Hôm nay,  

Hút Cần Sa Sẽ Làm Hư Các Emtừ Điểm A Xuống Còn Điểm D

06/10/200500:00:00(Xem: 6166)
- Trong Lúc Học Sinh Chuẩn Bị Thi SAT, Chiến Dịch Quảng Cáo Mới Kêu Gọi Phụ Huynh Giữ Cho Con Em Không Dính Mắc Vào Ma Túy
(Hoa Thịnh Đốn) --Mùa thu năm nay, khoảng một triệu rưỡi học sinh trung học sẽ thi những cuộc thi SAT (Standardized Achievement Tests), khởi đầu với hàng ngàn các em sẽ thi đợt đầu tiên của năm học này vào Thứ Bảy, ngày 8 tháng Mười. Vào thời kỳ vô cùng quan trọng trong sự nghiệp học hành của các em thanh thiếu niên - lúc mà các em chuẩn bị cho đại học và tương lai - hôm nay, Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Ma Túy Trên Toàn Quốc Tại Tòa Bạch Ốc (Office of National Drug Control Policy - ONDCP) và những nhà lãnh đạo giáo dục và y tế đã cùng nhau phối hợp phát động một chiến dịch quảng cáo nhắm vào quí vị phụ huynh. Một "Thư Ngỏ Gửi Quí Vị Phụ Huynh" mang tên "Cần Sa Có Thể Đe Dọa Sự Thành Công của Con Em Tuổi Thanh Thiếu Niên Của Quí Vị" sẽ bắt đầu được in, tuần tới, trên những nhật báo toàn quốc và địa phương, trong số có The New York Times và USA Today, cũng như trên những tạp chí Time, Newsweek và People.
Mười bốn tổ chức y tế và giáo dục khắp nước đã ký vào thư ngỏ, gồm có: American Academy of Family Physicians (Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ); American Council on Education (Hội đồng giáo dục Hoa Kỳ); American School Counselor Association (Hiệp hội tư vấn học đường Hoa Kỳ); ASPIRA Association, Inc. (Hiệp hội ASPIRA); Balfour; Educational Testing Service (Dịch vụ trắc nghiệm giáo dục); Hispanic Association of Colleges and Universities (Hiệp hội các đại học Hispanic); National Association for Asian and Pacific American Education (Hiệp hội quốc gia cho việc giáo dục của người Mỹ gốc Á Châu và Các đảo Thái Bình Dương); National PTA (Hội phụ huynh và giáo viên quốc gia); National Student Assistance Association (Hiệp hội trợ giúp học sinh quốc gia); Partnership for a Drug-Free America (Tổ chức 'cùng nhau hoạt động cho một đất nước Mỹ không dính mắc vào ma túy'); Students Against Destructive Decisions (Tổ chức 'sinh viên chống lại những quyết định mang tính tàn hại'); United Negro College Fund (Quĩ thống nhất đại học người da đen); United States Hispanic Chamber of Commerce Foundation (Quỹ tài trợ 'phòng thương mại Hispanic tại Hoa Kỳ'). Xin vào trang mạng http://www.mediacampaign.org/mg/print/ad_open_letter_generalmarket_clr.html để đọc Thư Ngỏ.
Trong khi việc sử dụng ma túy bất hợp pháp của thanh thiếu niên đang trên đà giảm, thì cần sa là loại ma túy thường được sử dụng nhất của những em tuổi 16 và 17, tức chính là tuổi khi mà phần lớn các em thanh thiếu niên thi vào đại học. Và nghiên cứu cho thấy, trong năm ngoái, 1.3 triệu thanh thiếu niên tuổi từ 12 tới 17 đã sử dụng cần sa lần đầu. Con số này cũng tương đương với con số các em học sinh sẽ thi SAT vào mùa thu này. Những cuộc nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa trong những năm học quan trọng nhất này có thể có một tác dụng tiêu cực rất đáng kể đối với kết quả học hành:
-- Cần sa có thể cản trở khả năng học của một em thanh thiếu niên. Sử dụng cần sa liều lượng cao làm suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin của người trẻ.

