Virginia.- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực cùng các anh linh tiền nhân vị quốc vong thân và các chiến sĩ hy sinh cho Dân Tộc, Đạo Pháp, vào lúc 12:30 trưa ngày 10 tháng 10, 2004 (nhằm ngày 28 tháng 8 năm Giáp Thân) tại Jewish Community Center, Annandale, VA .
Ở lễ đài có bàn thờ với đèn nến sáng choang, trầm hương nghi ngút và hình Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực , rất trang nghiêm. Hiện diện có khoảng ba trăm quan khách tham dự, trong đó có Ông Nguyễn Đăng Vinh, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương - Hải Ngoại - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh, Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Mục Sư Huỳnh Minh Mẫn, Cụ Giáp Ngọc Phúc, cựu Chủ Tịch CĐVN/HTĐ cùng nhiều đại diện các tôn giáo, đảng phái chính trị, các hội ái hữu, từ thiện và các cơ quan truyền thông báo chí.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ Mỹ , Việt và một phút mặc niệm ông Huỳnh Văn Hiệp , Phó Hội Trưởng GHPGHH/HN có lời chào mừng quan khách. Ông nói sự hiện diện đông đảo của quý quan khách nói lên tinh thần kính mến, quý trọng những anh hùng vị quốc vong thân cũng như đối với vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực, mà dân gian miền Tây xem như là một Thánh sống.
Ông Huỳnh Văn Hiệp cho biết, Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực là một công thần bảo vệ đất nước, lúc sinh tiền Ngài thể hiện vẹn toàn công đức Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Ngày nay thể xác Ngài tuy đã mất hẳn, nhưng Ngài thường hóa hiện che chở đồng bào , do đó Ngài được xem như là một hiển Thánh, dân chúng lập bàn thờ để tỏ lòng sùng kính Ngài ở nhiều nơi như Rạch Giá, Long Kiến, Tân An..Đặc biệt ở Rạch Giá, hằng năm cứ đến ngày tưởng niệm Ngài có hằng trăm ngàn đồng bào đến lễ bái.
Ông Huỳnh Văn Hiệp nói tiếp, chúng ta là những hậu duệ, có bổn phận phải nêu cao tinh thần anh dũng của những anh hùng liệt nữ khai dựng đất nước Việt Nam. Giờ đây chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để đem lại tự do, dân chủ và phúc lợi cho toàn dân, nhất là không để ngoại bang tiếp tục chiếm lấn lãnh thổ. Đây cũng là cơ hội để nhắc nhớ, nhắn nhủ thế hệ con cháu, không bao giờ quên lãng công đức các đấng tiền nhân. Thế hệ kế tiếp có nhiều khả năng, tiềm lực , nếu tất cả cùng một lòng, chắc chắn sẽ đạt được thành quả nhanh chóng trong việc kiến tạo một nước VN dân chủ , phú cường, làm sáng danh Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
Sau đó quý thượng khách được mời lên dâng hương trước bàn thờ . Ông Nguyễn Văn Thìn trong quốc phục, trang trọng đọc văn tế trong lúc mọi người trong hội trường cùng đứng lên thành khẩn hướng về lễ đài.
Sau đó Bà Nguyễn Thị Thành thay mặt Ban Tổ Chức đọc tiểu sử và ý nghĩa ngày lễ tưởng niệm này.
Với hòa ước do Pháp áp đặt năm 1862, Vua Tự Đức phải nhượng ba tỉnh miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho Pháp , khiến lòng dân cực kỳ phẫn nộ . Hưởng ứng phong trào Cần Vương, sĩ phu khắp nơi tự động đứng lên phất cờ khởi nghĩa, chống ngoại xâm. Ở Gò Công có Ngài Trương Công Định, Mỹ Tho có Thủ Khoa Huân, Đồng Tháp có Võ Duy Dương..và ở một làng bé nhỏ thuộc Mỹ Tho, có một nho sinh tục danh là Phạm Văn Lịch, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan , đã cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm đứng lên chiêu tập nghĩa binh , đánh phá, ngăn chặn thực dân Pháp xâm lăng.
