Hôm nay,  

Người Đức gốc Việt hành động

23/11/201506:57:00(Xem: 6912)
Người Đức gốc Việt hành động
 
Thục Quyên
Trong khi toàn thế giới đang còn rúng động vì cuộc khủng bố đẫm máu tại Paris ngày 13/11 vừa qua, cũng như tình thế tuy an bình nhưng vẫn không tránh đề phòng căng thẳng tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, thì những người dân Đức gốc Việt vẫn rất lưu tâm đến tình hình liên quan đến quê hương Việt Nam và sẵn sàng ứng xử.
Diễn đàn Vietnam21 do Tiến sĩ Dương Hồng Ân  điều hợp, vừa gửi tới Tổng thống Đức, ông Joachim Gauck và bà Thủ tướng Angela Merkel một lá thư, sau khi được tin ông Trương Tấn Sang du hành Đức Quốc trong những ngày tới và sẽ được 2 vị này tiếp kiến.
Trong thư, VN21 kêu gọi bà Thủ tướng quan tâm đến vấn đề nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam và yêu cầu đặt vấn đề này với ông Trương Tấn Sang. Đồng thời VN21 cũng đề cập đến việc Wikileaks phanh phui ra vụ tham nhũng hàng triệu đô la tại Á châu. Mười bảy quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt nam.
Bài" Những vụ kinh doanh của các nhà in tiền Úc" (Nguyên bản: Die Geschäfte der australischen Gelddrucker" của ký giả Willi Germund đã được đăng trên báo Frankfurter Rundschau ngày 01/08/2014.
Sau đây là bản dịch của bức thư cũng như của bài viết:
.
_______________________________
 
Diễn Đàn Việt Nam 21                                   
Dr. Dương Hồng-Ân                               
 
Phủ Thủ Tướng
Bà Thủ Tướng
Dr. Angela Merkel

Willy-Brandt-Straße 1
10557 Berlin
 
21.11.2015
 
Cuộc đàm luận của bà với Chủ tịch nước Việt  Nam Trương Tấn Sang
 
Kính thưa Thủ Tướng
 
Chúng tôi rất quan tâm đến tin Bà sẽ tiếp kiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 25.11.2015 tại Bá Linh.
 
Chúng tôi thỉnh cầu Thủ tướng đừng quên đề tài Nhân Quyền trong cuộc đàm luận với Trương Tấn Sang. Không chỉ các quyền lợi kinh tế mà thái độ xem thường Nhân quyển cũng phải được thương thảo. Trong thư phúc đáp chúng tôi vào ngày 12.11.2015, Bộ Ngoại Giao đã đảm bảo sẽ đưa vấn đề này vào nghị trình các cuộc gặp Trương Tấn Sang.   
 
Việt Nam ở thế kỷ 21 không phải là một quốc gia dân chủ. 40 năm sau kết thúc chiến tranh Việt Nam vẫn còn bị  một chế độ độc đảng thống trị. Đảng cộng sản cai trị nhân dân rầt khắc nghiệt. Mặc dù được thâu nhận vào Hội đồng Nhân Quyền LHQ, Việt nam vẩn công khai  vi phạm Dân quyền, các quyền tự do Tôn giáo, Báo chí,và Tư tưởng.
 
Quốc nạn tham  nhũng lan tràn trong mọi lãnh vực chính trị và xã hôi. Ngay vị quốc khách của chính phủ liên bang Đức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã bị tố cáo can dự trong một vụ nhận hối lộ. Bài tường thuật trên báo Frankfurter Rundschau vào ngày 01.08.2014 dưới tít „Những vụ kinh doanh của các nhà in Úc“ cho biết qua tin tức rò rỉ Wikileaks Trương Tấn Sang là một trong 17 nhân vật cấp cao ở Úc, Việt Nam. Mã lai và Nam Dương đã nhận tiền hối lộ rất nhiều  từ một công ty Úc.   
 
