Hôm nay,  

Hát Cho Bạn Tù: Xúc Động, Hát Cho Quê Nhà Đau Thương

02/05/201800:00:00(Xem: 3235)
NHAC 1 Va Co
Nhạc cảnh Vá Cờ Tổ Quốc.


NHAC 2 Co Vang Long Gio
Nhạc cảnh Cờ Vàng Lộng Gió Tung Bay.


NHAC 3 Ngoc Bich
Chị Ngọc Bích với Người ở Lại Charlie.


NHAC 4 Nghiem Phu Phat
Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát xúc động, ngồi bệt xuống.


WESTMINSTER (VB) – Xúc động, ngậm ngùi… vừa cho lịch sử quê nhà, vừa cho các bạn tù đã không trở về. Chương trình Nhạc Chiều 29/4 Hát cho Bạn Tù và  Thân Hữu do nhạc sĩ Nghiêm Đông Quân (Nghiêm Phú Phát) và bạn hữu tổ chức đã để lại các xúc động lớn.

Chương trình tổ chức hôm Chủ Nhật 29/4/2018 tại Thính đường Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, 14550 Magnolia St #205, Westminster CA 92683 đã thành công lớn, nhiều quan khách tới trễ phải đứng phía sau.

Chương trình khởi đầu bằng không khí hào hùng với hai nhạc cảnh nên bậtc hính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa do nhạc sĩ Vũ Hùng biên soạn, và kết thúc với các xúc động không ngăn được, khi nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát ngồi bệt trên sân khấu, và nói rằng không nhớ hết các ca khúc ông đã sáng tác từ trong tù, và để nhớ tới đâu là hát tới đó.

MC Trần Nhật Phong tâm sự khi khởi đầu chương trình rằng vào năm 1975, bản thân anh chỉ mới 7 tuổi, nhưng cả gia đình bị chế độ đối xử phân biệt và anh phải tìm đường vượt biên. Trần Nhật Phong giới thiệu rằng trong khi đó, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát đã là một kỹ sư công chánh của VNCH, bị bắt giam khi các viên chức VNCH bị đưa vào trại giam để trả thù; lúc đó, khi sáng tác nhạc đấu tranh từ trong tù, nhạc sĩ được bạn tù nhớ qua tên mới là nhạc sĩ Nghiêm Đông Quân. Nhiều năm gần đây, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát ký tên Tâm Nguyện khi sáng tác Thiền ca.

Nhiều lá cờ trao cho khán giả trước hai ca khúc của Vũ Hùng -- Vá Cờ Tổ Quốc và Cờ Vàng Lộng Gió Tung Bay – để cùng phất cao theo lời ca tiếng hát của ca khúc thứ nhì.

MC Trần Nhật Phong nói rằng một câu nói lịch sử trong nhiều thâp niên vừa qua là lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.” Và nội dung câu nói đó trở thành nền cho ca khúc Đừng Nghe của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát sáng tác năm 1976, lúc vào tù khoảng nửa năm.

Tuy nhiên, dù ở nơi nào trên thế giới, và dù đang ở tù bị đày đọa, hình ảnh Sài Gòn vẫn là một ký ức về thanh bình, tự do, nơi nhân phẩm con người được tôn trọng. Và đó là lý do nhiều ca khúc về Sài Gòn  luôn luôn được trân quý.

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát có lời dẫn về ca khúc “Hẹn sẽ về Sài Gòn” cũng làm trong tù từ một bài thơ của Nguyễn Thanh Châu, nhưng thi sĩ đang ở Florida, không sang tham dự được. Ca khúc này do tam ca Hoài Hương (Xuân Thanh, Lan Hương, Vũ Hùng) trình diễn.

Hình ảnh xúc động của Sài Gòn tiếp theo được  hát qua các ca khúc  Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng với ca sĩ Kỳ Hương, ca khúc Sài Gòn Trong Trái Tim Tôi do Vũ Hùng sáng tác và trình diễn, ca khúc Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt của Nam Lộc qua giọng ca Bích Liên.

MC Trần Nhật Phong nói rằng ca khúc Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt có ý nghĩa nhất, vì một thành phố Sài Gòn thanh lịch, văn hóa đã biến mất – bây giờ nếu có ai về thăm sẽ thấy một Sài Gòn khác hẳn, một nơi đông chen chúc, kẹt xe thường trực, mùa mưa là lụt lội ngày đêm, sơ hở là bị cướp giựt, cư dân ngoài phố chửi thề ồn ào… cả văn hóa và con người đều khác biệt.

Tiếp theo là ca khúc Nỗi  Đau Trong Tù do Nghiêm Phú Phát sáng tác trong tù năm 1981, qua giọng ca Lan Hương.

Thi sĩ Trần Trung Đạo nổi tiếng với bài “Em Bé và Viên Sỏi,” kể chuyện một em bé ngồi bên bờ biển Palawan, một trai tỵ nạn lớn nhất Philippines giành cho người vượt biên từ Việt Nam. Bài thơ này được nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát phổ nhạc, và ca sĩ Diệu Trang đã trình bày qua giọng ca xúc động với một bé gái ngồi phụ diễn, nghịch các viên sỏi… trong khi gia đình em bé trong bài thơ đã tan biến vào lòng đại dương từ lâu.

Ca khúc Nghĩ Về Quê Hương của nhạc sĩ Lê Vân Tú, do Phương Lan hát, cũng là một nỗi nhớ quê hương thiết tha vô bờ nhìn xa từ hải ngoại, và là một đau đớn khi nhìn về người dân mệt nhọc, xác xơ trong một chế độ độc tài khốc liệt.

