Hôm nay,  

Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Jimmy Carter: Tôn Vinh Nhân Cách Và Tính Nhân Bản

12/01/202500:55:00(Xem: 4261)

jimmy carter
Một số người tham dự chương trình tri ân & tưởng niệm cố Tổng Thống Jimmy Carter do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM) tổ chức vào sáng ngày Thứ Năm 9 Tháng 1 Năm 2025 tại Lavender’s Hall có nhận xét rằng đây là một sự kiện cộng đồng có nhiều điểm đặc biệt. Buổi lễ bắt đầu gần như đúng giờ, và chỉ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ. Đây là một sự kiện cộng đồng hiếm hoi không mang màu sắc đảng phái, tôn giáo. Trong hơn sáu mươi phút, những người tham dự tỏ lòng ngưỡng mộ nhân cách và lòng thương người của Tổng Thống Jimmy Carter, người được xem là vị ân nhân vĩ đại của cộng đồng người Việt tị nạn.

 

Trong một đoạn phim tóm lược tiểu sử của Tổng Thống Jimmy Carter, ban tổ chức tóm tắt những việc làm mà ông đã làm cho cộng đồng người Việt tị nạn. Ông lãnh đạo nước Mỹ từ năm 1977 đến 1980, là giai đoạn làn sóng người tị nạn Đông Nam Á (chủ yếu là người Việt Nam) đang dâng cao hơn bao giờ hết, trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo thu hút sự chú ý toàn thế giới. Bất chấp xu hướng không chấp nhận người tị nạn Việt Nam của người dân Mỹ vào thời điểm đó, Tổng Thống Carter liên tiếp có những hành động để giúp đỡ người tị nạn. Vào năm 1977, ông ký đạo luật HR7769, cho phép người Việt tị nạn được chuyển từ tình trạng tạm dung sang qui chế tị nạn, chính thức được công nhận là thường trú nhân, để sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Vào năm 1978, ông ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt hoặc hỗ trợ những con thuyền vượt biên của người Việt. Đến năm 1979, ông vận động Quốc Hội thông qua Dự Luật Tị Nạn, để chính ông ký thành luật vào năm 1980. Đạo luật này cho phép tăng gấp ba lần số người tị nạn Đông Dương được nhận vào Hoa Kỳ hằng năm. Nó cũng là cơ sở pháp lý của những chương trình cho phép người Việt Nam được chính thức đi định cư tại Hoa Kỳ, trong đó có chương trình ra đi có trật tự (ODP) bao gồm chương trình HO…

 

Để bảo vệ cho những quyết định nhận người tị nạn Việt Nam của mình, Tổng Thống Carter từng phát biểu rằng người Việt Nam đã từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ là những người đáng thương, tìm đến Hoa Kỳ vì ở quê hương họ bị tước đoạt tất cả các quyền con người. Nhưng ông thấy ở họ một tinh thần phấn đấu đáng khen ngợi, có tinh thần tự lập, sẽ không phải là gánh nặng của nước Mỹ. Hàng triệu người Việt ngày đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã đến quê hương mới này thông qua những chương trình của Tổng Thống Carter. Gọi ông là đại ân nhân không có gì quá đáng.

 

Lòng thương yêu con người của Tổng Thống Jimmy Carter đã phải trả giá bằng sự nghiệp chính trị, khi ông ký Đạo Luật Tị Nạn vào đúng năm bầu cử 1980. Các cuộc thăm dò vào thời đó cho thấy 62% người dân Mỹ không tán thành Đạo Luật Tị Nạn; 57% phản đối chính sách nhập cư của ông. Thất cử vào năm đó, ông trở về làm công dân thường cũng với một tấm lòng nhân bản như thế, tiếp tục thực hiện những công việc vì hòa bình, vị nhân sinh. Ông nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 2022.


