oan ức;
- Điều đình với Chính Quyền Cambốt nhận định cư tại chỗ những người Thượng được xét là tị nạn nhưng không muốn đi định cư ở một quốc gia thứ ba;
- Chỉ ủng hộ và hợp tác với chương trình hồi hương nếu thực sự là tự nguyện; và
- Điều đình với Viêt Nam để nhân viên CUTN/LHQ và các tổ chức phi chính phủ có toàn quyền tiếp cận với các người Thượng tự nguyện hồi hương.

Đồng thời UBCNVB kêu gọi các tổ chức người Việt trên toàn thế giới nhanh chóng và đồng loạt lên tiếng với CUTN/LHQ. Thư mẫu dành cho các tổ chức ở Hoa Kỳ được đính kèm. Ở những quốc gia khác, quý vị có thể gởi thư trực tiếp đến địa chỉ:
Ms. Wendy Chamberlin
Acting High Commissioner for Refugees
United Nations High Commissioner for Refugees
Case Postale 2500
CH-1211 Genve 2 Depot, Switzerland


April 20, 2005

Ms. Wendy Chamberlin
Acting UN High Commissioner for Refugees
c/o UNHCR Representative for the USA
1775 K Street, Suite 300

Washington, DC 20006
Dear Ms. Chamberlin,

We are very concerned about your office’s seemingly participation in or facilitation of the forced repatriation to Vietnam of Montagnards presently seeking refuge in Cambodia.
Considering that the UNHCR has no monitoring officer in Vietnam, has no access to Montagnards who have been repatriated, and has no means to verify reports of persecution against Montagnard returnees, supporting the forced repatriation of Montagnards is unconscionable.
According to first-hand accounts from Montagnards who have voluntarily returned to Vietnam since 2001, Vietnamese authorities have treated Montagnard returnees with much suspicion. Some returnees were placed under police surveillance and even house arrest; others have been regularly summoned by the public security police for questioning. On December 29, the Vietnamese government publicly denounced 13 Montagnard returnees as being “trained [by the UNHCR] to create disturbances and then sent back to Vietnam.”

We strongly urge the UNHCR to disengage itself from any agreement with Vietnam and Cambodia that could lead to the forced repatriation of the Montagnards. The UNHCR should instead negotiate for the local settlement of Montagnards in Cambodia until arrangements are reached with Vietnam for effective monitoring of Montagnards who truly want to return to Vietnam.

Sincerely,

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.