Một trong những chiến công của Ngài là thiêu rụi chiến thuyền Esperance của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo. Vua Tự Đức được tin thắng trận , ra mật chiếu phong Ngài chức "Lãnh Binh" và đổi họ Ngài là họ "Nguyễn" (theo dòng tộc nhà Nguyễn) và tên của Ngài là "Trung Trực", từ đó Ngài có tên là "Nguyễn Trung Trực". Chiến công rực rỡ thứ hai của Ngài là chiếm trọn thành lủy Kiên Giang. Chẳng bao lâu với vũ khí tối tân giặc Pháp chiếm lại thành, Ngài phải tản quân ra Phú Quốc và vùng núi non hiểâm trở Long Xuyên. Sau đó giặc Pháp dở trò đê hèn, cho bắt mẹ của Ngài cùng thân nhân của những nghĩa binh và dân chúng quanh vùng, cùm trói, treo ngược trên ngọn cây, buộc Ngài phải ra hàng nếu không sẽ giết sạch. Đau lòng trước nghịch cảnh, và lúc bấy giờ triều đình bị uy hiếp, đã ra chiếu chỉ kêu gọi giải tán nghĩa binh khắp nơi, cuối cùng Ngài đành nạp mình cho giặc, chịu chết thay thế cho dân lành vô tội cũng như cho mẫu thân.
Ngày 27 tháng 10, 1868 (nhằm 28 tháng 8 âm lịch năm Nhâm Tuất) giặc Pháp đem Ngài về Kiên Giang xử trãm, với mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần nghĩa binh còn tản mát quanh vùng. Ngài hiên ngang bước lên pháp trường, ngưởng cổ chờ chết, khí phách hùng anh , can cường của Ngài khiến cho đao phủ nhiều lần chùn tay.. Đầu Ngài rơi nhưng ánh mắt còn long lanh sáng ngời, gây xúc động mãnh liệt trong dân chúng. Vì vậy cùng lúc đó có nhiều nghĩa binh và dân làng tự sát theo Ngài. Nghe tin Ngài thọ tử Vua Tự Đức phong Ngài chức "Thượng Đẳng Đại Thần".
Được biết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đặc biệt sùng kính Ngài bởi lẽ lúc di quân về vùng Tà Niên, Ngài có dịp giao tiếp với các cao đồ trong tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, sau đó Ngài quy ngưỡng giáo lý "Tu nhân Học Phật", tức là vừa đấu tranh chống ngoại xâm, vừa tinh tấn tu tập để tiến đến cứu cánh giải thoát. Ngài cũng là một trong mười hai vị hiền thủ, đạo cao, đức trọng của tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng, là tiền thân của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Danh hiệu của Ngài đã được Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đưa vào bài nguyện trước ngôi Tam Bảo hằng đêm của người tín đồ. Đức Huỳnh Giáo Chủ còn lấy danh hiệu Ngài để đặt tên cho một lực lượng quân sự của Phật Giáo Hòa Hảo trong lúc kháng Pháp, nhằm để noi theo chí khí hùng anh và tinh thần bất khuất của Ngài.
Công nghiệp của Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực rất hiển hách, đức trung, hiếu, nhân , trí, dũng đều vẹn toàn, đạo hạnh lại cao siêu. Đó là lý do người tín đồ PGHH sùng kính Ngài và Giáo Hội PGHH hằng năm đều tổ chức lễ tưởng niệm Ngài cùng chư vị anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân.
Trong dịp này ông Nguyễn Đăng Vinh, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương - Hải Ngoại - Giáo Hội PGHH phát biểu cảm tưởng, ông nhắc lại lời kêu gọi của Đức Giáo Chủ Đạo Hòa Hảo trong văn tế chiến sĩ trận vong tại Vườn Thơm ngày 1 tháng 10, 1946:
"Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, Người sống còn tái tiếp noi gương" .
Thế nên trước họa Cộng Sản độc tài , đảng trị còn nặng nề , ác độc gắp trăm lần họa thực dân Pháp . Thế hệ chúng ta và con em chúng ta hẳn nhiên phải có trách nhiệm giải trừ chế độ của tập đoàn CSVN hầu đem lại thanh bình, ấm no, hạnh phúc lại cho đồng bào từ Bắc chí Nam .
Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của nhiều quan khách và đồng hương lễ bái. Chương trình được chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày.
"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần."
(Thơ Huỳnh mẫn Đạt)
Ở lễ đài có bàn thờ với đèn nến sáng choang, trầm hương nghi ngút và hình Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực , rất trang nghiêm. Hiện diện có khoảng ba trăm quan khách tham dự, trong đó có Ông Nguyễn Đăng Vinh, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương - Hải Ngoại - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh, Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Mục Sư Huỳnh Minh Mẫn, Cụ Giáp Ngọc Phúc, cựu Chủ Tịch CĐVN/HTĐ cùng nhiều đại diện các tôn giáo, đảng phái chính trị, các hội ái hữu, từ thiện và các cơ quan truyền thông báo chí.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ Mỹ , Việt và một phút mặc niệm ông Huỳnh Văn Hiệp , Phó Hội Trưởng GHPGHH/HN có lời chào mừng quan khách. Ông nói sự hiện diện đông đảo của quý quan khách nói lên tinh thần kính mến, quý trọng những anh hùng vị quốc vong thân cũng như đối với vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực, mà dân gian miền Tây xem như là một Thánh sống.
Ông Huỳnh Văn Hiệp cho biết, Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực là một công thần bảo vệ đất nước, lúc sinh tiền Ngài thể hiện vẹn toàn công đức Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Ngày nay thể xác Ngài tuy đã mất hẳn, nhưng Ngài thường hóa hiện che chở đồng bào , do đó Ngài được xem như là một hiển Thánh, dân chúng lập bàn thờ để tỏ lòng sùng kính Ngài ở nhiều nơi như Rạch Giá, Long Kiến, Tân An..Đặc biệt ở Rạch Giá, hằng năm cứ đến ngày tưởng niệm Ngài có hằng trăm ngàn đồng bào đến lễ bái.
Ông Huỳnh Văn Hiệp nói tiếp, chúng ta là những hậu duệ, có bổn phận phải nêu cao tinh thần anh dũng của những anh hùng liệt nữ khai dựng đất nước Việt Nam. Giờ đây chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để đem lại tự do, dân chủ và phúc lợi cho toàn dân, nhất là không để ngoại bang tiếp tục chiếm lấn lãnh thổ. Đây cũng là cơ hội để nhắc nhớ, nhắn nhủ thế hệ con cháu, không bao giờ quên lãng công đức các đấng tiền nhân. Thế hệ kế tiếp có nhiều khả năng, tiềm lực , nếu tất cả cùng một lòng, chắc chắn sẽ đạt được thành quả nhanh chóng trong việc kiến tạo một nước VN dân chủ , phú cường, làm sáng danh Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
Sau đó quý thượng khách được mời lên dâng hương trước bàn thờ . Ông Nguyễn Văn Thìn trong quốc phục, trang trọng đọc văn tế trong lúc mọi người trong hội trường cùng đứng lên thành khẩn hướng về lễ đài.
Sau đó Bà Nguyễn Thị Thành thay mặt Ban Tổ Chức đọc tiểu sử và ý nghĩa ngày lễ tưởng niệm này.
Với hòa ước do Pháp áp đặt năm 1862, Vua Tự Đức phải nhượng ba tỉnh miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho Pháp , khiến lòng dân cực kỳ phẫn nộ . Hưởng ứng phong trào Cần Vương, sĩ phu khắp nơi tự động đứng lên phất cờ khởi nghĩa, chống ngoại xâm. Ở Gò Công có Ngài Trương Công Định, Mỹ Tho có Thủ Khoa Huân, Đồng Tháp có Võ Duy Dương..và ở một làng bé nhỏ thuộc Mỹ Tho, có một nho sinh tục danh là Phạm Văn Lịch, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan , đã cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm đứng lên chiêu tập nghĩa binh , đánh phá, ngăn chặn thực dân Pháp xâm lăng.