Ông Châu Thụy, giám đốc điều hành VHM, trong bài diễn văn tuyên bố lý do tổ chức buổi lễ nói rằng nhiều người có mặt trong buổi tưởng niệm hôm đó đã đến Mỹ, trở thành công dân Mỹ là nhờ ông Carter. Ông nhớ lại vào cuối thập niên 1970s khi còn ở Việt Nam, ông thường nghe lén đài VOA, BBC, biết được tin Đệ Thất Hạm Đội nay đang cứu vớt thuyền nhân trên biển. Nhờ vậy mà ông đã quyết tâm vượt biên để tìm đến bến bờ tự do. Ông Jimmy Carter xứng đáng là sứ giả của tình nhân loại.

 

Để thay lời cảm tạ, đạo diễn Đức Nguyễn thực hiện một đoạn video ngắn thật cảm động. Ông nhắc lại cuộc hành vượt biển đầy may mắn của mình, chỉ kéo dài trong bốn ngày, và được tàu hải quân Hoa Kỳ USS Long Beach vớt. Thời đó, thuyền nhân gặp tàu hải quân Mỹ giống như được trúng số, vì nghiễm nhiên sẽ được đi định cư ở Mỹ. Trong đoạn video có hình ảnh những đứa trẻ chơi đùa với lính hải quân trên tàu. Đạo diễn Đức Nguyễn kể lại thời được tàu Mỹ cứu ông còn bé xíu. Lính Mỹ hỏi ông muốn được ăn một ngày mấy bữa, ông trả lời “bốn”. Nhưng chỉ sau một ngày, ông nói hai là đủ rồi. Đó là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông. Từ địa ngục lên đến thiên đường chỉ trong một khoảnh khắc. Cuối đoạn video hiện lên những giòng chữ đánh máy: “I’m here because of this man’s heart… Thank you Mr.President…”

 

Nhạc sĩ Nam Lộc phát biểu rằng mình có may mắn được phục vụ trong chương trình trợ giúp người tị nạn Việt Nam ngay từ năm 1975. Ông được ký hợp đồng làm việc với chương trình này từ tháng 12 1975 đến tháng 12 1976. Thời đó người Mỹ không thích người tị nạn; chương trình trợ giúp người định cư chỉ dự định thực hiện trong một năm. Trong khi làn sóng người vượt biển thì cứ tăng dần: 5,000 người đến được các trại tị nạn trong năm 1976; 16,000 trong năm 1977; 86,000 trong năm 1978…

 

Nhạc sĩ Nam Lộc nhớ lại trước tình cảnh đồng bào của mình vượt biển ngày càng nhiều trong khi nước Mỹ thì chưa sẵn sàng đón nhận, người Việt ở Washington DC đã tổ chức biểu tình ở trước Tòa Bạch Ốc. Đích thân Tổng Thống Jimmy Carter ra tiếp người biểu tình, lắng nghe nguyện vọng của họ. Cũng có thể từ đó mà các quyết định liên quan đến việc tiếp nhận người Việt tị nạn được bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.

 

Đạo Luật Tị Nạn xóa bỏ qui định những người Việt đã từng nhận trợ cấp xã hội sẽ không được thay đổi tình trạng di trú để trở thành thường trú nhân. Qui định này đã giúp hàng trăm ngàn người Việt tị nạn trở thành công dân Hoa Kỳ. Cũng lấy cảm hứng từ tấm lòng nhân từ đối với người tị nạn của Tổng Thống Jimmy Carter, từ năm 1977 bà Khúc Minh Thơ đã thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, vận động trong nhiều năm để các cựu tù nhân chính trị và gia đình được đến định cư ở Hoa Kỳ. Tấm lòng nhân từ không có màu sắc đảng phái. Ông Nam Lộc nói đi dự đám tang của Tổng Thống Carter có nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ; hy vọng họ sẽ học được phần nào về nhân cách của con người đáng kính trọng này.


