Hôm nay,  

Học Khu GG Hội Ý Cộng Đồng: Chương Trình Dạy Tiếng Việt

2/1/201800:00:00(View: 4835)

Hình trong cuộc họp của Học Khu Garden Grove về chương trình song ngữ dạy tiếng Việt.(photo VB)
 

GARDEN GROVE (VB) – Để cải thiện chương trình song ngữ dạy tiếng Việt, Học Khu Garden Grove đã tổ chức cuộc họp nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng về vấn đề soạn thảo tài liệu và giáo trình dạy trong chương trình song ngữ Tiếng Việt tại Trường Tiểu Học Murdy Elementary School, Thành Phố Garden Grove, trong khu Little Saigon, vào lúc 3 giờ chiều Thứ Tư, ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Tham dự cuộc họp gồm có Bà Marcie Griffiph, Hiệu Trưởng  Trường Murdy Elementary; Bà SaSa Westcost, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Đặc Trách Giáo Dục Tiểu Học; Bà Monica Ibarra-Asosta, Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Từ Lớp Mẫu  Giáo Tới Lớp 6; Bà Michelle Ho-Cao, JOSA K-6 Instruction; Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove; Bà Lorena Sanchez, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Garden Grove; Giáo Sư Nguyễn Song Thuận từ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt; Giáo Sư Quyên Di, Giáo Sư Việt Ngữ tại UCLA và CSULB; Bà Thuy Vy Luyen từ Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ; Thầy Alan Khoa Nguyễn, Chủ Tịch Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ; Ann Mai, Vice Presiden Vietnam School; Liên Thompson, JOSA K-6 Instruction; Dung Tran từ GGUSD ARC; Khoi Vo, President Vietnamses Community SC; Cô Lyly, Thầy Sinh, Thầy Hoàng Vũ; và đại diện các cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ.

Bà Sasa Westcott mở đầu cuộc họp vời lời chào đón mọi người đến tham dự. Bà đã giới thiệu bà Monica Ibarra-Acosta nói lời khai mạc cuộc họp. Bà Monica cho biết bà vừa đi thăm một số trường dạy chương trình song ngữ tiếng Việt tại Seattle và Oregon. Bà cho biết Học Khu Garden Grove sẽ mở lớp dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Mẫu Giáo vào mùa thu năm nay. Bà nhấn mạnh rằng cuộc họp hôm nay nhằm mục đích tiếp nhận các ý kiến để làm sao cho học sinh trước hết là đọc tiếng Việt và bằng cách nào khuyến khích các học sinh đọc tiếng Việt. Bà nói Học Khu cần thêm tài liệu dạy tiếng Việt cho chương trình song ngữ Anh-Việt. Bà cho biết Học Khu hiện đang chuyển dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt để dạy cho các học sinh.

Luật sư Nguễn Quốc Lân phát biểu rằng các tài liệu dạy tiếng Việt trong chương trình song ngữ cần đáp ứng theo trình độ học của các học sinh theo từng cấp bậc. Luật sư Lân cho biết tài liệu dạy tiếng Việt này ngoài dạy các em làm sao đọc và viết tiếng Việt căn bản còn cần những câu chuyện cổ tích giống như chuyện Cinderella trong tiếng Anh. Và càng học cao lên, thì tài liệu cần có các bài học về đạo đức hay công dân giáo dục cho các em. Luật sư Lân cũng cho biết các tài liệu dạy tiếng Việt cũng cần có hình ảnh minh họa để cho các em dễ học, dễ nhớ.

Bà Michelle Ho-Cao điều hợp phần tiếp nhận ý kiến từ cộng đồng đã mời các thầy cô có kinh nghiệm dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ phát biểu ý kiến.