Một trong những chiến công của Ngài là thiêu rụi chiến thuyền Esperance của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo. Vua Tự Đức được tin thắng trận , ra mật chiếu phong Ngài chức "Lãnh Binh" và đổi họ Ngài là họ "Nguyễn" (theo dòng tộc nhà Nguyễn) và tên của Ngài là "Trung Trực", từ đó Ngài có tên là "Nguyễn Trung Trực". Chiến công rực rỡ thứ hai của Ngài là chiếm trọn thành lủy Kiên Giang. Chẳng bao lâu với vũ khí tối tân giặc Pháp chiếm lại thành, Ngài phải tản quân ra Phú Quốc và vùng núi non hiểâm trở Long Xuyên. Sau đó giặc Pháp dở trò đê hèn, cho bắt mẹ của Ngài cùng thân nhân của những nghĩa binh và dân chúng quanh vùng, cùm trói, treo ngược trên ngọn cây, buộc Ngài phải ra hàng nếu không sẽ giết sạch. Đau lòng trước nghịch cảnh, và lúc bấy giờ triều đình bị uy hiếp, đã ra chiếu chỉ kêu gọi giải tán nghĩa binh khắp nơi, cuối cùng Ngài đành nạp mình cho giặc, chịu chết thay thế cho dân lành vô tội cũng như cho mẫu thân.
Ngày 27 tháng 10, 1868 (nhằm 28 tháng 8 âm lịch năm Nhâm Tuất) giặc Pháp đem Ngài về Kiên Giang xử trãm, với mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần nghĩa binh còn tản mát quanh vùng. Ngài hiên ngang bước lên pháp trường, ngưởng cổ chờ chết, khí phách hùng anh , can cường của Ngài khiến cho đao phủ nhiều lần chùn tay.. Đầu Ngài rơi nhưng ánh mắt còn long lanh sáng ngời, gây xúc động mãnh liệt trong dân chúng. Vì vậy cùng lúc đó có nhiều nghĩa binh và dân làng tự sát theo Ngài. Nghe tin Ngài thọ tử Vua Tự Đức phong Ngài chức "Thượng Đẳng Đại Thần".
Được biết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đặc biệt sùng kính Ngài bởi lẽ lúc di quân về vùng Tà Niên, Ngài có dịp giao tiếp với các cao đồ trong tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, sau đó Ngài quy ngưỡng giáo lý "Tu nhân Học Phật", tức là vừa đấu tranh chống ngoại xâm, vừa tinh tấn tu tập để tiến đến cứu cánh giải thoát. Ngài cũng là một trong mười hai vị hiền thủ, đạo cao, đức trọng của tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng, là tiền thân của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Danh hiệu của Ngài đã được Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đưa vào bài nguyện trước ngôi Tam Bảo hằng đêm của người tín đồ. Đức Huỳnh Giáo Chủ còn lấy danh hiệu Ngài để đặt tên cho một lực lượng quân sự của Phật Giáo Hòa Hảo trong lúc kháng Pháp, nhằm để noi theo chí khí hùng anh và tinh thần bất khuất của Ngài.
Công nghiệp của Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực rất hiển hách, đức trung, hiếu, nhân , trí, dũng đều vẹn toàn, đạo hạnh lại cao siêu. Đó là lý do người tín đồ PGHH sùng kính Ngài và Giáo Hội PGHH hằng năm đều tổ chức lễ tưởng niệm Ngài cùng chư vị anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân.
Trong dịp này ông Nguyễn Đăng Vinh, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương - Hải Ngoại - Giáo Hội PGHH phát biểu cảm tưởng, ông nhắc lại lời kêu gọi của Đức Giáo Chủ Đạo Hòa Hảo trong văn tế chiến sĩ trận vong tại Vườn Thơm ngày 1 tháng 10, 1946:
"Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, Người sống còn tái tiếp noi gương" .
Thế nên trước họa Cộng Sản độc tài , đảng trị còn nặng nề , ác độc gắp trăm lần họa thực dân Pháp . Thế hệ chúng ta và con em chúng ta hẳn nhiên phải có trách nhiệm giải trừ chế độ của tập đoàn CSVN hầu đem lại thanh bình, ấm no, hạnh phúc lại cho đồng bào từ Bắc chí Nam .
Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của nhiều quan khách và đồng hương lễ bái. Chương trình được chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày.
"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần."
(Thơ Huỳnh mẫn Đạt)
Gửi ý kiến của bạn