Hôm nay,  

Chương Trình HOPE Của AAPI Equity Alliance Giúp Cộng Đồng Gốc Á Vượt Qua Nạn Phân Biệt Chủng Tộc

05/06/202421:34:00(Xem: 2098)
EMS briefing may 31 michelle wong
Diễn giả Michelle Wong


Los Angeles (VB) – Vào trưa ngày 31/06/2024, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) kết hợp với AAPI Equity Alliance đã có cuộc họp báo trên mạng, nhằm giới thiệu chương trình thí điểm ở Quận Hạt Los Angeles, nhằm chữa lành vết thương do tệ nạn phân biệt, thù ghét chủng tộc gây ra đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.


Những diễn giả chính của buổi họp báo:

Michelle Sewrathan Wong, Giám Đốc Điều Hành Chương Trình, AAPI Equity Alliance

Anne Saw, Ph.D, Phó Giáo Sư Tâm Lý Học, DePaul University  

Xueyou Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Little Tokyo Service Center

Yu Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Asian Pacific Counseling & Treatment Center

Joann Won, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Korean Youth & Community Center


Chương trình HOPE (Healing Our People Through Engagement) do AAPI Equity Alliance chủ trì với sự hợp tác của các tổ chức cộng đồng gốc Á. Theo bà Michelle Sewrathan Wong, chương trình HOPE có vai trò quan trọng sau khi cộng đồng AAPI tại khu vực Los Angeles đối diện tệ nạn phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Vào năm 2020, cộng đồng người Mỹ gốc Á phải chịu đựng những sự tàn bạo với quy mô chưa từng thấy. Họ bị các chính trị gia đổ lỗi cho việc lây truyền COVID-19, là mục tiêu của các cuộc tấn công bạo lực. Cộng đồng gốc Á cảm thấy không an toàn, không được chào đón, bị bắt nạt và chế giễu.


Chương trình HOPE được tài trợ bởi Bộ Dịch Vụ Xã Hội California, nhằm chữa lành vết thương thù hận chủng tộc có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á thường ít tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần do sự kỳ thị, cũng như thiếu các nguồn lực phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ.


Tiến sĩ Anne Saw cho biết Chương trình HOPE dựa trên tâm lý học thúc đẩy tiến trình chữa lành thay vì chỉ đối phó với những tác động của nạn phân biệt chủng tộc đối với các cộng đồng da màu. Chữa bệnh triệt để thông qua kết nối với những người khác trong cộng đồng, thu hút sức mạnh từ cộng đồng và văn hóa; thúc đẩy hạnh phúc tập thể, khả năng phục hồi và thay đổi tích cực.


Trong khuôn khổ đó, các tổ chức hợp tác mở ra những trung tâm chữa lành ở Quận Los Angeles, nhằm “khuyến khích những kết nối trung thực xung quanh nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc”. Những không gian này cần thiết để thúc đẩy tiến trình chữa lành, giải quyết cảm giác cô đơn, không tồn tại của người Mỹ gốc Á cảm thấy do phân biệt chủng tộc.


Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng những kết quả mà HOPE mang lại được đánh giá là tích cực, mang đến cho các nạn nhân một không gian nơi họ có thể cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và lắng nghe.


Kể từ năm 2020, hơn 11,000 câu chuyện về sự thù ghét đối với cộng đồng AAPI đã được báo cáo cho Stop AAPI Hate, một tổ chức do AAPI Equity đồng sáng lập. Không chỉ có những vết thương về thể xác, mà cả nỗi đau tinh thần. Càng nghe nhiều câu chuyện, càng thấy rõ rằng cộng đồng gốc Á đang phải hứng chịu sự cô lập, dẫn đến trình trạng lo lắng và trầm cảm. Cảm giác cô đơn khi bị nhổ nước bọt trên xe buýt, bị nghe những lời nói tục tĩu về chủng tộc trong cửa hàng tạp hóa, hoặc bị từ chối phục vụ trong một nhà hàng mà không ai can thiệp.


Chương trình HOPE được thực hiện với năm cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Quận Los Angeles, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình có sự hợp tác của Trung Tâm Dịch Vụ Little Tokyo, Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, Trung Tâm Cộng Đồng + Thanh Niên Koreatown, Search to Involve Filipino,  Dịch Vụ Tư Vấn Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.


Yu Wang, người điều phối HOPE tại Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, cho biết những người Mỹ gốc Hoa tham gia chương trình đã trải qua những kinh nghiệm đau thương. Văn hóa của người Hoa có truyền thống ít chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương, do đó việc nói về những nỗi đau liên quan đến phân biệt chủng tộc là khó khăn. Thông qua HOPE, những người tham gia đang học cách tự hào về bản sắc châu Á, hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ câu chuyện của mình.

EMS briefing may 31 joann won
Diễn giả Joann Won


Joann Won, người điều phối Chương trình HOPE tại Trung tâm Cộng đồng + Thanh niên Koreatown cho biết một người tham gia thuộc thế hệ nhập cư đầu tiên đã kể lại kinh nghiệm về những nỗi đau do bị kỳ thị chủng tộc trong nước mắt. Bà kể về việc phải đối mặt với sự cô lập xã hội, bị chế nhạo vì sự khác biệt về văn hóa và giọng nói. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bà.


AAPI Equity đang thu thập ý kiến từ những người tổ chức và người tham gia HOPE ban đầu, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh chương trình thí điểm cho nhóm thứ hai vào năm 2025. Mục tiêu là sẽ mở rộng sang các cộng đồng người Mỹ gốc Á khác trong tương lai. (VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.