Thầy Quyên Di, Thầy Hoàng Vũ, Thầy Khoa Nguyễn, anh Khôi Vũ, Thầy Sinh, Thầy Trần Dụng, GS Song Thuận; Cô Thuy Vy, Cô Lyly đều lần lược giới thiệu về quá trình dạy tiếng Việt trong cộng đồng từ Việt Nam qua Mỹ. Trung bình vị nào cũng có kinh nghiệm từ 20 năm dạy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam. Thầy Hoàng Vũ cho biết hiện nay có khoảng 16,000 học sinh học tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ.

Bà Michelle Ho-Cao cho biết Học Khu Garden Grove hiện có 2 lớp song ngữ tiếng Việt gồm 35 học sinh. Các lớp này dạy 50/50 nghĩa là dạy một nửa thời lượng mỗi ngày cho tiếng Anh và một nửa kia dạy tiếng Việt. Bà nói vào mùa thu này sẽ mở lớp mẫu giáo theo chương trình song ngữ tiếng Việt và mỗi năm sẽ mở thêm một lớp. Bà Ho-Cao cho biết cuộc họp này sẽ thảo luận 3 đề tài, nhưng mới chỉ thảo luận một đề tài thứ nhất thì đã không còn thời giờ nên hẹn kỳ họp sau.

Đề tài thảo luận trong kỳ họp lần này là “Kỹ Năng Đọc Viết Trong Giai Đoạn Đầu.” Trong đề tài này thảo luận 3 điểm chính:

- Những tài liệu có phương pháp phát triển âm ngữ học có hệ thống,

- Sách giáo khoa để thực hành cho mẫu giáo,

- Tài liệu áp dụng phương pháp có hệ thống.

Các thầy cô giáo đã lần lược phát biểu ý kiến đóng góp vào 3 điểm chính này. GS Quyên Di góp ý rằng nên dạy cùng một lúc cả đọc, nói và viết, chứ không dạy từng năng khiếu riêng rẽ. Ông cũng giới thiệu vài bộ sách giáo khoa mà ông biết đã được dùng dạy tiếng Việt trong cộng đồng từ lâu nay. GS Song Thuận đề nghị, giống như chương trình dạy tiếng Việt trong nước từ năm 1974, là dạy các chữ từ 3 vần trở xuống cho các em học sinh mẫu giáo, rồi các lớp cao hơn mới dạy những chữ nhiều vần khó đọc hơn. Cô Lyly thì đề cập đến việc dạy tiếng Việt qua đọc, viết, nghe và nhìn. GS Quyên Di lưu ý nên phân biệt rõ sự khác biệt của spelling (đọc từng chữ cái để viết) và sounding (đánh vần để đọc nguyên chữ và trọn câu).

Học Khu cũng đã gửi đến mọi người tham dự họp cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Anh cho lớp mẫu giáo.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân dựa vào cuốn sách giáo khoa này để gợi ý các thầy cô giáo trong cộng đồng có thể giúp Học Khu soạn ra sách giáo khoa dạy tiếng Viết giống như sách giáo khoa dạy tiếng Anh này.

Thầy Khoa Nguyễn cho biết sách giáo khoa dạy tiếng Việt của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ soạn để dạy các em 2 ngày một tuần cho nên thời lượng không áp dụng được vào việc dạy các học sinh ở Trường trong Học Khu. Cho nên, theo Thầy Khoa, Học Khu cần tài trợ cho chương trình soạn tài liệu dạy tiếng Việt. Luật Sư Lân đề nghị bà Ho-Cao tiếp tục liên lạc với các thầy cô trong cộng đồng để tiến hành việc soạn tài liệu giáo khoa dạy tiếng Việt.

Bà Monica nói như vậy là cần phải có cuộc họp nữa để có thể thảo luận và đề ra các bước cụ thể cho việc soan thảo sách dạy tiếng Việt.

Nói đến việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh trong các trường của Học Khu Garden Grove hay bất cứ  học khu nào thì mọi người Việt đều thấy là cần thiết và rất ý nghĩa, bởi vì đó là cách tốt nhất để duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt cho các thế hệ con em trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.