Westminster (Bình Sa)- - Như thông lệ hằng năm, Hội Ái Hữu Kiên Giang Nam California đều long trọng tổ chức ngày lễ giỗ tưởng niệm Anh Hùng Nguyễn Trung Trực. Lễ giỗ năm nay được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật, ngày 25 tháng 9 năm 2016 tại Trường MC Garvin Intermediate, 9802 Bishop Place, Westminster CA 92683.
Tham dự buổi lễ ngoài qúy đồng hương thân hữu Kiên Giang, về quan khách có bà Diana Carey (Nghị viên TP Westminster); bác sĩ Jacquelin Trinh On đại diện TNS Janet Nguyễn; ông Trần Nghĩa Đời và bà Bích Thủy (Hội Gò Công); ông Sơn Rotha và bà Hoàng Thu (Hội Ái Hữu Sóc Trăng); Ông Định Phương và ông Vũ Xuân Trinh (Hội Tây Sơn Bình Định); ông Phạm Thịnh (PG Hòa Hảo); phái đoàn PG Bửu Sơn Kỳ Hương; một số cơ quan truyền thông.
Trước khi vào lễ chính thức, tất cả đồng hương tập trung ra phía ngoài sắp thành hàng để rước tôn tượng vị anh hùng Nguyễn Trung Trực vào hội trường, trong lúc nầy, ban tế lễ trong bộ quốc phục khăn đóng áo dài đã niệm hương khấn vái Ngài. Sau đó, đoàn Lân Quang Trung dẫn đầu đoàn rước vào hội trường. Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực được an vị trên lễ đài. Phía dưới tượng của Ngài, có đầy đủ phẩm vật tế lễ, trong đó có tám con heo quay, trong nghi thức lễ cổ truyền để nói lên lòng thành kính của con dân Kiên Giang, Rạch Giá đối với Ngài.
Sau đó nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.
Sau phần nghi thức, ông Nguyễn Thanh Hoàng Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng và cảm ơn tất cả qúy vị tham dự, ông tiếp: “ Sự hiện diện của quý vị hôm nay để cùng chúng tôi dâng hương tưởng niệm đến vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, một người đã góp phần chống giặc ngoại xâm. Mỗi lần nhắc đến tên vị anh hùng Nguyễn Trung Trực chúng ta nghĩ đến hai câu thơ bất hủ:
“Hỏa Hồng Nhật Tảo Danh Thiên Địa – Kiếm Bạt Kiên Giang Khấp Quỷ Thần”. Từ lâu, tại những ngôi đền thờ của Ngài đều có hai câu đối trên để tuyên dương người chiến sĩ một thời hiển hách trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của ông..”.
Tiếp theo Ban tổ chức mời ông Hội Trưởng Trần Văn Phú và quý vị chức sắc trong Hội lên trước bàn thờ để cùng tế lễ. Trong lúc nầy, ba hồi chiêng trống được gióng lên, các vị chức sắc cuối đầu niệm hương trước bàn thờ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, trong lời khấn nguyện, ông Hội Trưởng Trần Văn Phú đã dâng lên lời nguyện: “ Chúng con nguyện cầu anh linh các bậc tiền nhân, các vị anh hùng dân tộc cùng linh thần Nguyễn Trung Trực về đây chứng giám cho lòng thành của tất cả đồng hương và thân hữu Kiên Giang Rạch Giá chúng con nói riêng, và tất cả đồng bào Việt Nam nói chung. Xin nguyện cầu Ngài độ trì cho Ban Quản Trị Hội Thân Hữu Đồng Hương Kiên Giang Rạch Giá Nam Cali, và tất cả đồng bào VN tha hương khắp thế giới được an bình và thịnh vượng…” Tiếp theo là phái đoàn Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương lên cử hành lễ tế anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Sau lễ tế ban tổ chức mời quan khách và đồng hương lên niệm hương trước bàn thờ Ngài Nguyễn Trung Trực. Nghi lễ chấm dứt, Đại diện Ban tổ chức lên cảm tạ sự tham dự của tất cả qúy vị cùng đồng hương, và mời tất cả mọi người cùng dùng bữa cơm thân mật do Ban tổ chức khoản đãi.
