Hôm nay,  

Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Jimmy Carter: Tôn Vinh Nhân Cách Và Tính Nhân Bản

12/01/202500:55:00(Xem: 3702)

jimmy carter
Một số người tham dự chương trình tri ân & tưởng niệm cố Tổng Thống Jimmy Carter do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM) tổ chức vào sáng ngày Thứ Năm 9 Tháng 1 Năm 2025 tại Lavender’s Hall có nhận xét rằng đây là một sự kiện cộng đồng có nhiều điểm đặc biệt. Buổi lễ bắt đầu gần như đúng giờ, và chỉ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ. Đây là một sự kiện cộng đồng hiếm hoi không mang màu sắc đảng phái, tôn giáo. Trong hơn sáu mươi phút, những người tham dự tỏ lòng ngưỡng mộ nhân cách và lòng thương người của Tổng Thống Jimmy Carter, người được xem là vị ân nhân vĩ đại của cộng đồng người Việt tị nạn.

 

Trong một đoạn phim tóm lược tiểu sử của Tổng Thống Jimmy Carter, ban tổ chức tóm tắt những việc làm mà ông đã làm cho cộng đồng người Việt tị nạn. Ông lãnh đạo nước Mỹ từ năm 1977 đến 1980, là giai đoạn làn sóng người tị nạn Đông Nam Á (chủ yếu là người Việt Nam) đang dâng cao hơn bao giờ hết, trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo thu hút sự chú ý toàn thế giới. Bất chấp xu hướng không chấp nhận người tị nạn Việt Nam của người dân Mỹ vào thời điểm đó, Tổng Thống Carter liên tiếp có những hành động để giúp đỡ người tị nạn. Vào năm 1977, ông ký đạo luật HR7769, cho phép người Việt tị nạn được chuyển từ tình trạng tạm dung sang qui chế tị nạn, chính thức được công nhận là thường trú nhân, để sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Vào năm 1978, ông ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt hoặc hỗ trợ những con thuyền vượt biên của người Việt. Đến năm 1979, ông vận động Quốc Hội thông qua Dự Luật Tị Nạn, để chính ông ký thành luật vào năm 1980. Đạo luật này cho phép tăng gấp ba lần số người tị nạn Đông Dương được nhận vào Hoa Kỳ hằng năm. Nó cũng là cơ sở pháp lý của những chương trình cho phép người Việt Nam được chính thức đi định cư tại Hoa Kỳ, trong đó có chương trình ra đi có trật tự (ODP) bao gồm chương trình HO…

 

Để bảo vệ cho những quyết định nhận người tị nạn Việt Nam của mình, Tổng Thống Carter từng phát biểu rằng người Việt Nam đã từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ là những người đáng thương, tìm đến Hoa Kỳ vì ở quê hương họ bị tước đoạt tất cả các quyền con người. Nhưng ông thấy ở họ một tinh thần phấn đấu đáng khen ngợi, có tinh thần tự lập, sẽ không phải là gánh nặng của nước Mỹ. Hàng triệu người Việt ngày đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã đến quê hương mới này thông qua những chương trình của Tổng Thống Carter. Gọi ông là đại ân nhân không có gì quá đáng.

 

Lòng thương yêu con người của Tổng Thống Jimmy Carter đã phải trả giá bằng sự nghiệp chính trị, khi ông ký Đạo Luật Tị Nạn vào đúng năm bầu cử 1980. Các cuộc thăm dò vào thời đó cho thấy 62% người dân Mỹ không tán thành Đạo Luật Tị Nạn; 57% phản đối chính sách nhập cư của ông. Thất cử vào năm đó, ông trở về làm công dân thường cũng với một tấm lòng nhân bản như thế, tiếp tục thực hiện những công việc vì hòa bình, vị nhân sinh. Ông nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 2022.


Ông Châu Thụy, giám đốc điều hành VHM, trong bài diễn văn tuyên bố lý do tổ chức buổi lễ nói rằng nhiều người có mặt trong buổi tưởng niệm hôm đó đã đến Mỹ, trở thành công dân Mỹ là nhờ ông Carter. Ông nhớ lại vào cuối thập niên 1970s khi còn ở Việt Nam, ông thường nghe lén đài VOA, BBC, biết được tin Đệ Thất Hạm Đội nay đang cứu vớt thuyền nhân trên biển. Nhờ vậy mà ông đã quyết tâm vượt biên để tìm đến bến bờ tự do. Ông Jimmy Carter xứng đáng là sứ giả của tình nhân loại.

