Hôm nay,  

Họp Mặt Tân Niên Câu Lạc Bộ Văn Học & Nghệ Thuật Htđ

18/01/200500:00:00(Xem: 5470)
Virginia.- Câu Lạc Bộ Văn Học & Nghệ Thuật vùng HTĐ đã tổ chức một tiệc Tân Niên và thảo luận về dự án thành lập một Trung Tâm Văn Hóa ở vùng HTĐ vào lúc 2 giờ trưa ngày 9 tháng 1 tại tư gia của Ông Hà Bỉnh Trung ở Springfield , VA.
Có khoảng sáu mươi nhà văn , nhà thơ và những thân hữu tha thiết với việc thành lập một Trung Tâm Văn Hóa trong cộng đồng, như Luật sư Nguyễn Thế Sinh, Ông Bà La Trung Chánh , Hội người Việt Cao Niên, Ông Tạ Cự Hải, nhà báo Phạm Trần..nhà thơ kiêm hoạ sĩ Vũ Hối, nữ sĩ Vi Khuê, nhạc sĩ Huỳnh Thái Bình, nhà văn Nguyễn Đức Nam...
Mở đầu ông Hà Bỉnh Trung, Chủ Tịch Câu lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật HTĐ có lời chào và chúc mừng các hội viên và thân hữu năm mới được hạnh phúc. Sau đó ông trình bày nhu cầu cần thành lập một Trung Tâm Văn Hóa VN tại vùng HTĐ. Chúng ta đã đến tị nạn tại Hoa Kỳ đến nay đúng ba mươi năm, mà tập thể người VN ở đây không có được một địa điểm để sinh hoạt về văn học , nghệ thuật , nói chung là văn hóa. Mỗi lần muốn giới thiệu sách, các nhà văn, nhà thơ phải đi mượn chổ như ở Đại Học George Mason hay thư viện Arlington..có nơi tốn tiền , có nơi không, nhưng phải chạy đôn đáo mới tìm được chổ.
Ông Hà Bỉnh Trung nhắc đến Trung Tâm Văn Hóa rất lớn của Cộng Đồng Người Việt ở Boston, Massahusettes trị giá đến bốn triệu rưởi mỹ kim. Trong đó có chổ trông trẻ em, chổ khám bịnh cho người già, cho các hội đoàn thuê văn phòng , có phòng rộng hơn hai trăm chổ ngồi để ra mắt sách hoặc những buổi ca nhạc , triễn lãm tranh.. Ở Cali , ở Houston cũng có những Trung Tâm Văn Hóa rất là khang trang. Nếu chỉ một CLB VHNT cố gắng thì không thể thực hiện dự án lớn một cách mau lẹ được. Vì vậy hôm nay ông Hà Bỉnh Trung mời nhiều cá nhân và đại diện các tổ chức đến để cùng góp ý kiến về việc thành lập Trung Tâm Văn Hóa .
Có hai kế hoạch, dài hạn và ngắn hạn: Dài hạn thì phải gây quỹ và quyên góp bốn năm năm. Người Mỹ chỉ giúp khi chúng ta có được một số vốn, hoạt động thành công một thời gian rồi họ mới tiếp tay giúp đỡ. Kế hoạch ngắn hạn thì có thể thực hiện ngay, tìm thuê một địa điểm, ít nhất là trên một hai trăm chổ ngồi để có thể tổ chức những buổi nói chuyện văn chương, tổ chức những buổi thơ nhạc hoặc những buổi ra mắt sách, dạy Việt ngữ cho con cháu hay tập Tai Chi cho các cụ già ..
Sau đó một số quan khách được mời lên góp ý kiến, làm sao thực hiện được dự án này. Dược sĩ Nguyễn mạnh Trinh cho biết ông có liên lạc với hai Trung Tâm rất thành công ở Boston và Minesota, kế hoạch của họ rấ t lâu dài. Việc xin Mỹ trợ giúp rất khó, nói như vậy không có nghĩa là mình không thể thực hiện được. Dược sĩ Nguyễn Mậu Trinh đưa ra mô thức là tìm năm mươi người, mỗi người gây quỹ được mười ngàn, thì sẽ có được năm trăm ngàn. Ông tin tưởng trong phòng họp này có nhiều người có khả năng gây quỹ được mười ngàn. Và ông sẽ là một trong năm mươi người đó.