“… Cũng nên nhắc lại, ngược dòng lịch sử, Pháp áp đặt Hòa Ước 1862, ép vua Tự Đức phải nhượng ba tỉnh Miền Đông cho Pháp là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Lòng dân cưc kỳ phẫn nộ, nhiều phong trào chống Pháp nổi dậy ở khắp miền Nam. Tại Mỹ Tho có một thanh niên dáng dấp nho sinh, sống bằng nghề chài lưới, gia cảnh hàn vi nhưng rất chuyên cần trau dồi kinh sử và võ nghệ. Ông hấp thụ nhiều tư tưởng Nho gia, rất chí hiếu và nặng tình với quê hương dân tộc. Mồ côi cha từ nhỏ ông sống trọn tình với mẹ già. Người thanh niên đó có tục danh là Phạm Văn Lịch. Ông rất xốn xang trước cảnh nước mất, nhà tan, sanh linh đồ thán; không thể ngồi yên nhìn giặc thù dày xéo non sông, ông cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm đứng lên chiêu tập nghĩa binh, ngăn chặn quân xâm lược của thực dân Pháp. Tuy vũ khí thô sơ nhưng với tài trí mưu lược và lòng dũng cảm can cường, Ngài đã tạo được nhiều chiến tích vẻ vang khiến giặc thù khốn đốn.
Vua Tự Đức ra mật chiếu phong Ngài chức Lãnh Binh và đổi tên họ Ngài theo dòng tộc họ Nguyễn, lấy tên là Trung Trực. Kể từ đó dân gian gọi Ngài là Nguyễn Trung Trực. Giặc Pháp đã dùng trò đê hèn cho tìm bắt mẹ của Ngài và thân nhân của những nghĩa binh và dân chúng quanh vùng, cùm trói treo ngược trên ngọn cây, buộc Ngài phải ra hàng, nếu không họ sẽ giết sạch. Đau lòng trước nghịch cảnh lại thêm triều đình bị giặc uy hiếp, kêu gọi giải tán nghĩa binh khắp nơi, cuối cùng Ngài phải đành nạp mình cho giặc, chịu chết thay cho dân lành vô tội cũng như thân mẫu.
Ngày 28 tháng 8 Âm Lịch, giặc Pháp đem Ngài về Kiên Giang hành quyết, với mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần nghĩa binh còn tản mác quanh vùng.
Được tin Ngài thọ tử, vua Tự Đức ra chiếu chỉ cho quần thần làm lễ truy điệu và sắc phong Ngài là Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực. Ngài đã vĩnh viễn ra đi, nhưng tên tuổi Ngài vẫn mãi mãi khắc ghi trong lòng người dân Việt.
Tham dự buổi lễ ngoài qúy đồng hương thân hữu Kiên Giang, về quan khách có bà Diana Carey (Nghị viên TP Westminster); bác sĩ Jacquelin Trinh On đại diện TNS Janet Nguyễn; ông Trần Nghĩa Đời và bà Bích Thủy (Hội Gò Công); ông Sơn Rotha và bà Hoàng Thu (Hội Ái Hữu Sóc Trăng); Ông Định Phương và ông Vũ Xuân Trinh (Hội Tây Sơn Bình Định); ông Phạm Thịnh (PG Hòa Hảo); phái đoàn PG Bửu Sơn Kỳ Hương; một số cơ quan truyền thông.
Trước khi vào lễ chính thức, tất cả đồng hương tập trung ra phía ngoài sắp thành hàng để rước tôn tượng vị anh hùng Nguyễn Trung Trực vào hội trường, trong lúc nầy, ban tế lễ trong bộ quốc phục khăn đóng áo dài đã niệm hương khấn vái Ngài. Sau đó, đoàn Lân Quang Trung dẫn đầu đoàn rước vào hội trường. Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực được an vị trên lễ đài. Phía dưới tượng của Ngài, có đầy đủ phẩm vật tế lễ, trong đó có tám con heo quay, trong nghi thức lễ cổ truyền để nói lên lòng thành kính của con dân Kiên Giang, Rạch Giá đối với Ngài.
Sau đó nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.
Sau phần nghi thức, ông Nguyễn Thanh Hoàng Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng và cảm ơn tất cả qúy vị tham dự, ông tiếp: “ Sự hiện diện của quý vị hôm nay để cùng chúng tôi dâng hương tưởng niệm đến vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, một người đã góp phần chống giặc ngoại xâm. Mỗi lần nhắc đến tên vị anh hùng Nguyễn Trung Trực chúng ta nghĩ đến hai câu thơ bất hủ:
“Hỏa Hồng Nhật Tảo Danh Thiên Địa – Kiếm Bạt Kiên Giang Khấp Quỷ Thần”. Từ lâu, tại những ngôi đền thờ của Ngài đều có hai câu đối trên để tuyên dương người chiến sĩ một thời hiển hách trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của ông..”.