Bác sĩ Trương Đình Cường nhắc về một nỗi hiểm nguy cực kỳ lớn của dân tộc: năm 1974, quân CSTQ tấn công và chiếm Hoàng Sa, năm 1979 quân CSTQ xua quân vào nhiều tỉnh phía Bắc VN. Lúc đó, bác sĩ Trương Đình Cường xúc động, viết ca khúc Giọt Máu Quê Hương. Ca khúc này lần nữa được BS hát trong buổi hát cho Tù Nhân và Bạn  Hữu.

Tiếp theo, Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát giới thiệu về người anh thứ nhì là Nghiêm Phú Phương, người gần gũi nhất khi còn niên thiếu của anh, nuôi dưỡng anh. Còn anh cả là Nghiêm Phú Phi dạy đàn cho Nghiêm Phú Phát, nhưng chính Nghiêm Phú Phương là người chăm sóc cho anh Phát, kể cả khi mới đây anh Phát ngả bệnh.

Cũng nên nhắc rằng Nghiêm Phú Phương chính là bác sĩ Francis Nghiêm, năm nay 86 tuổi, là người  đấu tranh chống cộng bất vụ lợi, từng theo Việt Minh đi kháng chiến năm 15 tuổi và rồi vài năm sau thất vọng, về thành. Trên một số mạng  thư điện tử, chính người bác sĩ lão niên này thường gửi ra các email chống cộng.

MC Trần Nhật Phong nhắc tới dự luật SB 895 do Thượng nghị sĩ tiểu bang Janet Nguyen đưa ra để khẳng định tư cách tỵ nạn của người Việt tại Hoa Kỳ, trong đó xác nhận chính nghĩa của thể chế VNCH.

Có một ca khúc rất buồn của nhạc sĩ Trần Duy Đức, nhan đề Anh Đã Ngủ Yên được ca sĩ Lan Hương trình diễn. Ca khúc được sáng tác sau khi Trần Duy Đức đi ngang Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa một thời gian sau 1975, nơi đã bị CSVN giựt sập tượng đài, đập phá hầu hết các ngôi mộ để trả thù các tử sĩ VNCH. Hóa ra, CSVN không chỉ căm thù người sống, mà người chết cũng không bị để yên.

Trong bài Anh Đã Ngủ Yên, Trần Duy Đức nói với các tử sĩ dưới mộ rằng:

…Anh có biết quê hương giờ đây

đang điêu linh tang thương từng ngày

Anh có biết anh em giờ đây

đang lao lung mang thân tù đầy...

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát cũng gửi lời cảm ơn người lo hệ thống âm thanh là nhạc sĩ Nguyễn Đình Thư, con trai nhà văn Nguyễn Đình Toàn (nhà văn nổi tiếng này cho biết đã già yếu, không đi tham dự Chiếu Nhạc 29/4 được).

Tiếp theo là chị Ngọc Bích hát bài Người Ở Lại Charlie của Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Chị Ngọc Bích đã tóc trắng toàn phần, kể rằng gần đây chị tự nhiên mở miệng là hát vài câu nhạc, nghe nhớ chữ Charlie, mà không biết bản nhạc tên gì. Khi ra tiệm thuốc tây, mới hỏi người bạn nơi tiệm rằng có bản nhạc gì tên Charlie không, “sao tui tự nhiên hát hoài mấy câu nhạc ‘Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie! Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí…’ mà tui không nhớ ra.” Người bạn ở tiệm thuốc Tây nói đó là ca khúc của Nhật Trường. Một người trong tiệm thuốc Tây chợt nghe được, mới kể rằng chính bản thân anh ở trong đơn vị nhảy dù của  Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, khi hầm chỉ huy bị pháo VC bắn sập và quân VC tràn vào tấn công, anh trong số những người sống sót; tất cả tù binh đều bị buộc cởi ra hết, chỉ mặt quần đùi, áp giải đi.

Chị Ngọc Bích kể rằng, chị nghe xúc động quá, mới hỏi chi tiết về trận đánh ở Charlie, và sau đó về luyện giọng để hát bản nhạc Người Ở Lại Charlie. Chị xúc động có lúc ngưng lại…

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát kể về một ca khúc anhs oạn trong tù, về sau ra hải ngoại gần đây được bạn tù là Hoàng Đình Ngoạn chép lại. Ca khúc này anh Phát làm để chuẩn bị cùng một số tù nhân tuyệt thực trong tù để phản đối CSVN, và sẽ dùng ca khúc này vũ trang tinh thần, trong đó có câu:

“Dù có phải là tù, ta vẫn là con người… Vì tà thuyết Mác Lê, chúng giết oan bao thế hệ…”

Anh Nghiêm Phú Phát hát nửa chừng, xúc động, ngồi bệt trên sân khấu, kể  rằng anh bị giam 10 năm, trong đó 6 năm kiên giam, bây giờ còn sống, đứng nơi đây mới là chuyện lạ.

MC Trần Nhật Phong cho biết một số ấn bản “Kẻ Thắng Cuộc” của nhà văn Đinh Phụng Tiến đã mang tới hội trường, do chính tác giả trao tặng, kể về những chuyện trong tù dưới nhiều góc nhìn mới…

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát cũng cho biết, Thư Viện VN hiện thời do nhạc sĩ điều hành vì nhà văn Tâm Vô Lệ bệnh, đang tịnh dưỡng dài hạn. Bất kỳ các sinh hoạt nào cần hội trường, xin liên lạc về: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, 14550 Magnolia St #205, Westminster CA 92683. Hay: Nghiêm Phú Phát: 714-852-2777.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.