-- Việc sử dụng cần sa dính líu tới điểm học tồi tệ. Một em thanh thiếu niên với điểm học trung bình là "D" có gấp bốn lần triển vọng là đã hút cần sa, so với một em thanh thiếu niên với điểm học trung bình là"A".
-- Việc hút cần sa và uống rượu dưới tuổi được phép dính líu tới tỷ lệ bỏ học nửa chừng cao hơn. So với những em đồng trang lứa khác, những học sinh thường xuyên uống rượu hoặc sử dụng ma túy có tới gấp năm lần triển vọng bỏ học nửa chừng chương trình trung học. Triển vọng bỏ học nửa chừng của một thanh thiếu niên sử dụng cần sa cao hơn gấp hai lần so với một em không sử dụng.
-- Các em thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng cần sa lúc tuổi còn nhỏ, khi mà não bộ vẫn đang phát triển, có thể dễ bị những khiếm tật tâm-lý-thần-kinh (neuropsychological) hơn, nhất là về khả năng diễn đạt bằng lời nói.
Bác sĩ Larry S. Fields, F.A.A.F.P. và Chủ Tịch của Viện American Academy of Family Physicians đã nói: "Công cuộc nghiên cứu gần đây đã khiến phải báo động về mối liên quan giữa việc sử dụng cần sa của các em thanh thiếu niên với những ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể và não bộ của người vị thành niên. Quả thực vậy, những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng cần sa liều lượng cao làm suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin của người trẻ. Và chuyện này đặc biệt tạo vấn đề trong những năm học quan trọng nhất và thi cử này."
David Ward, Chủ Tịch của Hội Đồng American Council on Education đã nói: "Cùng nhau, phụ huynh và các thày cô có thể xây dựng nền tảng cho việc nuôi dưỡng những em học sinh khỏe mạnh, không dính mắc vào ma túy. Chúng ta cần phải bảo vệ những công dân và nhà lãnh đạo tương lai. Và chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta giữ cho con em mình tránh xa khỏi ma túy và giúp các em tập trung vào tương lai học hành."
Kể từ lúc bắt đầu vào năm 1998, Chiến Dịch Vận Động Truyền Thông Chống Ma Túy Trong Giới Trẻ Trên Toàn Quốc (National Youth Anti-Drug Media Campaign) đã có các chương trình trợ giúp hàng triệu phụ huynh, thanh thiếu niên và cộng đồng giảm thiểu và ngăn ngừa việc sử dụng ma túy của thanh thiếu niên.
Tin tưởng ở một sự kết hợp trước kia chưa hề bao giờ có của những hợp tác công và tư, những cơ quan phục vụ cộng đồng bất vị lợi, công cuộc hoạt động tình nguyện, và thông đạt giữa người trẻ với người trẻ, Chiến Dịch đã được hoạch định để đến được với người Mỹ thuộc nhiều thành phần gốc gác khác nhau, với những thông điệp hữu hiệu chống ma túy. Tại trang mạng của Chiến Dịch Truyền Thông lập ra cho quí vị phụ huynh, www.TheAntiDrug.com, khách viếng có thể đọc biết thêm về việc cần sa ảnh hưởng đến việc phát triển nhận thức của não bộ thanh thiếu niên như thế nào. Khách viếng cũng có thể tìm biết thêm về những dấu hiệu và triệu chứng của việc sử dụng cần sa, để có thể xác định xem con em mình có đang lâm nguy hay không, và cần phải làm gì nếu quả thực là con em mình đang sử dụng cần sa.
Muốn biết thêm về Chiến Dịch Vận Động Truyền Thông Chống Ma Túy Trong Giới Trẻ Trên Toàn Quốc của Văn Phòng ONDCP, xin viếng www.MediaCampaign.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.