Tiếp theo Ban tổ chức mời ông Hội Trưởng Trần Văn Phú và quý vị chức sắc trong Hội lên trước bàn thờ để cùng tế lễ. Trong lúc nầy, ba hồi chiêng trống được gióng lên, các vị chức sắc cuối đầu niệm hương trước bàn thờ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, trong lời khấn nguyện, ông Hội Trưởng Trần Văn Phú đã dâng lên lời nguyện: “ Chúng con nguyện cầu anh linh các bậc tiền nhân, các vị anh hùng dân tộc cùng linh thần Nguyễn Trung Trực về đây chứng giám cho lòng thành của tất cả đồng hương và thân hữu Kiên Giang Rạch Giá chúng con nói riêng, và tất cả đồng bào Việt Nam nói chung. Xin nguyện cầu Ngài độ trì cho Ban Quản Trị Hội Thân Hữu Đồng Hương Kiên Giang Rạch Giá Nam Cali, và tất cả đồng bào VN tha hương khắp thế giới được an bình và thịnh vượng…” Tiếp theo là phái đoàn Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương lên cử hành lễ tế anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Sau lễ tế ban tổ chức mời quan khách và đồng hương lên niệm hương trước bàn thờ Ngài Nguyễn Trung Trực. Nghi lễ chấm dứt, Đại diện Ban tổ chức lên cảm tạ sự tham dự của tất cả qúy vị cùng đồng hương, và mời tất cả mọi người cùng dùng bữa cơm thân mật do Ban tổ chức khoản đãi.
“… Cũng nên nhắc lại, ngược dòng lịch sử, Pháp áp đặt Hòa Ước 1862, ép vua Tự Đức phải nhượng ba tỉnh Miền Đông cho Pháp là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Lòng dân cưc kỳ phẫn nộ, nhiều phong trào chống Pháp nổi dậy ở khắp miền Nam. Tại Mỹ Tho có một thanh niên dáng dấp nho sinh, sống bằng nghề chài lưới, gia cảnh hàn vi nhưng rất chuyên cần trau dồi kinh sử và võ nghệ. Ông hấp thụ nhiều tư tưởng Nho gia, rất chí hiếu và nặng tình với quê hương dân tộc. Mồ côi cha từ nhỏ ông sống trọn tình với mẹ già. Người thanh niên đó có tục danh là Phạm Văn Lịch. Ông rất xốn xang trước cảnh nước mất, nhà tan, sanh linh đồ thán; không thể ngồi yên nhìn giặc thù dày xéo non sông, ông cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm đứng lên chiêu tập nghĩa binh, ngăn chặn quân xâm lược của thực dân Pháp. Tuy vũ khí thô sơ nhưng với tài trí mưu lược và lòng dũng cảm can cường, Ngài đã tạo được nhiều chiến tích vẻ vang khiến giặc thù khốn đốn.
Vua Tự Đức ra mật chiếu phong Ngài chức Lãnh Binh và đổi tên họ Ngài theo dòng tộc họ Nguyễn, lấy tên là Trung Trực. Kể từ đó dân gian gọi Ngài là Nguyễn Trung Trực. Giặc Pháp đã dùng trò đê hèn cho tìm bắt mẹ của Ngài và thân nhân của những nghĩa binh và dân chúng quanh vùng, cùm trói treo ngược trên ngọn cây, buộc Ngài phải ra hàng, nếu không họ sẽ giết sạch. Đau lòng trước nghịch cảnh lại thêm triều đình bị giặc uy hiếp, kêu gọi giải tán nghĩa binh khắp nơi, cuối cùng Ngài phải đành nạp mình cho giặc, chịu chết thay cho dân lành vô tội cũng như thân mẫu.
Ngày 28 tháng 8 Âm Lịch, giặc Pháp đem Ngài về Kiên Giang hành quyết, với mục đích đe dọa, khủng bố tinh thần nghĩa binh còn tản mác quanh vùng.
Được tin Ngài thọ tử, vua Tự Đức ra chiếu chỉ cho quần thần làm lễ truy điệu và sắc phong Ngài là Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực. Ngài đã vĩnh viễn ra đi, nhưng tên tuổi Ngài vẫn mãi mãi khắc ghi trong lòng người dân Việt.
Gửi ý kiến của bạn