Trước khi chương trình kết thúc bằng lễ thắp nến cho Tổng Thống Jimmy Carter, Nhạc sĩ Nam Lộc hát lại ca khúc Người Di Tản Buồn mà ông sáng tác trong giai đoạn người Việt bỏ nước ra đi ở cao trào vào cuối thập niên 1970s. Nghe ca khúc này trong buổi lễ tưởng nhớ đến vị ân nhân của người Việt tị nạn mà cảm thấy nao lòng:

Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...

Hưng & Nam Lộc
Nhạc sĩ Nam Lộc trình bày ca khúc Người Di Tản Buồn. (Ảnh: Việt Báo)

 

Doãn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Ung Thư Việt Mỹ kính mời quý đồng hương cùng tham gia các sinh hoạt sắp tới: 1.Lớp Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng: Quý Vị Không Đơn Độc - Quản Lý Cảm Xúc Buồn Bã vào Thứ Ba, 24 tháng 6, 2025, 2:30 PM - 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Quý vị có thể ghi danh qua trang mạng: https://tinyurl.com/communitywellnesslab. 2.Thuyết trình: Tâm Khỏe do Bác sĩ Xuyến Đông trình bày vào Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2025, 4 PM - 6 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Quý vị có thể ghi danh qua trang mạng: https://tinyurl.com/MonthlyWorkshop2025. 3.Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh Thức Pháp vào Thứ Bảy, ngày 28 tháng 6, và Chủ Nhật, ngày 29 tháng 6, 2025, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 4.Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 1 tháng 7, 2025, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5.Thuyết trình: Phương Cách Sống Để Cơ Thể và Não Bộ Được Lành Mạnh vào Thứ Ba, 1 tháng 7, 2025, 11 AM - 12:30 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Dạ Khúc Tình Ca” sẽ được tổ chức vào lúc 7 giờ tối ngày Chủ Nhật 20 tháng Bảy, 2025 tới đây trên sân khấu Pechanga Theater. Trong không gian ấm cúng quen thuộc của rạp Pechanga, khán giả sẽ lại có dịp được MC Hoài Tâm duyên dáng đưa khán giả bước vào một buổi chiều âm nhạc đầy ắp âm thanh tuyệt vời của những ca khúc tình yêu, những nhạc phẩm trữ tình làm mê đắm tâm hồn người thưởng thức trong buổi chiều tà. “Dạ Khúc Tình Ca” là những lời ngợi ca tình yêu trong cuộc đời, trong con tim mỗi người chúng ta. Trong chương trình ca nhạc này, MC Hoài Tâm sẽ mời quý khán thính giả hội ngộ cùng những giọng ca rất quen thuộc với khách mộ điệu của thế giới âm nhạc trẻ sau này.
Hôm Thứ Hai 23 Tháng Sáu, các công ty bảo hiểm lớn nhất Hoa Kỳ đã đồng ý làm đơn giản lại hệ thống phê duyệt phức tạp của họ. Quyết định này diễn ra sau gần bảy tháng sau vụ bắn chết Giám Đốc Điều Hành một công ty bảo hiểm tại New York, làm cho dư luận bắt đầu chú ý rộng rãi đến việc các công ty bảo hiểm y tế từ chối hoặc trì hoãn việc chăm sóc theo yêu cầu của bác sĩ. Hàng chục công ty bảo hiểm, bao gồm Cigna, Aetna, Humana và UnitedHealthcare, đã đồng ý một số biện pháp, bao gồm bỏ bớt các thủ tục y tế cần phê duyệt và chấp thuận trước. Các công ty bảo hiểm cũng cam kết sử dụng ngôn ngữ rõ ràng khi giao tiếp với bệnh nhân và hứa rằng các chuyên gia y tế sẽ xem xét các từ chối bảo hiểm.
