Hôm nay,  

Hội Quảng Ngãi Picnic Hè 2017

21/07/201700:00:00(Xem: 3776)
Vào lúc 11:00am ngày chủ nhật 16/7/2017 Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Hải Ngoại Bắc Cali tổ chức picnic Hè 2017 tại Lake Cunningham Park San Jose. Có sự hiện diện của một số hội đoàn ái hữu trong vùng và đông đồng hương tham dự.

Sau phần nghi thức khai mạc, ông Hội trưởng Nguyễn Trung Cao, ngỏ lời cảm tạ quan khách và đồng hương đã đến tham dự picnic hè năm nay. Ngoài việc họp mặt đồng hương để hàn huyền tâm sự, nói chuyện vui buồn, đây cũng là dịp hội phát giải thưởng cho các học sinh Quảng Ngãi xuất sắc niên khoá 2015-2016.

Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Bắc Cali đã tổ chức buổi picnic hè tưng bừng. Bốn gian nhà mát căng biểu ngữ chào mừng đồng hương. Cuộc họp mặt còn tăng thêm phần ấm áp, mang sắc thái nghĩa tình khi có những bài hát mang đậm tình quê hương.

blank
Ban Khuyến Học cho biết có 5 học sinh xuất sắc, và 8 học sinh giỏi, mỗi em được 1 bằng khen và 1 phong bì ($100). Sau đó, quan khách được mời lên trao giải thưởng cho các em, có 2 em vắng mặt, phụ huynh nhận thế và chụp hình lưu niệm.

Ban tổ chức khoản đãi bữa ăn trưa trong lúc các thiếu niên ca nhạc giúp vui. Ban tổ chức khuyến khích các em lên hát, tiếng Việt hay tiếng Anh.

Cuộc họp mặt Hè chấm dứt khoảng 3:00pm.

Tưởng cũng nên biết thêm một chút ít lịch sử của Quảng Ngãi: (Có em chưa biết quê hương ông bà cha mẹ của em nằm ở đâu trên bản đồ). Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển duyên hải Trung Phần, Việt Nam. Đây là quê hương của mía và đường. Hình ảnh núi (Thiên) Ấn sông Trà (Khúc) đã ăn sâu và tìêm thức của người dân Xứ Quảng. Núi Thiên Ấn, từ lâu người dân cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên. Núi Ấn còn được chí sĩ Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh là "Thiên Ấn niêm Hà".

Là tỉnh duyên hải, nhưng Quảng ngãi còn có dãy Trường Sơn đâm ra sát biển nên tạo nhiều thắng cảnh đẹp như: Núi Thiên Ấn, Bãi Sa Kỳ, Núi Phú Thọ, Cổ Lũy Cô Thôn, La Hà Thạch Trận, v.v... Có bờ biển hơn 150 km kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió với nhiều bãi biển đẹp: Mỹ Khê, Cổ Lũy, Sa Huỳnh... Theo lời kể của những bậc cố cựu, Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là Đệ nhất phong cảnh của tỉnh Quảng Ngãi, Thiên Ấn Niêm Hà (Ấn Trời đóng trên sông), Sông là sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, núi Thiên Ấn đã trở thành “huy hiệu” của đất Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi là mảnh đất có lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chàm, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Quảng Ngãi là quê hương của các nhà chí sĩ cách mạng Trương Định, Lê Trung Đình, Lê Văn Duyệt; nhiều nhà trí thức như Trương Đăng Quế, Nguyễn Bá Nghi; nhà văn, nhà thơ, tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh… Một điều ly thú khác ít ai biết, “Ông Già Ba tri” của Lục tỉnh Nam Kỳ là một ông già đất Quảng, tên là Thái Hữu Kiểm (Cả Kiểm). Chuyện kể rằng, gia tộc Thái Hữu Kiểm, gốc người Quảng Ngãi, đã đến lập nghiệp tại Ba Tri từ thế kỷ thứ 18. Nhờ có công trạng với vua Gia Long Nguyễn Ánh nên Thái Hữu Kiểm được phong chức Trùm Cả An Bình Đông thuộc quận Ba Tri. Để tạo cuộc sống thuận tiện cho dân chúng, Cả Kiểm cho xây chợ Trong nằm cạnh rạch Ba Tri cách chợ Ngoài của Xã Hạc chừng 3 cây số. Chơi ép Cả Kiểm, Xã Hạc khiến dân dưới quyền đắp đập không cho ghe thuyền từ Hàm Luông đến được chợ Trong. Cả Kiểm phát đơn kiện lên phủ huyện, bọn phủ huyện ăn tiền bênh vực Xã Hạc. Không chịu để bọn quan quyền địa phương chèn ép, Cả Kiểm đã cùng 2 kỳ lão địa phương cơm đùm cơm gói đi bộ từ Ba Tri ra tận kinh đô Huế trên ngàn cây số để kiện lên nhà Vua. Vua Minh Mạng (1820-1840) đã xử cho Cả Kiểm thắng kiện. Bọn Xã Hạc phải phá đập. Từ đó dân Bến Tre gọi Cả Kiểm là “Ông già Ba Tri.”