Qua dữ kiện này, chúng tôi cảm thấy bất bình trước tin chính quyền liên bang sẽ tiếp chuyện với Trương Tấn Sang. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đặt hy vọng ở Bà nguyên là công dân nhà nước phi pháp Cộng hòa dân chủ Đức sẽ mạnh dạn đòi nhà lãnh đạo cộng sản Trương Tấn Sang phải tôn trọng Nhân Quyền và Dân Quyền .Việt Nam cũng phải có pháp trị, không ai được phép đứng trên luật pháp. „Nhần Quyền không  đặt sau quyền lợi kinh tế „ Tổng Thống Joachim Gauck đã có lần tuyên bố như vậy.
.
Chúng tôi cám ơn sự lưu ý của bà 
 .
Trân trọng
Tiến sĩ Duong Hông Ân
Điều Hợp Viên –Diễn Đàn Việt Nam 21
.
blank
.

Những vụ kinh doanh của các nhà in tiền Úc


Willi Germund (Frankfurter Rundschau *)

Bản dịch của Vũ Huyên (Diễn Đàn Việt Nam 21)


02/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhờ Wikileaks mà thế giới biết được một vụ tham nhũng hàng triệu đô la tại Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt nam, thủ tướng Mã Lai Najib Razak, tổng thống Nam Dương Susilo Bambang Yudhoyono và cựu nữ tổng thống Magawati Sukamoputri. Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ „Note Printing Australia and Securency” (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót trong thời gian từ 2001 đến 2011 để bẻ gẫy thế thượng phong của công ty Đức Giesecke & Devrient ở Munich hầu dễ dàng nhận được hợp đồng in tiền ở Á châu.    

Thế giới chỉ biết tin này khi Wikileaks vào ngày 29/07/2014 vừa qua đã công bố lệnh của một tòa án ở Melbourne (Úc). Theo đó ngày 19/06/2014 một thẩm phán ở đây đã phán quyết theo đơn của bộ ngoại thương – thương mại cấm mọi tường thuật về vụ tham nhũng và sử phạt nếu phổ biến lệnh cấm. Lý do: chi tiết về vụ hối lộ và những viên chức trách nhiệm trong Ngân hàng trung ương sẽ là mối đe dọa an ninh quốc gia và các quan hệ quốc tế. 

Nhờ Wikileaks truyền thông Úc mới mạnh bạo đưa tin và qua Internet, thế giới biết thêm các chi tiết bẩn thỉu. Tuy nhiên, một công dân ở Úc nếu chuyển bằng E-Mail hay SMS đường link dẫn đến bài báo về đề tài này có thể bị phạt.

In tiền tệ là một thị trường kiếm tiền bạc tỉ: Công ty Giesecke & Devrient ở Munich (München), Đức, đã đạt doanh thu khoảng 2 tỉ đô la trong năm 2013. Tiền mới của A Phú Hãn phát xuất từ nhà in này. Là thị trường dễ kiếm tiền nên nhiều công ty, kể cả các doanh nghiệp in tiền của Úc đều muồn tham gia ăn phần, Úc đã muốn in tiền cho Irak trong thời gian Saddam Hussein cầm quyền dù nước này bị cấm vận.   

Một lái buôn vũ khí làm trung gian

Các cuộc trung gian mua vũ khí rất thành công ở Mã Lai. Một lái buôn vũ khí tên là Abdul Kayam đã nhận hoa hồng một triệu đô la nhờ móc nối đối tác. Brian Hood, „Bí thư công ty“ (một loại tư vấn pháp luật), nằm trong ban điều hành của NPAS từ 2004 đến 2008 đã tố giác trước dư luận việc này vào năm 2013.  

Hood đã phản bác sự cam đoan vô tội của ban chấp hành ngân hàng trung ương tuyên bố rằng họ chỉ biết đến vụ bê bối hối lộ qua các tường thuật của giới truyền thông. "Người thổi còi" (**) Hood khẳng định ban chấp hành đã được thông báo từ năm 2007 nhưng chẳng có biện pháp gì.