 

Để thay lời cảm tạ, đạo diễn Đức Nguyễn thực hiện một đoạn video ngắn thật cảm động. Ông nhắc lại cuộc hành vượt biển đầy may mắn của mình, chỉ kéo dài trong bốn ngày, và được tàu hải quân Hoa Kỳ USS Long Beach vớt. Thời đó, thuyền nhân gặp tàu hải quân Mỹ giống như được trúng số, vì nghiễm nhiên sẽ được đi định cư ở Mỹ. Trong đoạn video có hình ảnh những đứa trẻ chơi đùa với lính hải quân trên tàu. Đạo diễn Đức Nguyễn kể lại thời được tàu Mỹ cứu ông còn bé xíu. Lính Mỹ hỏi ông muốn được ăn một ngày mấy bữa, ông trả lời “bốn”. Nhưng chỉ sau một ngày, ông nói hai là đủ rồi. Đó là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông. Từ địa ngục lên đến thiên đường chỉ trong một khoảnh khắc. Cuối đoạn video hiện lên những giòng chữ đánh máy: “I’m here because of this man’s heart… Thank you Mr.President…”

 

Nhạc sĩ Nam Lộc phát biểu rằng mình có may mắn được phục vụ trong chương trình trợ giúp người tị nạn Việt Nam ngay từ năm 1975. Ông được ký hợp đồng làm việc với chương trình này từ tháng 12 1975 đến tháng 12 1976. Thời đó người Mỹ không thích người tị nạn; chương trình trợ giúp người định cư chỉ dự định thực hiện trong một năm. Trong khi làn sóng người vượt biển thì cứ tăng dần: 5,000 người đến được các trại tị nạn trong năm 1976; 16,000 trong năm 1977; 86,000 trong năm 1978…

 

Nhạc sĩ Nam Lộc nhớ lại trước tình cảnh đồng bào của mình vượt biển ngày càng nhiều trong khi nước Mỹ thì chưa sẵn sàng đón nhận, người Việt ở Washington DC đã tổ chức biểu tình ở trước Tòa Bạch Ốc. Đích thân Tổng Thống Jimmy Carter ra tiếp người biểu tình, lắng nghe nguyện vọng của họ. Cũng có thể từ đó mà các quyết định liên quan đến việc tiếp nhận người Việt tị nạn được bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.

 

Đạo Luật Tị Nạn xóa bỏ qui định những người Việt đã từng nhận trợ cấp xã hội sẽ không được thay đổi tình trạng di trú để trở thành thường trú nhân. Qui định này đã giúp hàng trăm ngàn người Việt tị nạn trở thành công dân Hoa Kỳ. Cũng lấy cảm hứng từ tấm lòng nhân từ đối với người tị nạn của Tổng Thống Jimmy Carter, từ năm 1977 bà Khúc Minh Thơ đã thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, vận động trong nhiều năm để các cựu tù nhân chính trị và gia đình được đến định cư ở Hoa Kỳ. Tấm lòng nhân từ không có màu sắc đảng phái. Ông Nam Lộc nói đi dự đám tang của Tổng Thống Carter có nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ; hy vọng họ sẽ học được phần nào về nhân cách của con người đáng kính trọng này.


Trước khi chương trình kết thúc bằng lễ thắp nến cho Tổng Thống Jimmy Carter, Nhạc sĩ Nam Lộc hát lại ca khúc Người Di Tản Buồn mà ông sáng tác trong giai đoạn người Việt bỏ nước ra đi ở cao trào vào cuối thập niên 1970s. Nghe ca khúc này trong buổi lễ tưởng nhớ đến vị ân nhân của người Việt tị nạn mà cảm thấy nao lòng:

Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...

Hưng & Nam Lộc
Nhạc sĩ Nam Lộc trình bày ca khúc Người Di Tản Buồn. (Ảnh: Việt Báo)

 

Doãn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.