Nhà văn Lê Thị Nhị thì có ý kiến, trong bước đầu, phải tìm một địa điểm ở một trung tâm để đồng bào có thể lui tới dễ dàng, có một căn phòng nhỏ đủ để lưu trữ những văn hóa phẩm giá trị, có một căn phòng khá rộng, có thể tổ chức những buổi triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, ra mắt sách, những buổi thơ nhạc... để phổ biến những tác phẩm có giá trị cũ và cũng để giới thiệu những tác phẩm hay của những tác giả mới. Nếu những tác phẩm mới được viết ra không ai đọc, nhạc không ai nghe... sau khi sáng tác, tác giả chỉ để tác phẩm của mình trong ngăn kéo và những tác phẩm cũ có giá trị , sau khi thệ hệ di tản thứ nhất qua đời, con cháu sẽ vất bỏ đi, thì nền văn hóa hải ngoại sẽ vô cùng bi đát.
Theo nhà văn Lê Thị Nhị, dự án lớn có thể thực hiện được sau năm mười năm. Trong chương trình ngắn hạn, CLBVHNT hy vọng sẽ được những quý vị quan tâm tới nền văn học hải ngoại tiếp tay, giúp đỡ để có thể thuê hoặc mua nhà, thực hiện một trung tâm nhỏ.
Nhạc sĩ Huỳnh Thái Bình góp ý kiến, khi mình có nhu câù, mình cứ bắt đầu, mình sẽ là những viên gạch đầu tiên. Theo ông Bình thì với dự án lớn, khả năng tài chính của mình không thể thực hiện được, mình có thể xin chính quyền ở địa phương giúp đỡ. Ví dụ như ở Farifax có một số trường học cũ, cơ sở cũ , nhà thờ cũ, khi không dùng những cơ sở này nữa người ta sẽ cho hoặc bán rẻ cho những tổ chức “bất vụ lợi” làm trụ sở, với một số điều kiện nào đó. Ông Huỳnh Thái Bình đề nghị lập một ủy ban để nghiên cứu , tìm hiểu thêm làm thế nào thực hiện dự án này. Và ông cũng xin tình nguyện là một trong năm mươi người đóng góp cho dự án thành lập trung Tâm Văn Hóa Việt Nam .
Nhà báo Phạm Trần đề nghị, trước khi đi đến một kế hoạch lớn, liệu chúng ta có thể thuê một chỗ vừa mở tiệm sách, vừa làm nơi ra mắt sách , triễn lãm, hội họp anh em văn nghệ sĩ được không"
Vì chương trình có giới hạn nên cuộc hội thảo về vấn đề thành lập Trung Tâm Văn Hóa VN vùng HTĐ được tạm ngưng, quý quan khách tham dự được mời gởi thư hay điện thư góp ý kiến về địa chỉ của nguyệt san Kỷ Nguyên Mới hay Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật .
Một chương trình thơ nhạc thật đặc sắc được gửi đến các thân hữu với sự góp mặt của ca sĩ Anh Dũng đến từ California, Bạch Mai, Tuyết Mai, Loan Phượng, Hiếu Tâm, Hiếu Thuận, Kiều Nga, MC. Dũng Bùi,và tiếng đàn dương cầm của hai nhạc sĩ Phạm Tuân, Huỳnh Thái Bình, tiếng đàn tranh của giáo sư Kim Oanh. Trong chương trình thơ nhạc này, ngoài những bài hát, bài thơ đã nổi tiếng, khán thính giả còn được nghe những sáng tác mới của nhạc sĩ Phạm Tuân, Huỳnh Thái Bình, Hà Bỉnh Trung, Lê Thị Ý, Quỳnh Anh...MC Dũng Bùi cũng tình nguyện là một trong năm mươi người đóng góp thành lập Trung Tâm VănHóa VN ở HTĐ.
Chương trình được chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều, theo sau là tiệc trà thân mật, hàn huyên cùng bằng hữu.
Hội Văn Học Nghệ Thuật HTĐ 7607 Seabrook Lane,
Springfield , VA 22153 ĐT (703) 569-7097 và (703) 569-3419

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.