David Chaikin, thuộc đại học thương mại Sydney tuyên bố trên đài truyền hình Úc ABC cũng trong năm qua „Đây là vụ tham nhũng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc. Việc này không chỉ liên quan đến số tiền mà còn cho thấy sự bất lực của các cơ quan danh tiếng của quốc gia“.    

Lệnh cấm ngày 19/06 dường như chỉ tạo phản ứng ngược. Nhiều người Úc tin chắc rằng phán quyết của tòa chỉ nhằm đặc biệt bảo vệ nhóm chính trị gia chung quanh thủ tướng Tony Abbott vốn được coi là „người thanh liêm“. Qua ngày hôm sau 30/07 các quốc gia liên hệ ở Đông Nam Á vẩn còn im hơi lặng tiếng.


* Nguyên bản tiếng Đức: Die Geschäfte der australischen Gelddrucker, Willi Germund, Frankfurter Rundschau 01.08.2014

** Whistleblower: người tố giác các vụ phạm pháp kể cả vi phạm nhân quyền, hối lộ, tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức tư nhân hay nhà nước (theo wikipedia)


...
blank
Bài dịch thư gửi TT Gauck:
.
Diễn Đàn Việt Nam 21                                           
Dr. Duong Hong-An
 
Kính gửi Tổng Thống
Joachim Gauck
Phủ Tổng Thống                                                                                                      
Spreeweg 1      
10557 Berlin                                                                                                
 
22.11.2015
 
Tổng Thống tiếp kiến  Chủ tịch nước Việt  Nam Trương Tấn Sang
 
Kính thưa Tổng Thống
 
Chúng tôi rất quan tâm đến tin Tổng Thống sẽ tiếp chuyện với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 25.11.2015 tại Bá Linh.
 
Chúng tôi rất vui mừng nếu Ộng sẻ luận đàm với Trương Tấn Sang về khía cạnh nhân quyền song song với những vấn đề chính tri  tổng quát
 
Việt Nam ở thế kỷ 21 không phải là một quốc gia dân chủ. 40 năm sau kết thúc chiến tranh Việt Nam vẫn còn bị một chế độ độc đảng thống trị. Đảng cộng sản cai trị nhân dân rầt nghiêm ngặt. Mặc dù được thâu nhận vào Hội đồng Nhân Quyền LHQ, Việt nam vẩn ngang nhiên  vi phạm Dân quyền, các quyền tự do Tôn giáo, Báo chí và Tư tưởng.
 
Tại Việt Nam, nạn tham  nhũng lan tràn trong mọi lãnh vực chính trị và xã hôi.Trên danh sách của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế  (Transparency International)  Việt Nam đứng hạng 119 trong số 174 quốc gia. Ngay chủ tịch nước Trương Tấn Sang  cũng bị dính lứu trong vụ nhận hối lộ. Bài tường thuật của nhật  báo Frankfurter Rundschau vào ngày 01.08.2014 dưới tít „Những vụ kinh doanh của các nhà in tiền Úc“ cho biết qua tin tức rò rỉ Wikileaks Trương Tấn Sang là một trong 17 quan chức  cấp cao ở Úc,Việt Nam. Mã lai và Nam Dương đã nhận một số tiền rất lớn  từ một công ty Úc.   
 
Qua dữ kiện này, chúng tôi cảm thấy bất bình trước tin các đại diện nước Đức sẽ tiếp kiến Trương Tấn Sang. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đặt hy vọng ở Tổng Thống  nguyên là nhà đối lập ở nhà nước phi pháp Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) cũng như là người kiên trì  bảo vệ nhân quyền  sẽ công khai đòi nhà lãnh đạo cộng sản Trương Tấn Sang phải tôn trọng Nhân Quyền và Dân Quyền. Việt Nam cũng phải có pháp trị, không ai được phép đứng trên luật pháp.
 
Chúng tôi cám ơn sự lưu ý của Tổng Thống. 
 
Trân trọng
Tiến sĩ Dương Hồng-Ân
Điều Hợp Viên –Diễn Đàn Việt Nam 21
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.