Về con ngừời, theo tài liệu, con người đất Quảng mang những đặc tánh: “Trung hậu, Đảm Đang, Khí Khái, Trọng nghĩa, Khinh tài, Thích lý‎ luận, ham học hỏi, có tinh thần cách mạng…” Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi “Quảng Ngãi đất xấu, dân nghèo, tính tình kiệm ước. Địa thế tuy hẹp mà khí mạch rất hậu nên đời nào cũng sản xuất hạng danh thần, nhiều người trường thọ, nhiều sĩ phu dĩnh ngộ, tuấn tú.”

Về phương diện tôn giáo, Quảng Ngãi cũng đã cống hiến cho đất nước một vị thiền sư danh tiếng, có công lớn trong việc chấn hưng, thống nhất và phát huy Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ XX. Đó là Hòa thượng Thích Khánh Anh (1895-1961) Thế danh của ông là Võ Hóa, quê xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Năm 21 tuổi (1916), ông qui y tại chùa Quang Lộc (Mộ Đức). Nhờ sẵn có vốn Hán học uyên thâm nên việc tu học Phật pháp của ông được nhiều thuận lợi. Năm 1927, ông rời quê hương Quảng Ngãi để vào Nam Kỳ hoằng dương Phật pháp.

Hải đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm; 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước ngọt cho đảo.

Lý Sơn là đảo thuộc quận Bình Sơn của tỉnh Quảng. Diện tích của đảo là khoảng 9,97 km² có 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn,hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỳ địa chất của niên đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun. Sự phun lửa và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh thiên nhiên kỳ vĩ trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía Nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 1,000 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo. Kết quả khai quật, nghiên cứ khảo cổ gần đây cho thấy cách đây khoảng 3,000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống dọc theo hai dòng suối nước ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình). Kinh tế chính của họ là làm nghề biển, món ăn là sò ốc và cá.

Sau văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chămpa. Vết tích văn hóa của họ được để lại qua các dấu tích chứa trong di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình.

Dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của Bình Sơn, Sơn Tịnh. Bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn, họ di cư ra đảo phân chia khu vực cư trú ở phía Đông và phía Tây đảo Lý Sơn. Người Việt trong công cuộc mở đất lập làng đã gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã cho thấy sự chống chọi với giặc Tàu Ô của người dân Lý Sơn: Miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất, v.v...

Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và bắt hải sản quý mang về.

Những cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn được cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa nay còn ghi lại: Ông Phạm Quang Ảnh, được cử đi đo đạc thủy trình Hoàng Sa tháng 1 năm Gia Long 14, Ất Hợi (1815), tên ông được đặt cho đảo Quang Ảnh thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ông Phạm Văn Sinh, được cử đi đo vẽ bản đồ Hoàng Sa. Ông Phạm Văn Nguyên, năm Minh Mạng 16 (1835) được cử đi xây dựng Hoàng Sa Tự tại đảo nay là đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa. Ông Phạm Hữu Nhật, tức Phạm Văn Triều (1804-1854), được cử đi đo đạc Hoàng Sa năm 1837, tên được lấy đặt tên cho đảo Hữu Nhật thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.