Tại Vietlife TV 15609 Beach Blvd, Thành Phố Westminster vào trưa Thứ Bảy ngày 21 tháng 6 năm 2025, Khu Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nam California và Đoàn Thanh Sinh Phó Đức Chính đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 95 Anh Hùng Liệt Nữ Yên Báy. Điều hợp chương trình do MC Nam Yến. Tham dự buổi lễ ngoài quý Đảng Viên Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có một số quý vị đại diện các Đảng phái chính trị tại địa phương, cộng đồng Việt Nam Nam California, Cụ Vũ Hoàng, một số các cơ quan truyền thông… Đến từ Texas có Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Ông bà Bác Sĩ Trần Quốc Hưng (trong Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam).
Tại phòng hội Phòng Thương Mại Thành Phố Westminster 14491 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 6 giờ chiếu Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2025 một buổi Lễ tưởng niệm Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt đã được các thân hữu tổ chức. Buổi lễ do ông Larry Nguyễn, giám đốc Trung Tâm Chăm Sóc Người Cao Niên Sacramento (cơ quan bảo trợ), Luật Sư Đỗ Thái Nhiên trưởng ban tổ chức, điều hợp chương trình buổi lễ do MC. Nancy Nguyễn cùng nhóm thân hữu trong ban tổ chức có: Trần Trung Đạo, Larry Nguyễn, Trần Minh Phương, Nguyễn Thanh Hà, Cao Minh Châu, Vũ Đan Thy, Trần Anh, Nancy Nguyễn, Trần Minh Khôi, Tạ Văn Thành…
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 5 giờ chiều thứ Sáu ngày 20 tháng Sáu năm 2025, như thông lệ hằng năm vào ngày 19 tháng sáu, Biệt Đội Văn Nghệ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do chiến hữu Vũ Long Sơn Hải, Biệt Đội Trưởng và Nhà báo Du Miên, Giám Đốc Thư Viện, Bảo Tàng Viện Việt Nam đứng ra tổ chức đêm văn nghệ tưởng niệm Ngày Quân Lực 19-6 và vinh danh QLVNCH.
Trong không khí khắp nơi đang tưng bừng tổ chức những buổi lễ chào đón ngày Father's Day tức ngày Lễ dành cho Cha, tôi đến tham dự buổi Lễ cho Cha được tổ chức ở Trung Tâm Hoàn Nhiên. Bầu không khí vui tươi, thân mật, ấm cúng và tràn ngập yêu thương ở đây, khiến tôi thấy thật gần gũi với mọi người và bùi ngùi nhớ tới người cha đã khuất của mình. Không đông đảo, lộng lẫy, đầy hoa và thức ăn tràn ngập như hôm Lễ Mother's Day được tổ chức trước đây, buổi lễ hôm nay cũng vui tươi, đầy tiếng cười nhưng đằm thắm và sâu lắng hơn.
Nhà văn Thảo Trường (1936–2010) qua đời đã 15 năm.Thân hữu và gia đình nhà văn Thảo Trường trân trọng kính mời quý bạn đến tham dự buổi ra mắt bốn tác phẩm vừa tái xuất bản của nhà văn Thảo Trường: Hà Nội Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; và Lá Xanh. Chương trình do Đinh Quang Anh Thái điều hợp, với các diễn giả: giáo sư Trần Huy Bích, giáo sư Trần Chấn Trí; nhà văn Đặng Thơ Thơ và phần đọc trích chuyện, và chia sẻ ký ức về Thảo Trường.
Sáng Chủ Nhật ngày 15 tháng 6 năm 2025 tại Hội Quán PGH 2114 W. McFadden Ave, Santa Ana, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California đã long trọng tổ chức đại lễ kỷ niệm 86 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền đạo. Buổi lễ được bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng, các thanh, thiếu niên PGHH lên trước lễ đài hát quốc ca và sau đó có phút mặc niệm tưởng nhớ công đức tiền nhân, anh hùng liệt nữ, các chiến sĩ QL/VNCH đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do từ sau ngày 30.4.1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.